Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tải về
thuộc tính Nghị định
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng | Loại dự thảo: | Nghị định |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Tài chính | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Nội dung tóm lược
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; sửa đổi quy trình thẩm định cho vay lại đối với UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp...Tải Nghị định
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2020/NĐ-CP DỰ THẢO | Hà Nội, ngày tháng năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP
ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
của Chính phủ
---------------------------
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 16 như sau:
“a) Trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 120% (một trăm hai mươi phần trăm) trị giá gốc của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp.
b) Trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 100% (một trăm phần trăm) trị giá gốc của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập.
Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay giảm thấp hơn so với mức quy định tại điểm a) và điểm b) nêu trên, bên vay lại có trách nhiệm bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo mức tối thiểu nêu trên.”
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 như sau:
“Không yêu cầu bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại.”
3. Hủy bỏ khoản 3 Điều 17
4. Sửa đổi điểm a) khoản 1 Điều 21 như sau:
“a) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi.”
5. Bổ sung điểm c) khoản 2 Điều 21 như sau:
“c) Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên, tỷ lệ vay lại 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư.
d) Trường hợp đặc biệt khác, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỉ lệ cho vay lại phù hợp.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
1. Đối với cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Địa phương gửi báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án kèm hồ sơ thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 (trừ các tài liệu quy định tại điểm b) khoản 1 Điều 27 Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018), đồng gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách địa phương.
b) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo kết quả thẩm định cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
c) Sau khi dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cho vay lại cùng với việc đàm phán, ký kết thỏa thuận vay theo quy định tại Nghị định về quản lý nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
d) Trường hợp chương trình, dự án đã được điều chỉnh chủ trương đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi các tài liệu thẩm định quy định tại điểm b) khoản 1 Điều 27 Nghị định Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 cho Bộ Tài chính để cập nhật lại khả năng trả nợ của ngân sách địa phương.
đ) Trường hợp kết quả cập nhật lại cho thấy ngân sách địa phương không đủ khả năng trả nợ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ không đàm phán, ký kết khoản vay nước ngoài. Trường hợp kết quả cập nhật lại cho thấy ngân sách địa phương đủ khả năng trả nợ, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cho vay lại và quyết định việc đàm phán, ký kết thỏa thuận vay theo quy định tại Nghị định về quản lý nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
2. Đối với cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp:
a) Sau khi dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người đại diện có thẩm quyền của bên vay lại gửi cơ quan thẩm định cho vay lại, đồng gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị thẩm định cho vay lại, kèm theo hồ sơ thẩm định theo quy định tại Điều 27 Nghị định này. Người quyết định đầu tư đối với dự án vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài khi phê duyệt dự án đầu tư cần đảm bảo phương án hoàn trả vốn vay có căn cứ và có tính khả thi cao.
b) Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định cho vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo thẩm định. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định cho vay lại, trong trường hợp đủ điều kiện vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cho vay lại cùng với việc đàm phán, ký kết thỏa thuận vay theo quy định tại Nghị định về quản lý nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Trường hợp không đủ điều kiện vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ không phê duyệt việc cho vay lại và không đàm phán, ký kết khoản vay nước ngoài.
3. Cơ quan thẩm định cho vay lại chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cho vay lại. Bên vay lại chịu trách nhiệm về tài liệu, số liệu báo cáo, cung cấp trong hồ sơ thẩm định.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2020.
2. Điều khoản chuyển tiếp:
a) Các quyết định của cấp có thẩm quyền về tỉ lệ cho vay lại đối với các chương trình, dự án đã được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
b) Trị giá tài sản đảm bảo tiền vay tối thiểu đối với cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập và được áp dụng theo Nghị định này đối với các hợp đồng cho vay lại chưa được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
c) Quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này được áp dụng cho cả các hợp đồng cho vay lại chưa được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ
Nguyễn Xuân Phúc |
văn bản tiếng việt
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!