Công văn 920/TCT-CS 2016 của Tổng cục Thuế về việc trích lập dự phòng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 920/TCT-CS

Công văn 920/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc trích lập dự phòng
Cơ quan ban hành: Tổng cục ThuếSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:920/TCT-CSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Quý Trung
Ngày ban hành:09/03/2016Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
Số: 920/TCT-CS
V/v: Trích lập dự phòng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội , ngày 09 tháng 03 năm 2016
 
 
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội
 
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 77384/CT-TTr1 ngày 8/12/2015 của Cục Thuế thành phố Hà Nội trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 và Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT- BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nếu doanh nghiệp có khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, được ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác; khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Theo công văn của Cục Thuế trình bày thì Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Thành Nam chỉ ký hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp đồng với cá nhân để được quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, căn hộ, biệt thự và Công ty đã chuyển tiền cho các cá nhân, trong khi hồ sơ trích lập dự phòng liên quan đến các cá nhân nên khó khăn cho việc đối chiếu xác định tính pháp lý của hồ sơ.
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc doanh nghiệp được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nếu doanh nghiệp có khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định. Theo đó, đối với trường hợp Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Thành Nam có khoản nợ phải thu của các cá nhân, nếu hồ sơ liên quan đến việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của các cá nhân này chưa đầy đủ và chưa đủ tính pháp lý thì chưa có đủ cơ sở để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định.
Tổng cục Thuế thông báo Cục Thuế thành phố Hà Nội biết./.
 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCTr Cao Anh Tuấn (để báo cáo);
- Vụ PC-TCT;
- Lưu VT, CS (3b).
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Quý Trung
 
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi