Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư về quản lý tài chính Ngân hàng Phát triển Việt Nam
thuộc tính Thông tư
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
Loại dự thảo: | Thông tư |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Tài chính |
Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Nội dung tóm lược
Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 111/2007/TT-BTC ngày 12/9/2007 của Bộ Tài chính; sửa đổi về tổng lãi thực trả cho việc huy động các nguồn vốn; sửa đổi về tổng số thu nợ lãi cho vay...Tải Thông tư
BỘ TÀI CHÍNH---------- Số: /2020/TT-BTC DỰ THẢO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- Hà Nội, ngày tháng năm 2020
|
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Thông tư số 67/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 03 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 67/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Thông tư số 67/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
1. Gạch đầu dòng thứ nhất Tiết b Điểm 3.2 Khoản 3 Phần V được sửa đổi như sau:
“Tổng lãi thực trả cho việc huy động các nguồn vốn là tổng số lãi thực trả để huy động các nguồn vốn phải trả lãi không bao gồm lãi thực trả để huy động các nguồn vốn sau: nguồn vốn ODA, vốn nhận ủy thác của địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phần nguồn vốn tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác (không bao gồm tồn quỹ phần nguồn vốn ODA, vốn nhận ủy thác của địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) (sau đây gọi tắt là tồn quỹ) vượt 7% tính trên dư nợ cho vay bình quân. Trong đó lãi suất để xác định lãi thực trả cho phần nguồn vốn tồn quỹ vượt 7% tính trên dư nợ cho vay bình quân (nếu có) được xác định trên cơ sở lãi suất bình quân các nguồn vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.”
2. Đoạn thứ 3 Tiết c Điểm 3.2 Khoản 3 Phần V được sửa đổi như sau:
“Tổng số thu nợ lãi cho vay là lãi thực thu được (kể cả lãi trong hạn và lãi quá hạn) từ hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; lãi phạt thực thu được từ các dự án được bảo lãnh nhưng không trả nợ đúng hạn buộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải trả nợ thay và số lãi tiền gửi thực thu được từ phần nguồn vốn tồn quỹ theo mức thực tế nhưng tối đa không vượt 7% tính trên dư nợ cho vay bình quân.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Thông tư số 67/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2016 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
“2. Tiết b Điểm 3.2 Khoản 3 Phần V được bổ sung gạch đầu dòng thứ ba như sau:
- Khi tính toán tổng nguồn vốn thực tế làm căn cứ tính cấp bù chênh lệch lãi suất, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được loại trừ:
+ Số vốn thực tế đã sử dụng để đầu tư, mua sắm tài sản cố định (nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo mức thực tế nhưng tối đa không vượt quá 30% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ phản ánh trên sổ sách kế toán của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
+ Nguồn vốn ODA, vốn nhận ủy thác của địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vốn Nhà nước chuyển sang để thực hiện khoanh nợ, xóa nợ cho khách hàng theo quyết định của Chính phủ, các nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động không được cấp bù chênh lệch lãi suất.
+ Tồn quỹ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Trường hợp tồn quỹ vượt 7% dư nợ cho vay bình quân, khi xác định chênh lệch thu - chi phải loại trừ tổng tiền lãi huy động phải trả đối với phần tồn quỹ vượt quá 7% dư nợ cho vay bình quân và được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất bình quân các nguồn vốn huy động với lãi suất tiền gửi bình quân ”.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2020. Việc quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất được thực hiện theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư này kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành.
2. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển, chủ đầu tư các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước, - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Công báo; - Website Chính phủ, Bộ Tài chính; - UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, TCNH (5). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải
|