Thông báo 231/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 231/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 231/TB-VPCP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Phạm Văn Phượng |
Ngày ban hành: | 31/08/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 231/TB-VPCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2010 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI CUỘC HỌP VỀ CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN
Ngày 16 tháng 8 năm 2010, tại trụ sở Chính phủ, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Tham dự cuộc họp có đại diện: Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Chính sách xã hội và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của các Bộ, cơ quan và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có ý kiến kết luận như sau:
1. Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên (Chương trình) thể hiện quyết tâm lớn trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về thúc đẩy và phát triển giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội. Sau gần 3 năm thực hiện, kể từ ngày Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Tín dụng đối với học sinh, sinh viên được ban hành, mặc dù kinh tế của đất nước đã gặp phải khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Chính phủ vẫn dành nguồn vốn đáng kể để bảo đảm không có học sinh, sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.
Đến nay đã có trên 1,9 triệu học sinh, sinh viên của trên 1,7 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã vay trên 24.000 tỷ đồng – kết quả đó khẳng định hiệu quả và tác dụng của việc triển khai thực hiện chủ trương và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chính phủ, tham gia tích cực của các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể, cũng như việc triển khai nhanh chóng của Ngân hàng Chính sách xã hội và tham gia tích cực của gia đình, các em học sinh, sinh viên thuộc đối tượng vay vốn tín dụng.
2. Tuy nhiên, một số cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương chưa xác định rõ trách nhiệm của mình trong quy trình vay vốn, chưa làm tốt trách nhiệm trong việc xác nhận, lựa chọn đúng đối tượng khó khăn thụ hưởng Chương trình; một số trường, cơ sở dạy nghề còn chưa thực hiện tốt công tác trao đổi thông tin, thống kê số lượng học sinh, sinh viên được vay vốn và việc thực hiện cam kết trả nợ; vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa hiểu hết ý nghĩa của việc sử dụng vốn vay và trách nhiệm hoàn trả cùng gia đình.
3. Trong tháng 10 năm 2010, Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên đánh giá các kết quả đã đạt được, xác định các khó khăn trong triển khai thực hiện chủ trương này, đồng thời đề ra định hướng thực hiện Chương trình đến năm 2014.
4. Để bảo đảm việc triển khai Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên năm học 2010-2011 phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan triển khai ngay một số nội dung cụ thể sau:
a) Bộ Tài chính:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội xác định cụ thể nhu cầu vay của học sinh, sinh viên năm học 2010-2011, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức cho vay phù hợp với mức học phí được điều chỉnh theo nhóm ngành học;
- Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội chuẩn bị tổng kết; tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình và định hướng đến năm 2014 trong tháng 10 năm 2010;
- Chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về kinh phí (5.000 tỷ đồng) mà Ngân hàng Chính sách xã hội đề nghị để có nguồn cho học sinh, sinh viên vay học kỳ I năm học 2010 – 2011; trong Quý IV năm 2010 báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phương án tổng thể về nguồn vốn để thực hiện Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên từ năm 2011 (theo trách nhiệm đã được quy định tại Khoản 1, Điều 13 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Tín dụng đối với học sinh, sinh viên).
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan hoàn thiện Website “Vay vốn đi học” trong tháng 10 năm 2010 để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
c) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành trong Quý III năm 2010 hướng dẫn việc cho vay theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, trước tháng 12 năm 2010, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương án huy động vốn từ nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với thời hạn vay dài, lãi suất hợp lý cho Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị chuyên đề về huy động nguồn vốn cho Chương trình từ sự tham gia của các tổ chức tín dụng.
e) Ngân hàng Chính sách xã hội:
- Điều chỉnh mức cho vay đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay này thấp hơn mức cho vay đối tượng thuộc diện hộ nghèo;
- Thực hiện chỉ cho vay một lần với thời hạn không quá 12 tháng đối với học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính nêu tại Khoản 3, Điều 2 của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Tín dụng đối với học sinh, sinh viên;
- Tổ chức và triển khai việc thu tiền lãi các khoản vay của học sinh, sinh viên đối với những trường hợp có điều kiện và tự nguyện đề nghị trả lãi trong thời gian học sinh, sinh viên đang học;
- Trước ngày 05 tháng 9 năm 2010, phải ban hành quy định về Quy trình Thu hồi nợ để phổ biến đến học sinh, sinh viên và gia đình trước khi nhập học năm học mới và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng Quy trình;
- Trong tháng 9 năm 2010 chủ trì tổ chức các đoàn công tác liên ngành gồm lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, đại diện Ủy ban về Các Vấn đề xã hội của Quốc hội đến kiểm tra đánh giá tại một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về việc triển khai thực hiện Chương trình; diễn biến về đối tượng vay vốn; sự phù hợp của mức vay; khả năng nguồn lực; cơ chế quản lý vốn vay để làm căn cứ xây dựng báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan, tổ chức liên quan biết, thực hiện.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG. CHỦ NHIỆM |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây