UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN -------- Số: 34/2015/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------------- Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
-------------------------------
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 3057/TTr-STC ngày 07/10/2015; Công văn số 464/STP-XD&KTVB ngày 24/9/2015 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Chính phủ; - Bộ Tư pháp; - Bộ Tài chính; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; - - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - LĐVP: Đ/c Nghĩa; - Trung tâm Thông tin tỉnh; - Lưu: VT, KTTH, KTN, NC, TH. (Trinhnq/QĐ.T11/40b) | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Dương Ngọc Long |
QUY ĐỊNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 34/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương I
Quy định này quy định chi tiết mức trích, nội dung chi và mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy định tại Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính (bao gồm cả trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng đối với dự án đầu tư thuộc Bộ, ngành theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).
1. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện; Trung tâm Phát triển quỹ đất; Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường); Hội đồng thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Các đối tượng khác có liên quan tới việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Chương II
1. Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Đối với các dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án theo khối lượng công việc thực tế, nhưng mức trích tối đa không vượt quá 10% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án đó.
3. Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được chủ đầu tư dự án chuyển cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và cơ quan có liên quan theo Quyết định phê duyệt phương án bồi thường của cấp có thẩm quyền.
4. Mức trích quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được coi như 100% và phân chia tỷ lệ như sau:
a) Trích 91,8% cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường. Nguồn kinh phí này được coi như 100%, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường sử dụng để chi cho những nội dung sau:
- Xác định 10% để dự phòng cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
- Trích 1% tính riêng trên giá trị bồi thường đất chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường để chi cho công tác thẩm định thu hồi đất.
- Kinh phí còn lại được sử dụng để chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định.
b) Trích 7,5% cho Hội đồng thẩm định để chi cho công tác thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
c) Trích 0,7% cho cơ quan tài chính để thẩm định dự toán và quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
* Ví dụ minh hoạ: Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án A là: 100.000 triệu đồng. Giá trị bồi thường đất của dự án là: 50.000 triệu đồng.
- Tổng kinh phí tổ chức thực hiện của dự án (2%) là:
100.000 triệu đồng x (nhân) 2% = 2.000 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí này được coi như 100% và được phân chia như sau:
+ Chi phí tổ chức thực hiện trích cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là: 2.000 triệu đồng x 91,8% = 1.836 triệu đồng. Trong đó:
Giá trị dự phòng được xác định 10% cho công tác cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất là: 1.836 x 10% = 183,6 triệu đồng.
Trích 1% tính riêng trên giá trị bồi thường đất chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường chi cho công tác thẩm định thu hồi đất là:
50.000 triệu đồng x 2% x 91,8% x 1% = 9,18 triệu đồng.
Chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là:
1.836 - 183,6 - 9,18 = 1.643,22 triệu đồng.
+ Trích 7,5% cho Hội đồng thẩm định phương án dự toán bồi thường và tái định cư: 2.000 triệu đồng x 7,5% = 150 triệu đồng.
+ Trích 0,7% cho cơ quan tài chính để thẩm định dự toán và quyết toán chi phí tổ chức thực hiện: 2.000 triệu đồng x 0,7% = 14 triệu đồng.
Tùy theo nguồn kinh phí thu được và kết quả thực hiện công việc, người đứng đầu Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quyết định mức chi cụ thể theo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, nhưng mức chi tối đa không được vượt quá các mức chi quy định sau đây:
1. Chi tuyên truyền, thông báo thu hồi đất và các chế độ, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng liên quan thực hiện quyết định thu hồi đất. Mức chi tối đa là: 150.000 đồng/người/ngày.
2. Chi kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm:
a) Phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai. Mức chi tối đa là: 150.000 đồng/người/ngày.
b) Xác định diện tích đất, kiểm kê số lượng, khối lượng và giá trị nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với đất bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Mức chi tối đa là: 150.000 đồng/người/ngày.
c) Kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể. Mức chi tối đa là: 150.000 đồng/người/ngày.
d) Tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác. Mức chi tối đa là: 150.000 đồng/người/ngày.
3. Chi thuê tư vấn xác định giá trị tài sản trên đất để tính bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (nếu có), căn cứ yêu cầu cụ thể của từng hạng mục công trình cần thuê tư vấn xác định giá theo thực tế, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường ký hợp đồng với cơ quan tư vấn có đủ năng lực để thực hiện việc xác định giá trị tài sản trên đất làm cơ sở tham khảo để lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo quy định.
4. Chi lập, phê duyệt, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán các chỉ tiêu bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến khâu phê duyệt phương án, thông báo công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Mức chi tối đa là: 150.000 đồng/người/ngày.
5. Chi phục vụ việc kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoặc các cơ quan chuyên môn của tỉnh chủ trì. Mức chi tối đa là: 200.000 đồng/người/ngày.
6. Chi thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có). Mức chi tối đa là: 150.000 đồng/người/ngày.
Mức chi nêu tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này là mức chi cho thời gian làm việc trong giờ hành chính theo quy định. Trường hợp làm ngoài giờ, làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ được tính hỗ trợ tiền làm thêm giờ theo quy định hiện hành.
1. Chi phí thông báo, tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Mức chi tối đa là: 150.000 đồng/người/ngày.
2. Các nội dung chi theo quy định tại Điểm b, c, d, đ, e và g Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nhu cầu thực tế và định mức theo quy định của pháp luật, lập dự toán kinh phí phục vụ cho công tác cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gửi cơ quan tài chính thẩm định, trình UBND cùng cấp phê duyệt.
Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất của từng dự án, tiểu dự án được lấy từ nguồn kinh phí cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất được xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 3 Quy định này.
Trường hợp nguồn kinh phí được xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 3 không đủ để thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất thì kinh phí còn thiếu được lấy từ nguồn kinh phí theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1. Nội dung chi cho công tác thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm:
a) Chi họp thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi họp giải quyết vướng mắc và các cuộc họp khác liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng do cơ quan chủ trì thẩm định phương án bồi thường tổ chức họp.
b) Chi trả thù lao làm ngoài giờ cho các thành viên Hội đồng và Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
c) Chi phụ cấp kiêm nhiệm cho thành viên Hội đồng và Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
d) Chi cho công tác phục vụ và các khoản chi khác có liên quan.
2. Mức chi:
Hằng năm, trên cơ sở nguồn kinh phí thu được và dự kiến kết quả công việc của từng dự án, tiểu dự án; cơ quan tài nguyên và môi trường lập dự toán theo từng nội dung chi cụ thể gửi cơ quan tài chính thẩm định, trình UBND cùng cấp phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
Chương III
Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; kinh phí cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Đối với những dự án, tiểu dự án đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo các quy định trước đây, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo Quy định này.
Đối với những dự án, tiểu dự án đang thực hiện dở dang đến ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì phần công việc đã hoàn thành trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo các quy định của pháp luật trước đây; phần công việc phát sinh từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo Quy định này.
1. Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo các quy định đó.
2. Những nội dung chi, khoản chi khác liên quan đến công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không được quy định trong Quy định này được thực hiện theo Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính và các quy định về chế độ tài chính hiện hành.
3. Việc thực hiện thanh, quyết toán các nội dung chi phải có bảng chấm công hoặc các chứng từ phù hợp với từng loại công việc. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc chi trả các khoản chi, báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng quy định.
4. Nguồn kinh phí chi trả cho các thành phần tham gia thực hiện các công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo mức chi tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 lấy từ nguồn kinh phí được trích quy định tại Điều 3 của Quy định này và theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP 15/5/2014 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, UBND các huyện, thành phố, thị xã gửi văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, kịp thời điều chỉnh bổ sung theo quy định./.