Dự thảo Thông tư sửa đổi về cấp giấy phép hoạt động tổ chức tín dụng
thuộc tính Thông tư
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
Loại dự thảo: | Thông tư |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Nội dung tóm lược
Dự thảo Thông tư sửa đổi các Thông tư về ấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo đó, khi chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không phải gửi văn bản lấy ý kiến của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại đặt trụ sở chính (đối với địa bàn tỉnh, thành phố nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) về tình hình hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lạiNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------ |
DỰ THẢO | Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về việc
cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
Căn cứ Nghị định số …/2019/NĐ-CP ngày …/…/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Khoản 5 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn trong việc chấp hành quy định tại Thông tư này.”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
1. Khoản 2 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của tổ chức tài chính vi mô trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan”.
2. Khoản 1 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan”.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05/9/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
“Điều 8. Thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung hồ sơ.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn tối đa 45 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nộp lại bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này để Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, văn bản trả lời tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu rõ lý do.”
2. Bổ sung Điều 8a vào sau Điều 8 như sau:
“Điều 8a. Thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ đối tượng quy định tại Điều 8 Thông tư này)
1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ đối tượng quy định tại Điều 8 Thông tư này) lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến đặt trụ sở chính. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung hồ sơ.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn tối đa 45 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn này, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nộp lại bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này để Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, văn bản trả lời chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu rõ lý do.”
3. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kịp thời thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ đối tượng quy định tại Điều 8 Thông tư này) kịp thời thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Những thay đổi liên quan đến việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của nhân sự dự kiến được bầu, bổ nhiệm phát sinh trong quá trình Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự;
b) Những thay đổi liên quan đến việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của nhân sự dự kiến được bầu, bổ nhiệm phát sinh trong thời gian kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự cho đến khi nhân sự được bầu, bổ nhiệm.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bầu, bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản thông báo cho Ngân hàng Nhà nước danh sách những người được bầu, bổ nhiệm theo mẫu Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
b) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ đối tượng quy định tại Điều 8 Thông tư này): gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính.”.
4. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô theo quy định, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm là đầu mối đánh giá việc đáp ứng hồ sơ, tiêu chuẩn, điều kiện của nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này; lấy ý kiến đơn vị liên quan; tổng hợp và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.
5. Khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Tiếp nhận, rà soát thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Trường hợp phát hiện sai sót, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý hoặc đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biện pháp xử lý”.
6. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước chi nhánh
1. Ngân hàng nhà nước chi nhánh có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
2. Tiếp nhận, rà soát thông báo của chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Trường hợp phát hiện sai sót, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu tổ chức tín dụng xử lý hoặc đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biện pháp xử lý nếu vượt thẩm quyền.”.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2018/TT-NHNN ngày 14/9/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân
1. Hủy bỏ điểm c (iii) khoản 1 Điều 13.
2. Điểm d khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị. Quá thời hạn này, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh coi như đơn vị không có ý kiến phản đối”.
3. Điểm c khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản lấy ý kiến của:
(i) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính về việc giải thể, thu hồi Giấy phép; ảnh hưởng của việc giải thể, thu hồi Giấy phép đối với sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn;
(ii) Ngân hàng hợp tác xã về ảnh hưởng của việc giải thể, thu hồi Giấy phép”.
4. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tổ giám sát thanh lý gồm tối thiểu 05 thành viên bao gồm đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.”.
5. Điểm d khoản 1 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Thanh tra các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong việc thực hiện tổ chức lại theo đúng các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan”.
6. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 32. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Đầu mối tiếp nhận báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về tình hình chấp thuận tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này.
2. Đầu mối tham mưu, trình Thống đốc quyết định việc sửa đổi, bổ sung quy định có liên quan đến tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản quỹ tín dụng nhân dân.
3. Đầu mối tham mưu, trình Thống đốc trong việc xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này”.
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Điều 6. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ..... tháng ... năm ..../.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, PC. | THỐNG ĐỐC
|