Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định chỉ tiêu an toàn tài chính
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tải về
thuộc tính Thông tư
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Chứng khoán | Loại dự thảo: | Thông tư |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Tài chính | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Nội dung tóm lược
Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 87/2017/TT-BTC về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoáng không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính quy định:
Hàng ngày, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính cho thời điểm kết thúc ngày giao dịch và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả tính toán.
Tải Thông tư
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH
Số: /2019/TT-BTC DỰ THẢO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 87/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính
----------------
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mốt số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
Căn cứ Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 87/2017/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 87/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính như sau:
1. Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi như sau:
“ 1. Hàng ngày, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính cho thời điểm kết thúc ngày giao dịch và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả tính toán.”
2. Bổ sung điểm e khoản 5 Điều 5 như sau:
“ e) Các hợp đồng, giao dịch nêu tại điểm k khoản 1 Điều 10 Thông tư này.”
3. Bổ sung điểm d khoản 3 Điều 6 như sau:
“ d) Các hợp đồng, giao dịch nêu tại điểm k khoản 1 Điều 10 Thông tư này.”
4. Điểm d khoản 2 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“ Tiền, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn, công cụ chuyển nhượng, các loại giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán;”
5. Khoản 8 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“ Công ty chứng khoán phải tính giá trị rủi ro thị trường đối với chứng quyền có bảo đảm đang lưu hành do công ty chứng khoán phát hành. Giá trị rủi ro này được xác định theo công thức sau:
Giá trị rủi ro thị trường =
Trong đó:
Po: là giá bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong 05 ngày giao dịch liền trước ngày tính toán.
Qo: là số lượng chứng quyền đang lưu hành của công ty chứng khoán.
k : là tỷ lệ chuyển đổi
P1: là giá của chứng khoán cơ sở được xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này
Q1: là số lượng chứng khoán cơ sở mà công ty chứng khoán dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán chứng quyền có bảo đảm do mình phát hành
r : là hệ số rủi ro thị trường của chứng quyền được xác định theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này
MD: là giá trị ký quỹ khi công ty chứng khoán phát hành chứng quyền có bảo đảm. ”
6. Khoản 1, khoản 5 và khoản 10 Điều 10 được sửa đổi như sau:
“1. Kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch sau:
a) Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành;
b) Hợp đồng vay, mượn chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán phù hợp với quy định pháp luật;
d) Hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán phù hợp với quy định pháp luật;
đ) Hợp đồng cho vay mua ký quỹ chứng khoán phù hợp với quy định pháp luật;
e) Hợp đồng bảo lãnh phát hành ký với các tổ chức khác trong tổ hợp bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là tổ chức bảo lãnh phát hành chính;
g) Các khoản phải thu khách hàng trong hoạt động môi giới bán chứng khoán; phải thu từ hoạt động quản lý quỹ, ủy thác danh mục đầu tư;
h) Các khoản phải thu trái phiếu đã đáo hạn, các giấy tờ có giá, công cụ nợ đã đáo hạn mà chưa được thanh toán;
i) Tài sản quá thời hạn chuyển giao, kể cả chứng khoán trong hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán của khách hàng trong hoạt động môi giới chứng khoán;
k) Các hợp đồng, giao dịch, các khoản sử dụng vốn ngoài các giao dịch, hợp đồng được ghi nhận ở các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này; Các khoản phải thu từ mua bán nợ với đối tác giao dịch không phải Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC).
5. Trừ giao dịch, hợp đồng quy định tại điểm k khoản 1, điểm b khoản 10 Điều này, tổ chức kinh doanh chứng khoán được điều chỉnh giảm trừ phần giá trị tài sản đảm bảo của đối tác, khách hàng khi xác định giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp các hợp đồng, giao dịch này đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Đối tác, khách hàng có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và tài sản bảo đảm là tiền, các khoản tương đương tiền, giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng trên thị trường tiền tệ, chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Tổ chức kinh doanh chứng khoán có quyền định đoạt, quản lý, sử dụng, chuyển nhượng tài sản bảo đảm trong trường hợp đối tác không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn đã thỏa thuận tại các hợp đồng.
10. Giá trị rủi ro thanh toán đối với các trường hợp khác được xác định như sau:
a) Đối với các giao dịch, hợp đồng được quy định tại điểm k khoản 1 Điều này được xác định theo công thức sau:
Giá trị rủi ro thanh toán = 150% x Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán.
b) Đối với các khoản tạm ứng có thời gian hoàn ứng còn lại dưới 90 ngày được xác định theo công thức sau:
Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán | Hệ số rủi ro | Giá trị rủi ro thanh toán | |
Giá trị toàn bộ các khoản tạm ứng | chiếm từ 0% đến 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm tính toán | 0% | Giá trị rủi ro thanh toán = Hệ số rủi ro x Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán |
chiếm từ trên 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm tính toán | 150% |
7. Ban hành kèm theo Thông tyw này Phụ lục I, II, III, IV, V, VI thay thế Phụ lục I, II, III, IV, V, VI ban hành kèm theo Thông tư số 87/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2020. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; | BỘ TRƯỞNG
Đinh Tiến Dũng |
Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung |
văn bản tiếng việt
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!