Quyết định 54/2014/QĐ-UBND Huế Quy định phân cấp quản lý tài sản Nhà nước

thuộc tính Quyết định 54/2014/QĐ-UBND

Quyết định 54/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý tài sản Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:54/2014/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Trường Lưu
Ngày ban hành:20/08/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

tải Quyết định 54/2014/QĐ-UBND

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

Số: 54/2014/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 08 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

--------------------

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính về quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 12/2012/TT-BTC ngày 6 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 2100/TTr-STC ngày 15 tháng 8 năm 2014 và Báo cáo thẩm định số 802/BC-STP ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2014 và thay thế Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 09/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, các thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính;
- Cục KTVBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TV Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh:
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT và các Phó CT UBND tỉnh:
- Cổng TT ĐT tỉnh, Báo Thừa Thiến Huế;
- Lưu: VT, TC(02). TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trường Lưu

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 54/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định việc phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị) thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đóng trên địa bàn tỉnh đầu tư, mua sắm tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh do ngân sách địa phương đảm bảo.

3. Tài sản nhà nước bao gồm: Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định.

4. Tài sản nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, bao gồm:

a) Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội: Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất, giao ngân sách để các cơ quan, tổ chức đơn vị đầu tư, xây dựng, mua sắm.

b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất, giao ngân sách để các cơ quan, tổ chức đơn vị đầu tư, xây dựng, mua sắm và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

c) Đối với các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tài sản nhà nước là trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất mà nhà nước giao cho các tổ chức quản lý sử dụng.

5. Tài sản nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, bao gồm:

a) Tài sản nhà nước đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quyền sở hữu cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và tài sản mà nhà nước giao cho các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quản lý, sử dụng mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thuộc sở hữu của tổ chức đó.

b) Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia; tài sản sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia (trừ khoản 2 Điều này); tài sản dự trữ quốc gia; tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; tài nguyên thiên nhiên và đất đai khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đối với đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn địa phương thì lĩnh vực mua sắm tài sản để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí của địa phương thực hiện theo quy định này. Các lĩnh vực quản lý tài sản còn lại (điều chuyển, thanh lý, bán, hủy, cho thuê tài sản ...) thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 3. Trình tự, thủ tục, phương thức tổ chức thực hiện việc mua sắm; bàn giao; thuê; điều chuyển; thu hồi; thanh lý; bán; bảo dưỡng; sửa chữa; cho thuê, sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh liên kết tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính; chuyển giao quyền quản lý; hồ sơ quản lý tài sản; quy chế quản lý sử dụng tài sản; chế độ báo cáo; kiểm tra tài sản nhà nước; việc hạch toán các khoản thu, chi liên quan đến việc dùng chung tài sản nhà nước; công khai việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các hoạt động khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính về quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ; Thông tư số 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính về sửa đổi bổ sung Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính; Thông tư số 12/2012/TT-BTC ngày 6/2/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện được nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp và theo Quy định này.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Thẩm quyền quyết định việc đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc và các công trình gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc từ nguồn vốn ngân sách đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 5. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước

1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua sắm sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh đối với các loại tài sản sau:

a) Trụ sở làm việc và các công trình gắn liền với quyền sử dụng đất.

b) Xe ô tô phục vụ công tác, xe ôtô chuyên dùng.

2. Đối với tài sản khác (trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này), thẩm quyền quyết định mua sắm được quy định như sau:

a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua sắm tài sản của các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc UBND tỉnh quản lý có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc danh mục tài sản mua sắm theo phương thức tập trung đối với các loại tài sản có số lượng mua sắm nhiều, tổng giá trị mua sắm lớn và có yêu cầu được trang bị đồng bộ, hiện đại cho các đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh.

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các tài sản quy định tại Khoản 1 và Điểm a, Khoản 2 Điều này.

b) Đối với các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương:

- Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và cấp tương đương quyết định mua sắm tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản từ nguồn ngân sách do các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương trực tiếp quản lý.

- Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và cấp tương đương quyết định mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản từ nguồn ngân sách tại các đơn vị dự toán trực thuộc.

- Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương quyết định mua sắm tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản từ nguồn ngân sách tại đơn vị mình.

Nguồn kinh phí mua sắm: từ nguồn được giao trong dự toán hàng năm trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và chế độ do Nhà nước quy định.

c) Chủ tịch UBND các huyện, các thị xã, thành phố Huế (gọi chung là Chủ tịch UBND cấp huyện) quyết định mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản từ nguồn kinh phí của địa phương trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và chế độ do Nhà nước quy định cho các đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

d) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và tương đương căn cứ dự toán ngân sách được giao, quyết định trang cấp các tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản.

3. Việc mua sắm tài sản không phải là trụ sở làm việc, xe ô tô từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, từ nguồn vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính do thủ trưởng đơn vị quyết định cho phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 6. Thẩm quyền quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thuê trụ sở làm việc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh.

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thuê trụ sở làm việc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

3. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định thuê tài sản (trừ trụ sở làm việc) phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị trong nguồn kinh phí được giao trong năm.

Điều 7. Thẩm quyền quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và bảo dưỡng tài sản

1. Đối với trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc:

a) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc có dự toán dưới 500 triệu đồng, giao cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ dự toán hàng năm được cấp có thẩm quyền giao quyết định các nội dung có liên quan đến việc sửa chữa tài sản.

b) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc có dự toán từ 500 triệu đồng trở lên, thực hiện theo quy định về phân cấp và quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.

2. Đối với tài sản không phải là trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý sử dụng tài sản căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao hàng năm; căn cứ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định hiện hành quyết định chủ trương và chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định của mình.

Điều 8. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản nhà nước

1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thu hồi:

a) Trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất; ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh;

b) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh quản lý.

c) Tài sản của các dự án do UBND tỉnh quản lý đã kết thúc để chuyển giao cho các đơn vị quản lý và sử dụng theo quy định của Nhà nước.

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.

2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thu hồi tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ôtô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh.

3. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thu hồi:

a) Tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ô tô) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

b) Tài sản của các dự án do UBND cấp huyện quản lý đã kết thúc để chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý và sử dụng theo quy định của Nhà nước.

4. Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý.

Điều 9. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước

1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chuyển:

a) Trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ô tô giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

b) Tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh.

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ôtô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh.

3. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ôtô) giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

4. Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

5. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định điều chuyển tài sản trong nội bộ đơn vị được giao quản lý sử dụng.

Điều 10. Thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước

1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bán tài sản:

a) Trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

b) Ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh.

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định bán tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất bao gồm cả quyền sử dụng đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trên 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

3. Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quyết định bán tài sản nhà nước (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất bao gồm cả quyền sử dụng đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính).

4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định bán tài sản nhà nước (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất bao gồm cả quyền sử dụng đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản được giao quản lý, sử dụng. Riêng đối với thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được quyền quyết định bán tài sản nhà nước (trừ trụ sở làm việc, cơ sở sự nghiệp và công trình gắn liền với đất bao gồm cả quyền sử dụng đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng /1 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý.

Điều 11. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước

1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thanh lý:

a) Trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất, ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh (trừ trường hợp ủy quyền cho Sở Tài chính và UBND cấp huyện theo Khoản 2 và Điểm a, Khoản 3 Điều này).

b) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh.

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý:

Tài sản là trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh cụ thể như sau:

a) Trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản.

b) Trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất trong trường hợp sau: phá dỡ để tạo thông thoáng khuôn viên trụ sở làm việc; thanh lý do trụ sở làm việc thuộc lộ giới quy hoạch trên địa bàn, phải di dời và chuyển giao cho Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng địa phương. Thanh lý tài sản là nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất trong trường hợp phá dỡ để cải tạo, đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, kế hoạch, dự án và quyết định đầu tư được duyệt.

3. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thanh lý:

a) Tài sản là trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện, cụ thể như sau:

- Trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản.

- Trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất trong trường hợp sau: phá dỡ để tạo thông thoáng khuôn viên trụ sở làm việc; thanh lý do trụ sở làm việc thuộc lộ giới quy hoạch trên địa bàn, phải di dời và chuyển giao cho Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng địa phương. Thanh lý tài sản là nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất trong trường hợp phá dỡ để cải tạo, đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, kế hoạch, dự án và quyết định đầu tư được duyệt.

b) Tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trên 500 triệu trở lên/1 đơn vị tài sản đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

4. Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh quyết định thanh lý các loại tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính).

5. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định thanh lý các loại tài sản (trừ trụ sở làm việc và công trình gắn liền với đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản được giao quản lý, sử dụng. Riêng đối với thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước (trừ trụ sở làm việc, cơ sở sự nghiệp và công trình gắn liền với đất, ô tô) có nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản được giao quản lý, sử dụng.

Điều 12. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản nhà nước

1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tiêu hủy tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh.

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tiêu hủy tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu trở lên/1 đơn vị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

3. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quyết định tiêu hủy tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định tiêu hủy tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản được giao quản lý, sử dụng.

Điều 13. Thẩm quyền quyết định dùng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh, cho thuê tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính

1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc dùng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh, cho thuê tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cụ thể:

a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, công trình gắn liền với đất; xe ô tô của các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh;

b) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh.

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc dùng tài sản nhà nước (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, công trình gắn liền với đất; ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản vào mục đích sản xuất, kinh doanh, cho thuê tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

3. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quyết định việc dùng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê đối với các tài sản không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Riêng việc thực hiện cho thuê các tài sản trong thời gian ngắn, không liên tục đối với các hạng mục thuộc trụ sở làm việc (hội trường, phòng họp, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm...) và đối với các tài sản khác (máy chiếu, thiết bị âm thanh, máy vi tính...), thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quyết định việc cho thuê đối với các tài sản này.

Điều 14. Thẩm quyền quyết định việc sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính để liên doanh, liên kết

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh để liên doanh, liên kết.

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm quản lý hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

1. UBND tỉnh thống nhất quản lý và phân cấp quản lý đối với tài sản nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định này.

3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chấp hành việc quản lý tài sản nhà nước theo đúng quy định của pháp luật có liên quan và theo phân cấp tại Quy định này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc; các đơn vị phản ảnh về Sở Tài chính để được hướng dẫn hoặc tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị quyết 21/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công, thuê tài sản, khai thác và xử lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ, vật tiêu hao; hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương​

Tài chính-Ngân hàng

văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng