Công văn 9962/BTC-QLN của Bộ Tài chính về việc tình hình trả nợ của các dự án xi măng vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và cho vay

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 9962/BTC-QLN

Công văn 9962/BTC-QLN của Bộ Tài chính về việc tình hình trả nợ của các dự án xi măng vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và cho vay
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:9962/BTC-QLNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trương Chí Trung
Ngày ban hành:27/07/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Công nghiệp, Xây dựng
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
---------------------
Số: 9962/BTC-QLN
V/v: Tình hình trả nợ của các dự án xi măng vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và cho vay
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2011
 
 
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
 
 
Thời gian gần đây, Bộ Tài chính đã nhận được nhiều công văn của chủ đầu tư và cơ quan chủ quản của một số dự án xi măng vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn trả nợ thay các dự án này với tư cách là người bảo lãnh. Về vấn đề này, Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình chung các dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh và cho vay lại như sau:
1. Tình hình trả nợ của các dự án xi măng vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và cho vay lại:
Tính đến nay, tổng số có 16 dự án xi măng (đầu tư nhà máy và trạm nghiền) đầu tư từ nguồn vay nước ngoài được Chính phủ cấp bảo lãnh, trong đó có 15 dự án cấp bảo lãnh qua Bộ Tài chính với tổng số vốn vay nước ngoài là 1,365 tỷ USD và 1 dự án được cấp qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (dự án Xi măng Hoàng Mai) với số vốn vay nước ngoài khoảng 0,31 tỷ USD (thông tin các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và cho vay lại cho các dự án xi măng được kê chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm).
Tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ cấp bảo lãnh cho các dự án xi măng là 1,675 tỷ USD, tương đương 17,92% tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
Tổng dư nợ còn lại của các dự án này đến 31/6/2011 là 988,63 triệu USD.
Trong số các dự án nêu trên, đến nay có 4 dự án đã và đang gặp khó khăn về trả nợ, cụ thể như sau:
a) Dự án Xi măng Hoàng Mai có tổng vốn đầu tư là 231,62 triệu USD (tương đương 2.800 tỷ VNĐ) được huy động từ các nguồn vốn vay nước ngoài (Ngân hàng Societe Generale (Pháp) do Chính phủ bảo lãnh - 109 triệu EUR, Marubeni Hồng Kông – 25 triệu USD, Quỹ Ko-oét - 2,659 triệu USD) và vay trong nước.
Dự án chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2002 và ngay từ đó, Công ty đã gặp khó khăn trả nợ. Bộ Tài chính đã phải ứng trả thay và công ty nhận nợ với số tiền gần 26 triệu EUR trong đó 22 triệu là gốc và khoảng 4 triệu là lãi hóa gốc.
Tuy nhiên, sau đó dự án vẫn tiếp tục gặp khó khăn trả nợ cho Bộ Tài chính và Công ty đã đề nghị cơ cấu lại khoản nợ này.
Trên cơ sở phương án cơ cấu nợ do Bộ Tài chính đề xuất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hỗ trợ tài chính từ Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), Công ty Xi măng Nghệ An đã cổ phần hóa và đến nay đang thực hiện trả nợ cho Bộ Tài chính theo lịch trả nợ mới sau cơ cấu.
b) Dự án Xi măng Tam Điệp có tổng vốn đầu tư là 3.080 tỷ VNĐ, huy động từ 100% vốn vay, trong đó vay Deutsche Bank AG London do Chính phủ bảo lãnh 87 triệu USD, vay lại vốn vay ưu đãi của Chính phủ từ Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu – NIB 25 triệu USD và vay trong nước. Mặc dù được phê duyệt đầu tư từ 1996 và ký hiệp định vay vốn từ 1999 nhưng đến quí II/2005 dự án mới chính thức đi vào hoạt động.
Trong 16 kỳ trả gốc và lãi của khoản vay Deutsche Bank đến nay, Công ty đã thực hiện trả 14 kỳ, 2 kỳ còn lại Bộ Tài chính phải ứng vốn trả thay với tổng số tiền là 10 triệu USD do Công ty không trả được nợ.
Đối với phần vốn vay lại từ nguồn của NIB, Công ty cũng gặp khó khăn trả nợ từ 2010 và hiện đang xin cơ cấu lại các khoản nợ này. Với tư cách là Bên vay, Bộ Tài chính vẫn phải thực hiện trả nợ cho nước ngoài.
Năm 2010, để xử lý khó khăn cho dự án, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cơ cấu lại tài chính cho Công ty xi măng Tam Điệp: chuyển toàn bộ số nợ vay của TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam thành vốn Ngân sách Nhà nước cấp; cấp bổ sung vốn điều lệ. Tuy nhiên, Công ty vẫn khó khăn về tài chính, lỗ lũy kế đến 31/12/2010 dự kiến là 370 tỷ VNĐ.
Do vậy, hiện nay Công ty tiếp tục đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn trả cho Deutsche Bank kỳ hạn 7/7/2011 với số tiền là 4.554.958,74 USD. Hiện Bộ Tài chính đang làm thủ tục ứng vốn trả nợ thay cho Dự án theo quy định tại Nghị định 15/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ (Nghị định 15/2011/NĐ-CP).
c) Dự án xi măng Thái Nguyên thuộc Tổng công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), có tổng vốn đầu tư là 3.536 tỷ VNĐ, hình thành chủ yếu từ các nguồn vốn vay trong và ngoài nước, trong đó có khoản vay của BNP Paribas do Chính phủ bảo lãnh trị giá 58,9 triệu EUR và khoản vay lại vốn OCR của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 20 triệu USD.
Đối với khoản vay BNP Paribas, VINAINCON đã thu xếp trả 2 kỳ đầu tiên theo lịch trả nợ với tổng số tiền là 7,86 triệu EUR. Tuy nhiên, theo báo cáo của VINAINCON, Dự án bị triển khai chậm tiến độ (hiện đang trong giai đoạn chạy thử và dự kiến quí III/2011 mới đi vào hoạt động chính thức) nên chưa có nguồn thu để trả nợ. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của VINAINCON đang gặp khó khăn. Với tình hình tài chính hiện tại, VINAINCON không có khả năng thanh toán được các khoản nợ quá hạn, đến hạn và lãi vay trong năm 2011. (Năm 2011, VINAINCON lỗ kế hoạch khoảng 352 tỷ VNĐ, dòng tiền thu được để trả nợ khoảng 70 tỷ VNĐ, không cân đối được vốn để trả nợ cho Dự án).
Vì vậy, VINAINCON đã có công văn đề nghị Bộ Tài chính trả thay kỳ hạn 13/7/2011 với số tiền là 4.245.769,75 EUR với tư cách là người bảo lãnh. Hiện Bộ Tài chính đang làm thủ tục ứng vốn trả nợ thay cho Dự án theo quy định tại Nghị định 15/2011/NĐ-CP.
d) Dự án xi măng Đồng Bành có tổng mức đầu tư là 1.505 tỷ VNĐ, trong đó sử dụng vốn vay của Ngân hàng ANZ (45 triệu USD) do Chính phủ bảo lãnh và vay trong nước. Dự án xây dựng từ 2005, đến 31/12/2010 đã đi vào hoạt động chính thức.
Công ty cổ phần xi măng Đồng Bành cũng đã có công văn báo cáo tình hình dự án, sản xuất, tài chính của Công ty. Theo đó, hiện Công ty đang gặp khó khăn do cổ đông không góp vốn theo cam kết và việc quản lý vận hành nhà máy yếu dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc trả nợ. Vì vậy, Công ty đề nghị được vay vốn của Bộ Tài chính (Quỹ tích lũy trả nợ) để trả nợ cho chủ nợ nước ngoài (ANZ) cho kỳ hạn đầu tiên vào ngày 25/8/2011 với số tiền là 3.493.633 USD.
2. Đánh giá tình hình trả nợ các dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh và cho vay lại:
Các dự án xi măng vay vốn để đầu tư chủ yếu trong giai đoạn 1998-2007. Các khoản vay nước ngoài đến nay đã được giải ngân xong và bắt đầu đến hạn trả nợ. Tuy một số dự án xi măng đã đi vào hoạt động và có dòng tiền tốt, có khả năng trả nợ (như dự án xi măng Thăng Long, xi măng Nghi Sơn, …) nhưng nhiều dự án khác đang trong giai đoạn hoàn thiện để đưa vào hoạt động. Đây là giai đoạn các dự án tương đối khó khăn trong việc thu xếp nguồn trả nợ.
Đến nay, đã có 4/16 dự án gặp khó khăn và đã phải xử lý cơ cấu nợ hoặc Bộ Tài chính ứng vốn trả nợ. Hai dự án đã được cơ cấu tài chính nhưng chỉ có 1 dự án trả nợ đều, dự án còn lại vẫn còn khó khăn trả nợ. Ngoài ra, tiếp tục có thêm 2 dự án khác bắt đầu gặp khó khăn.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính thấy rằng con số nêu trên chưa thực sự phản ánh hết mức độ rủi ro trong trả nợ của các dự án xi măng do những nguyên nhân cơ bản như sau:
- Đối với nhiều dự án, những năm vừa qua là thời gian xây dựng, nghĩa vụ trả nợ của dự án chủ yếu là lãi vay. Tới đây, nghĩa vụ trả nợ gốc tăng dần. Với những dự án mới đi vào hoạt động, 3-5 năm đầu sẽ không cân đối đủ nguồn tiền để trả nợ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay khi Chính phủ đang chủ trương cắt giảm đầu tư; giá nguyên, nhiên vật liệu, chi phí đầu vào, tỷ giá ngoại tệ tăng cao, khấu hao lớn, thương hiệu sản phẩm chưa mạnh để cạnh tranh với các thương hiệu truyền thống lâu năm.
- Đại đa số các dự án triển khai thực hiện trước khi có Quy chế về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài (Quyết định 272/2006/QĐ-TTg ngày 28/11/2006 và nay là Nghị định 15/2011/NĐ-CP ngày 16/2/2011), nên không thực hiện yêu cầu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng mức đầu tư. Tỷ lệ vốn vay/ vốn chủ sở hữu của các dự án lớn (ví dụ cả 4 dự án nêu trên đều vay 100% để đầu tư) nên nguồn vốn trả nợ trong giai đoạn đầu chỉ có thể trông chờ vào hỗ trợ của cơ quan chủ quản.
- Tỷ lệ vốn vay bằng ngoại tệ để đầu tư cho dự án lớn trong khi tỷ giá biến động nhiều từ khi ký vay đến khi trả nợ dẫn đến dự án tăng suất đầu tư, mất cân đối về nguồn vốn trả nợ.
- Tiến độ thực hiện dự án bị chậm do nguyên nhân khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả và việc trả nợ của dự án.
- Năng lực và khả năng quản lý dự án của các chủ dự án và cơ quan chủ quản hạn chế.
- Quy hoạch đầu tư của ngành xi măng chưa khoa học, dẫn đến tình trạng có những khu vực, địa phương tập trung nhiều dự án xi măng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của các dự án và tình trạng thừa công suất so với nhu cầu trong nước.
- Vai trò của cơ quan chủ quản còn hạn chế, nhiều bộ ngành, địa phương đầu tư dự án nhưng công tác quản lý chưa chặt chẽ, sát sao.
Theo nhận định của Bộ Tài chính, trong vòng 3 đến 5 năm tới đây sẽ có thêm nhiều dự án xi măng gặp khó khăn về trả nợ do nhiều khả năng kết quả kinh doanh của các dự án không thực sự khả quan, dẫn tới mất cân đối về nguồn trả nợ vốn vay. Dự báo trong thời gian này, hàng năm, Quỹ tích lũy trả nợ có thể phải bố trí từ 30-40 triệu USD/năm để trả nợ thay cho các dự án xi măng.
3. Kiến nghị:
Xuất phát từ tình hình trên, để tránh tình trạng dồn gánh nặng trả nợ thay cho các dự án xi măng lên Ngân sách Nhà nước, đồng thời không để xảy ra tình trạng chậm trả nợ làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án, cơ quan chủ quản của các dự án này trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Bộ Tài chính xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như sau:
a) Đối với các dự án đang và sẽ đưa vào hoạt động trong thời gian giới:
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ/ngành chủ quản, các địa phương và đại diện chủ sở hữu tăng cường giám sát tiến độ đưa nhà máy vào hoạt động, rà soát lại kế hoạch đầu tư, kế hoạch sản xuất – kinh doanh, có các giải pháp tăng cường năng lực quản lý và nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn vay bằng cách tiến hành cổ phần hóa, bán bớt vốn thuộc sở hữu nhà nước,… chủ động sắp xếp, cân đối nguồn tiền để trả nợ, tránh ỷ lại và dồn gánh nặng trả nợ thay lên Ngân sách nhà nước.
b) Về rà soát lại quy hoạch phát triển ngành xi măng:
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng cùng các Bộ, ngành địa phương khẩn trương hoàn tất việc rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng quốc gia như Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu để có căn cứ xem xét triển khai đầu tư trong thời gian tới.
Trong thời gian tới đây, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ dừng không xem xét, phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh mới hoặc vay mới cho các dự án đầu tư nhà máy xi măng như Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 199/BTC-QLN ngày 9/6/2010 của Bộ Tài chính về tình hình cấp bảo lãnh Chính phủ và định hướng cấp bảo lãnh Chính phủ năm 2010 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về quy hoạch phát triển ngành xi măng.
Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các kiến nghị trên, Bộ Tài chính chủ động thu xếp nguồn vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ để ứng trả thay các dự án được Chính phủ bảo lãnh gặp khó khăn trong 3 kỳ trả nợ. Trường hợp dự án vẫn gặp khó khăn, hoạt động kém không có nguồn trả nợ sau khi Bộ Tài chính đã ứng trả 3 kỳ hoặc ứng trả hết, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với đại diện chủ sở hữu, cơ quan chủ quản cấp trên đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp (cơ cấu lại tài chính, sở hữu, quản trị, xử lý tài sản thế chấp,…) trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đúng quy định tại Điều 18 Nghị định 15/2011/NĐ-CP.
Bộ Tài chính xin báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Xây dựng;
- TCT Xi măng VN;
- Cục TCDN;
- Lưu: VT, QLN
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi