Công văn 7078/BTC-KBNN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục ngân sách Nhà nước

thuộc tính Công văn 7078/BTC-KBNN

Công văn 7078/BTC-KBNN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục ngân sách Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:7078/BTC-KBNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Hồng Hà
Ngày ban hành:30/05/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 7078/BTC-KBNN
V/v: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục NSNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2017

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Thực hiện quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính đã ban hành Hệ thống Mục lục NSNN tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016. Thông tư số 324/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành áp dụng cho năm ngân sách 2017 đối với Bảng chuyển đổi từ công năng chính của dự án đầu tư của ngành, lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg và lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 sang mã số nhiệm vụ chi áp dụng cho năm ngân sách 2017 (Bảng số 01/BCĐ); có hiệu lực toàn bộ từ năm 2018 và thay thế Hệ thống Mục lục NSNN ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Để tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán ngân sách các cấp, đối tượng nộp thuế và các cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc Nhà nước, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, thu nộp NSNN các cấp thống nhất thực hiện trong công tác lập dự toán, phân bổ giao dự toán, chấp hành dự toán và kế toán, quyết toán thu, chi NSNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về thực hiện Mục lục NSNN như sau:

Hệ thống Mục lục NSNN là bảng phân loại các khoản thu, chi NSNN theo hệ thống tổ chức nhà nước, lĩnh vực chi NSNN, ngành kinh tế và các mục đích kinh tế - xã hội do Nhà nước thực hiện, nhm phục vụ cho công tác lập, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN và phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính thuộc khu vực nhà nước.

I. Về hiệu lực thực hiện

1. Đối với ngân sách năm 2017

Thực hiện theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành hệ thống Mục lục NSNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Do dự toán Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định theo lĩnh vực chi quy định tại Luật NSNN số 83/2015/QH13, nên việc chuyển đổi mã số hạch toán ngành, lĩnh vực đầu tư theo Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 và lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 sang danh mục mã số nhiệm vụ chi áp dụng riêng cho năm ngân sách 2017 được thực hiện theo Bảng chuyển đổi số 01/BCĐ kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định Hệ thống Mục lục NSNN.

2. Từ ngân sách năm 2018

Thực hiện theo các quy định của Thông tư số 324/2016/TT-BTC , không thực hiện hạch toán mã nhiệm vụ chi theo Bảng chuyển đổi số 01/BCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC. Việc chuyển đổi mã số hạch toán ngành, lĩnh vực đầu tư theo Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 và lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 sang danh mục mã số Loại, Khoản được thực hiện theo Bảng chuyển đổi số 02/BCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC .

Việc quyết định, phân bổ, giao, hạch toán dự toán của từng lĩnh vực chi NSNN theo loại, khoản thực hiện theo Bảng chuyển đổi từ công năng chính của dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg và lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 sang danh mục mã số Loi, Khoản theo Thông tư này áp dụng từ ngân sách năm 2018 quy định tại Bảng chuyển đổi số 02/BCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC .

II. Mã Chương

Phân loại mục lục NSNN theo Chương là phân loại dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được giao tổ chức, quản lý ngân sách riêng nhằm xác định trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức đó đối với NSNN. Trong các Chương, có một số Chương đặc biệt dùng để phản ánh nhóm tổ chức, nhóm cá nhân có cùng tính chất, nhưng không thuộc cơ quan chủ quản.

- Mã chương được mã số hóa 3 ký tự và được chia làm 4 khoảng, tương ứng với 4 cấp quản lý:

+ Các số có giá trị từ 001 đến 399 dùng để mã số hóa các cơ quan, tổ chức thuộc trung ương quản lý;

+ Các số có giá trị từ 400 đến 599 dùng để mã số hóa các cơ quan, tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý;

+ Các số có giá trị từ 600 đến 799 dùng để mã số hóa các cơ quan, tổ chức thuộc cấp huyện quản lý;

+ Các số có giá trị từ 800 đến 989 dùng để mã số hóa các cơ quan, tổ chức thuộc cấp xã quản lý.

- Đối với các khoản thu NSNN do cơ quan thuế, cơ quan hải quan quản lý, mã chương được xác định là mã của đơn vị chủ quản của đơn vị có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm quản lý, nộp NSNN; các khoản nợ đọng khi chia tách, sáp nhập, đơn vị nào nộp thì hạch toán vào chương của đơn vị đó; đối với các khoản thu phạt, tịch thu (trừ các khoản phạt, tịch thu của cơ quan thuế, hải quan ra quyết định), hạch toán số thu theo chương của cơ quan ra quyết định xử phạt, tịch thu; các khoản thuế chậm nộp hạch toán theo chương của đơn vị nộp thuế.

Trường hợp các khoản thu phạt, tịch thu thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan trung ương đóng trên địa bàn địa phương nhưng vượt thẩm quyền quyết định của cơ quan trung ương thì hạch toán thu theo chương của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phạt, tịch thu.

- Đối với các khoản chi thuộc dự toán NSNN được giao, mã chương được xác định là mã của cơ quan chủ quản của đơn vị, chủ dự án đầu tư.

Trường hợp sử dụng kinh phí do ngân sách cấp khác ủy quyền thì hạch toán Chương của cơ quan chủ quản thuộc cấp ngân sách đã ủy quyền, không hạch toán vào chương của đơn vị nhận ủy quyền.

- Khi hạch toán thu, chi NSNN, căn cứ vào mã số chương đã hạch toán thuộc khoảng giá trị nào sẽ xác định được cấp quản lý các khoản thu, chi đó.

Ví dụ:

+ Bệnh viện tuyến tỉnh thuộc Sở Y tế khi nộp thuế từ hoạt động dịch vụ, hoặc chi ngân sách thanh toán lương, phụ cấp cho cán bộ, viên chức của bệnh viện, đều được hạch toán Chương 423 “Sở Y tế” (Sở Y tế là cơ quan chủ quản của Bệnh viện tuyến tỉnh).

+ Khoản thu lệ phí cấp giấy đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được hạch toán Chương 009 “Bộ Công an” (Bộ Công an là đơn vị cấp giấy đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ).

+ Khoản thu cấp quyền khai thác khoáng sản hạch toán mã chương của đơn vị nộp thu NSNN.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi kinh phí chính sách và hoạt động phục vụ người có công với cách mạng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền thì hạch toán Chương 024 “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”, không hạch toán Chương 424 “Sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”.

- Đối với các khoản thu do cơ quan thuế và hải quan quản lý (bao gồm cả các khoản phí, lệ phí, phạt vi phạm), hạch toán số thu theo chương của người, đơn vị nộp.

- Đối với các khoản phí, lệ phí, hạch toán số thu theo Chương của các đơn vị, cơ quan được giao thu, nộp phí, lệ phí vào NSNN (gọi tắt là đơn vị thu phí), không hạch toán theo chương của đơn vị trả tiền phí, lệ phí (trừ các khoản phí, lệ phí do cơ quan thuế quản lý được hạch toán theo chương đơn vị nộp).

Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, xác định chương theo nguyên tắc, đơn vị được hưởng ngân sáccấp nào thì sử dụng chương của cơ quan chủ quản của cấp tương ứng đó. Ví dụ: Trường hợp Bệnh viện huyện, hưởng ngân sách cấp tỉnh, sử dụng Chương 425 “Sở Y tế”; trường hợp Bệnh viện huyện, trạm y tế xã hưởng ngân sách cấp huyện, sử dụng Chương 623 “Phòng Y tế”.

- Trường hợp đơn vị nộp thuế thay theo ủy quyền thì xác định chương theo đối tượng phải nộp thuế đã ủy quyền, không hạch toán vào chương đơn vị nhận ủy quyền. Ví dụ: cơ quan, đơn vị nộp thuế thu nhập cá nhân thay cá nhân thì khoản thuế thu nhập cá nhân hạch toán vào chương “Hộ gia đình, cá nhân”.

- Ở cấp huyện: Trường hợp chi NSNN cho nhiều đơn vị nhưng gom về một đầu mối quản lý ngân sách, thì dự toán ngân sách được giao về đơn vị nào thì hạch toán chương của đơn vị đó. Ví dụ: Giao cho UBND huyện thì hạch toán Chương 605 “Văn phòng UBND” (huyện). Trường hợp giao cho từng đơn vị làm chủ tài khoản thì hạch toán chương của đơn vị, khi đó, từng đơn vị phải đăng ký tài khoản tại KBNN theo chức danh chủ tài khoản và kế toán trưởng được giao nhiệm vụ theo quy định.

- Đối với khoản thu hồi do chi sai theo kiến nghị đã quyết toán ngân sách, xử lý của cơ quan thanh tra, kiểm toán, hoặc cơ quan tài chính: Do khi chi ra được theo dõi chi tiết theo chương đơn vị sử dụng ngân sách nên khi hoàn trả (thu hồi) thì cũng hạch toán chương tương ứng của đơn vị sử dụng ngân sách để thể hiện trách nhiệm đơn vị đã hoàn trả NSNN.

- Đối với hoạt động vãng lai (trụ sở chính tại một địa bàn nhưng có chi nhánh hoặc có hoạt động phải nộp thuế ở địa bàn khác) thì sử dụng chương theo cấp cơ quan quản lý thu hoạt động vãng lai. Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại tỉnh A do Cục Thuế tỉnh A quản lý hạch toán Chương 554, có chi nhánh hoạt động tại tỉnh B, do Cục Thuế tỉnh B quản lý thì số thu nộp NSNN của chi nhánh công ty A tại tỉnh B cũng hạch toán vào Chương 554.

- Các đơn vị kinh tế (gồm cả các đơn vị cấp dưới) có tên chương riêng (như các ngân hàng, tập đoàn, tổng công ty), hạch toán theo mã chương riêng của đơn vị, không hạch toán vào chương của các đơn vị kinh tế hỗn hợp. Trường hợp đơn vị cấp dưới được sở hữu bởi nhiều thành phần thì đơn vị cấp dưới đó hạch toán vào chương đơn vị kinh tế hỗn hợp theo quy định.

- Trường hợp đơn vị kinh tế có thể sắp xếp vào nhiều chương, để xác định chương của đơn vị cần căn cứ vào nguyên tắc sau:

+ Sắp xếp vào Chương tương ứng của thành phần chiếm tỷ lệ vốn điều lệ cao nhất.

+ Trường hợp có nhiều thành phần có tỷ lệ vốn cao nhất (bằng nhau), căn cứ theo thứ tự: vốn nhà nước, vốn các thành phần kinh tế khác.

Ví dụ: Đơn vị có tỷ lệ vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống và có vốn nước ngoài từ 51% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài đối với công ty hợp danh. Theo nguyên tắc trên, vốn đầu tư ngoài nước chiếm tỷ lệ lớn hơn, vì vậy, hạch toán vào chương vốn đầu tư nước ngoài từ 51% đến dưới 100%.

+ Trường hợp đơn vị có nhiều thành phần kinh tế, trong đó, vốn đầu tư nước ngoài dưới 51% thì không xét theo chương doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ căn cứ vốn các thành phần trong nước cao nhất để xác định chương.

Ví dụ: Doanh nghiệp có vốn nhà nước 20%, vốn đầu tư nước ngoài 45% và vốn tư nhân 35% thì sắp vào chương “Doanh nghiệp tư nhân”.

+ Việc xác định chương của các đơn vị có nhiều thành phần kinh tế: Xác định chương theo tỷ lệ góp vốn được xác định tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định NSNN theo quy định của Luật NSNN và ổn định hết thời kỳ ổn định ngân sách đó.

Khi sử dụng Mục lục NSNN theo Chương, cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Chương 151, 551 “Các đơn vị kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”

Chương 151, 551 “Các đơn vị kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam” được sử dụng để phản ánh số thu, chi NSNN của các đơn vị kinh tế tại Việt Nam do nước ngoài đầu tư vốn 100%. Đối với các đơn vị kinh tế do trung ương cấp giấy chứng nhận đầu tư, hạch toán Chương 151, đối với các đơn vị kinh tế do địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư, hạch toán Chương 551.

2. Chương 152, 552 “Các đơn vị có vốn nước ngoài từ 51% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài đối với công ty hợp danh”

Chương 152, 552 “Các đơn vị kinh tế có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân ngoài nước” được sử dụng để phản ánh số thu, chi NSNN của các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài/tổng số vốn điều lệ của công ty từ 51 % trở lên (trừ các công ty 100% vốn ngoài nước) hoặc đối với công ty hợp danh đa số thành viên của công ty là cá nhân ngoài nước (ví dụ: các công ty liên doanh với nước ngoài, công ty cổ phần có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài...). Đối với các đơn vị kinh tế do trung ương cấp giấy chứng nhận đầu tư, hạch toán Chương 152, đối với các đơn vị kinh tế do địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư, hạch toán Chương 552.

3. Chương 154, 554, 754, 854 “Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh”

Để phản ánh số thu NSNN của các đơn vị kinh tế được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, vốn đầu tư của nước ngoài nhưng vốn nước ngoài nhỏ hơn 51% vốn điều lệ; căn cứ vào số vốn thuộc cấp chương chiếm tỷ trọng lớn hơn để xác định hạch toán chương tương ứng (cấp trung ương chiếm tỷ trọng lớn hơn thì hạch toán Chương 154, cấp tỉnh chiếm tỷ trọng lớn hơn thì hạch toán Chương 554, cấp huyện chiếm tỷ trọng lớn hơn thì hạch toán Chương 754).

Chương 854 “Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh”: Để phản ánh số thu, chi ngân sách của các đơn vị được thành lập trên cơ sở liên doanh giữcác tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khu vực gồm quốc doanh có quy mô nhỏ giao cấp xã quản lý thu NSNN theo phân cấp ngân sách.

4. Chương 158, 558, 758 “Các đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn Nhà nước trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ”

Để phản ánh số thu, chi NSNN của các đơn vị kinh tế được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác với các tổ chức kinh tế của Nhà nước, trong đó có vốn tham gia của Nhà nước chiếm tỷ trọng từ trên 50% vốn điều lệ của đơn vị kinh tế trở lên (trừ các công ty 100% vốn nhà nước); căn cứ vào số vốn thuộc cấp quản lý chiếm tỷ trọng lớn hơn để xác định hạch toán vào Chương tương ứng (cấp trung ương chiếm tỷ trọng lớn hơn thì hạch toán vào Chương 158, cấp tỉnh chiếm tỷ trọng lớn hơn thì hạch toán vào Chương 558, cấp huyện chiếm tỷ trọng lớn hơn thì hạch toán vào Chương 758).

5. Chương 159, 559, 759 “Các đơn vị có vốn của nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xung”

Để phản ánh số thu, chi NSNN của các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư của nhà nước chiếm tỷ lệ từ 50% vốn điều lệ trở xuống.

Chương 159 dùng để hạch toán cho các đơn vị do cơ quan trung ương quản lý.

Chương 559 dùng để hạch toán cho các đơn vị do cơ quan cấp tỉnh quản lý.

Chương 759 dùng để hạch toán cho các đơn vị do cơ quan cấp huyện quản lý.

6. Chương 161, 561 “Nhà thầu chính ngoài nước” và Chương 162, 562 “Nhà thầu phụ ngoài nước”

Để phản ánh các khoản nộp ngân sách của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Căn cứ vào Chương của bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu chính, nhà thầu phụ ngoài nước thuộc cấp trung ương thì hạch toán vào Chương 161, 162; thuộc địa phương thì hạch toán Chương 561, 552.

Trường hợp bên Việt Nam kê khai nộp thay bên nước ngoài thì số thuế nộp thay được hạch toán vào chương của bên nước ngoài, không hạch toán vào chương của bên Việt Nam nộp thay.

7. Chương 160, 560, 760, 860 “Các quan hệ khác của ngân sách”

Để phản ánh các khoản thu, chi của NSNN gồm:

- Thu các khoản viện trợ không hoàn lại

Nếu ngân sách trung ương thu viện trợ trực tiếp thì hạch toán Chương 160, Mục và Tiểu mục tương ứng; nếu ngân sách cấp tỉnh thu viện trợ trực tiếp thì hạch toán Chương 560, Mục và Tiểu mục tương ứng; nếu ngân sách cấp huyện thu viện trợ trực tiếp thì hạch toán Chương 760, Loại, Mục và Tiểu mục tương ứng; nếu ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật được phép tiếp nhận viện trợ trực tiếp, thì hạch toán Chương 860, Mục và Tiểu mục tương ứng.

- Chi hoàn trả các khoản thu NSNN do nộp nhầm, nộp thừa (không kể hoàn thuế giá trị gia tăng “đầu vào” lớn hơn “đầu ra” theo quy định của Luật Thuế Giá trị gia tăng - Thuế GTGT) thuộc niên độ các năm trước cho các đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hạch toán Chương 160, 560, 760, 860 (tương ứng với cấp ngân sách), Loại 400, Khoản 428, Mục 7650, Tiểu mục tương ứng.

- Chi hoàn thuế GTGT “đầu vào” lớn hơn “đầu ra” hạch toán Chương 160, Khoản 438, tiểu mục thuộc mục 7550.

- Ngân sách các cấp chi hỗ trợ cho các đơn vị đóng trên địa bàn không thuộc ngân sách cấp mình quản lý (theo chế độ quy định), hạch toán Chương 560, 760, 860 (tương ứng với cấp ngân sách), Loại 400, Khoản 411, Tiểu mục theo nội dung thực chi.

- Các khoản thu, chi khác mang tính chất chung như: thu, chi, bổ sung giữa các cấp ngân sách; thu, chi lập quỹ dự trữ tài chính; các khoản đi vay của ngân sách các cấp theo chế độ quy định và chi trả nợ (gốc và lãi theo quy định) các khoản đi vay và các khoản thu không xác định được chủ sở hữu hạch toán vào Chương 160, 560, 760, 860 tương ứng với từng cấp ngân sách.

- Khoản chi viện trợ cho nước ngoài, nếu để nhiệm vụ chung ở cấp ngân sách (không giao trong dự toán của các đơn vị dự toán cấp I), thì hạch toán vào Chương “Các quan hệ khác của ngân sách” như: Chương 160 (đối với ngân sách trung ương), Chương 560 (đối với ngân sách cấp tỉnh); và hạch toán vào Mục 7400 “Chi viện trợ” (nếu được giao trong dự toán của các đơn vị dự toán cấp I, thì hạch toán theo Chương của đơn vị dự toán cp I).

8. Chương 176, 564 “Các đơn vị có vốn nhà nước nm giữ 100% vốn điều lệ (không thuộc các cơ quan chủ quản, các Chương Tập đoàn, Tổng công ty)”

Chương 176, 564 “Các đơn vị có vốn nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (không thuộc các cơ quan chủ quản, các Chương Tập đoàn, Tổng công ty)” được sử dụng để phản ánh số thu, chi NSNN của các công ty TNHH nhà nước có 100% vốn điều lệ của Nhà nước không trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương (tức là không có bộ chủ quản), hoặc do UBND cấp tỉnh trực tiếp quản lý. Các công ty TNHH Nhà nước 100% vốn điều lệ của Nhà nước do trung ương quản lý hạch toán Chương 176, cấp tỉnh quản lý hạch toán Chương 564.

9. Chương 411 “Sở Ngoại vụ”

Chương 411 “Sở Ngoại vụ” dùng để phản ánh thu, chi NSNN của Sở Ngoại vụ thuộc các địa phương được phép thành lập Sở Ngoại vụ. Trường hợp Sở Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao thì hạch toán chương của Bộ Ngoại giao.

10. Chương 428 “Sở Du lịch”

Chương 428 “Sở Du lịch” chỉ dùng cho các địa phương thành lập Sở Du lịch, khi đó Sở Văn hóa - Thể thao hạch toán vào Chương 429 (Sở Văn hóa - Thể thao).

11. Chương 439 “Sở Quy hoạch - Kiến trúc”

Chương 439 “Sở Quy hoạch - Kiến trúc” chỉ dùng cho các địa phương thành lập “Sở Quy hoạch - Kiến trúc”.

12. Chương 440 “Đài Phát thanh”, chương 441 “Đài Truyền hình”, chương 442 “Đài Phát thanh - Truyền hình”

Đối với các tỉnh, thành phố thực hiện sáp nhập Đài Phát thanh, Đài Truyền hình thành Đài Phát thanh và Truyền hình thì sử dụng chương 442 “Đài Phát thanh - Truyền hình”.

Đối với các tỉnh, thành phố tách riêng Đài Phát thanh, Đài Truyền hình thành Đài Phát thanh và Truyền hình thì sử dụng chương 440 đối với Đài Phát thanh, chương 441 đối với Đài Truyền hình.

13. Các Chương 555, 755 “Doanh nghiệp tư nhân”, các Chương 556, 756, 856 “Hợp tác xã”, các Chương 557, 757, 857 “Hộ gia đình, cá nhân”

Các Chương 555, 755 “Doanh nghiệp tư nhân”, các Chương 556, 756, 856 “Hợp tác xã”, các Chương 557, 757, 857 “Hộ gia đình, cá nhân” để phản ánh số thu, chi NSNN liên quan trực tiếp các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân.

- Hạch toán vào Chương “Doanh nghiệp tư nhân” bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh mà số vn của (các) thành viên là tổ chức tư nhân hoặc cá nhân của Việt Nam chiếm từ trên 50% tổng số vốn của doanh nghiệp.

- Hạch toán vào Chương “Hợp tác xã” bao gồm: cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn thành lập hợp tác xã, cùng kinh doanh, tự quản lý theo quy định của pháp luật; liên hiệp các hợp tác xã.

- Hạch toán vào Chương “Hộ gia đình và cá nhân” bao gồm: một hộ gia đình hay một cá nhân hoặc nhóm cá nhân, thợ thủ công, những người buôn bán kinh doanh dịch vụ.

Căn cứ nhiệm vụ quản lý thu hoặc nhiệm vụ chi thuộc cấp tỉnh, huyện, xã để hạch toán vào Chương tương ứng.

Ví dụ: Hộ gia đình có quy mô kinh doanh lớn giao cấp huyện quản lý thu thì phản ánh vào Chương 757. Hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, được giao chính quyền cấp xã tham gia quản lý thu và làm trưởng hội đồng tư vấn thuế cấp xã thì phản ánh vào Chương 857.

14. Chương 563 “Các Tổng công ty địa phương quản lý”

Để phản ánh các khoản thu, chi ngân sách của các Tổng công ty nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý mà không thuộc sở chủ quản.

15. Các Chương thuộc cấp huyện

Căn cứ tổ chức thực tế ở địa phương để xác định đúng tên và mã số chương đã quy định để hạch toán, không tự đặt tên Chương và mã số Chương mới.

Ví dụ: Ở quận, huyện có Phòng Kinh tế và Hạ tầng (không có Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thì hạch toán Chương 620 “Phòng Kinh tế và Hạ tầng”, không hạch toán Chương 612 “Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

Chương 620 "Phòng Kinh tế và hạ tầng”

Đối với các quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Phòng Kinh tế được hạch toán vào Chương 620 “Phòng Kinh tế và Hạ tầng”.

16. Các Chương thuộc cấp xã

- Các chương thuộc cấp xã dùng để hạch toán các khoản thu, chi NSNN của các đơn vị thuộc chính quyền cấp xã quản lý.

- Căn cứ yêu cầu quản lý ở địa phương (thể hiện trong quyết định giao dự toán) để xác định mã số Chương hạch toán. Ví dụ: Ở xã A, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phân bổ giao dự toán ngân sách riêng cho Công an xã thì hạch toán Chương 809; trường hợp không giao riêng kinh phí cho Công an xã thì không dùng Chương 809. Số thu ngân sách giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý, thu nộp NSNN theo quy định của pháp luật hạch toán vào chương 805 “Văn phòng Ủy ban nhân dân”.

- Riêng đối với Chương 800 “Tổng hợp ngân sách xã” dùng cho Kho bạc Nhà nước hạch toán trên sổ kế toán thu, chi NSNN tại KBNN. Theo đó, Kho bạc Nhà nước nơi các đơn vị cấp xã (phường, xã, thị trấn) giao dịch (Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thành phố, thị xã, Phòng giao dịch) có trách nhiệm nhập dự toán, hạch toán dự toán, các khoản tạm ứng và các khoản chi ngân sách xã theo mã Chương 800 cho tất cả các chương thuộc ngân sách cấp xã. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát dự toán của xã theo mã Chương 800, không thực hiện kiểm soát dự toán ngân sách xã theo từng chương cụ thể quy định trong Mục lục NSNN. Chứng từ, Bảng phân bổ của xã ghi theo đúng yêu cầu quản lý theo quy định, không ghi mã Chương 800.

17. Các chương 399, 599, 799, 989 “Các đơn vị khác”

Các chương này dùng để hạch toán các khoản thu, chi ngân sách cho các đơn vị không bố trí chương riêng như các đơn vị như hội nghề nghiệp, ban quản lý chợ...

Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, trường hợp thuộc bộ, sở, phòng chủ quản, sử dụng chương của các bộ, sở, phòng chủ quản, trường hợp không thuộc bộ, sở, phòng chủ quản, sử dụng chương doanh nghiệp nhà nước không thuộc cơ quan chủ quản.

Đối với cấp huyện, có doanh nghiệp nhà nước công ích không thuộc phòng chủ quản thì hạch toán chương 799.

III. Mã Loại, Khoản

- Loại dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực chi ngân sách được quy định tại Điều 36 và Điều 38 của Luật Ngân sách nhà nước. Khoản là phân loại chi tiết của Loại, dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo ngành kinh tế quốc dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Mã Loại - Khoản được mã số hóa 3 ký tự, quy định như sau:

+ Loại: Được mã số hóa theo 3 ký tự, là số chẵn theo hàng chục, khoảng cách giữa các Loại là 30 giá trị. Riêng Loại 280 - Các hoạt động kinh tế là 60 giá trị.

+ Khoản được mã số hóa theo 3 ký tự với các giá trị có hàng đơn vị từ 1-9 liền sau mã số của từng Loại tương ứng.

- Hạch toán phân bổ dự toán NSNN theo Loại, Khoản phù hợp với nội dung dự toán được giao và tính chất hoạt động được bố trí chi ngân sách. Đối với dự án đầu tư thì căn cứ công năng chính của dự án để xác định Loại, Khoản phù hợp. Khi hạch toán chi NSNN, chỉ hạch toán mã số Khoản theo đúng nội dung phân loại, căn cứ mã số Khoản để xác định khoản chi ngân sách thuộc Loại tương ứng.

Ví dụ:

+ Dự toán và chi NSNN theo dự toán phân bổ, giao trực tiếp cho Lĩnh vực Công nghệ Thông tin thì hạch toán vào Khoản 314 “Công nghệ thông tin” thuộc Loại 280 “Các hoạt động kinh tế”.

Các đơn vị dùng ngân sách được giao theo các lĩnh vực chi để mua sản phẩm công nghệ thông tin, đào tạo tập huấn, hội thảo ... về công nghệ thông tin nhằm phục vụ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, thuộc Loại nào thì hạch toán vào Loại đó; không hạch toán vào khoản 314 “Công nghệ thông tin”.

+ Dự án xây kho lưu trữ cho Bộ Tư pháp lưu trữ hồ sơ thi hành án theo chức năng của Bộ Tư pháp, thì hạch toán vào Khoản 341 “Quản lý nhà nước” thuộc Loại 340 “Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể”.

Chi thường xuyên mua máy vi tính phục vụ hoạt động quản lý hành chính của Bộ Tư pháp cũng hạch toán vào Khoản 341 “Quản lý nhà nước” thuộc Loại 340 “Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể”.

Khi sử dụng Mục lục NSNN theo Loại, Khoản, cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Loại 010 “Quốc phòng ”

- Các Khoản trong Loại 010 “Quốc phòng” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và thường xuyên được bố trí dự toán trong lĩnh vực quốc phòng cho các hoạt động về quốc phòng, cơ yếu của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã).

- Các khoản chi công tác dân quân tự vệ của các cơ quan, đơn vị ngoài lực lượng chuyên trách của trung ương và địa phương được phản ánh trong từng lĩnh vực hoạt động tương ứng của từng cơ quan, đơn vị; không hạch toán vào Loại 010 “Quốc phòng”.

2. Loi 040 “An ninh và trt tự an toàn xã hội”

- Các Khoản trong Loại 040 “An ninh và trật tự an toàn xã hội” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và thường xuyên được bố trí dự toán trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội cho các hoạt động về an ninh và trật tự an toàn xã hội của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã).

- Chi công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội tại các cơ quan, đơn vị ngoài lực lượng chuyên trách của trung ương và địa phương được phản ánh trong từng lĩnh vực hoạt động tương ứng của cơ quan, đơn vị; không hạch toán vào Loại 040 “An ninh và trật tự an toàn xã hội”.

3. Loại 070 “Giáo dục - đào tạo và dạy nghề”

- Các Khoản trong Loại 070 “Giáo dục - đào tạo và dạy nghề” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và thường xuyên cho các hoạt động giáo dục - đào tạo và dạy nghề.

- Trường hợp cơ sở giáo dục có nhiều cấp giáo dục gắn với nhiều Khoản mà không tách riêng được từng hoạt động theo từng Khoản thì hạch toán vào Khoản chiếm tỷ trọng chi ngân sách lớn nhất. Việc xác định mã Khoản như sau: Cơ sở giáo dục mới thành lập thì tính theo tỷ lệ khi mới thành lập; trường hợp đã thành lập từ năm 2017 về trước thì tính theo dự toán năm hiện hành; mã Khoản được xác định theo nguyên tắc trên sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở giáo dục “ghép” các cấp học. Ví dụ:

+ Trường khuyết tật có các cấp giáo dục là tiểu học và trung học cơ sở, mà không tách riêng chi cho từng hoạt động cho từng cấp, trong đó giáo dục tiểu học chiếm tỷ trọng lớn hơn thì hạch toán theo Khoản 072 - Giáo dục tiểu học.

- Khoản 075 “Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các khoản chi cho các hoạt động bao gồm: Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

- Khoản 084 “Đào tạo ngoài nước” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các khoản chi cho đối tượng trong nước được hưởng theo chế độ đào tạo dài hạn tại nước ngoài được NSNN đài thọ. Đối với đào tạo ngắn hạn nước ngoài trong các chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ, phản ánh, hạch toán vào Khoản 085 “Đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ, công chức, viên chức (gồm cả đào tạo ngắn hạn nước ngoài)”.

4. Loại 100 “Khoa học và Công nghệ”

- Các Khoản trong Loại 100 “Khoa học và Công nghệ” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và thường xuyên được bố trí từ dự toán ngân sách thuộc lĩnh vực chi khoa học và công nghệ. Trường hợp các dự án, đề tài nghiên cứu được bố trí từ dự toán các lĩnh vực khác như: Quản lý hành chính, các hoạt động kinh tế, bảo vệ môi trường,..., bố trí từ dự toán của lĩnh vực nào, thì hạch toán vào lĩnh vực đó; không hạch toán vào Loại, Khoản của lĩnh vực chi khoa học và công nghệ.

- Khi bố trí chi ứng dụng khoa học công nghệ ở địa phương từ lĩnh vực Khoa học công nghệ theo chế độ, thì hạch toán theo Loại Khoa học và Công nghệ.

5. Loại 130 “Y tế, dân số và gia đình”

- Các Khoản trong Loại 130 “Y tế, dân số và gia đình” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi đầu tư và thường xuyên cho các hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng do NSNN mua hoặc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và chi vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế khác, dân số và gia đình.

- Khoản 132 “Khám bệnh, chữa bệnh” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các khoản chi cho các hoạt động của bệnh viện, trạm xá, các phòng khám, chỉnh hình, phục hồi chức năng và điều dưỡng thuộc ngành y tế.

Các khoản chi của cơ sở phục hồi chức năng và điều dưỡng thuộc lĩnh vực bảo đảm xã hội hạch toán vào Khoản tương ứng thuộc Loại 370 “Bảo đảm xã hội”.

- Khoản 133 “Hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các khoản kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách: Người nghèo, người cận nghèo; trẻ em dưới 6 tuổi; học sinh, sinh viên; người có công với cách mạng; người nghỉ hưu; đối tượng bảo trợ xã hội; trợ cấp bảo hiểm xã hội do NSNN đảm bảo; thân nhân của người hiện đang phục vụ trong lực lượng vũ trang;...

6. Loại 250 “Bảo vệ môi trường”

- Các Khoản trong loại 250 “Bảo vệ môi trường” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi đầu tư và thường xuyên cho các hoạt động điều tra, quan trắc và phân tích môi trường; xử lý chất thải rắn, lỏng, khí; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường khác; không bao gồm điều tra, quan trắc về tài nguyên, khí tượng thủy văn.

- Trường hợp hoạt động gắn với nhiều Khoản thì hạch toán vào Khoản chiếm tỷ trọng chi ngân sách lớn nhất.

- Các hoạt động bố trí dự toán lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hạch toán ở lĩnh vực bảo vệ môi trường, không hạch toán ở lĩnh vực các hoạt động kinh tế.

7. Loại 280 “Các hoạt động kinh tế”

- Các Khoản trong Loại 280 “Các hoạt động kinh tế” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi đầu tư và thường xuyên cho các hoạt động nhằm phục vụ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, công thương, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch, hoạt động dự trữ quốc gia (không bao gồm chi mua hàng dự trữ quốc gia), tài nguyên, khí tượng thủy văn và các hoạt động kinh tế khác.

- Các hoạt động trong từng Khoản; các nhiệm vụ chi, dự án phục vụ cho hoạt động nào thì hạch toán vào Khoản đó.

- Khoản 311 “Cấp, thoát nước” không bao gồm các khoản chi về thu gom, xử lý nước thải (các khoản chi này phản ánh vào Khoản 262 “Xử lý chất thải lỏng”).

- Khoản 314 “Công nghệ thông tin” được sử dụng để phản ánh các khoản chi được phân bổ, giao dự toán trực tiếp cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

Dự toán bố trí trong các lĩnh vực khác (như giáo dục, y tế, quản lý hành chính) để đầu tư hoặc mua sản phẩm của lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị mình, thì dự toán bố trí lĩnh vực, Khoản nào thì hạch toán lĩnh vực, Khoản đó và khi đầu tư, mua sắm gì, thì hạch toán vào Mục, Tiểu mục đó.

Ví dụ:

+ Trường học mua máy tính phục vụ công tác chuyên môn thì hạch toán theo Khoản tương ứng thuộc Loại 070 (Giáo dục - đào tạo và dạy nghề); Tiểu mục 6956 - “Các thiết bị công nghệ thông tin” của Mục 6950 “Mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn”.

+ Dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước thì hạch toán vào Khoản tương ứng của Loại 340 (Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể).

- Khoản 331 “Hoạt động dự trữ quốc gia” được sử dụng để phản ánh các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia và chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia, không bao gồm các khoản chi phục vụ quản lý nhà nước và chi mua hàng dự trữ quốc gia.

- Khoản 332 “Các hoạt động điều tra, thăm dò, khảo sát, tư vấn, quy hoạch trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhân văn” dùng để phản ánh các hoạt động điều tra, thădò, khảo sát, tư vấn, quy hoạch trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhân văn; không bao gồm điều tra, quan trắc môi trường; không bao gồm các hoạt động thẩm tra, thăm dò, khảo sát, quy hoạch, tư vấn cho hoạt động của cơ quan, đơn vị đã được hạch toán vào khoản tương ứng của Loại 280.

8. Loại 340 “Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể”

- Các khoản trong Loại 340 “Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi đầu tư và thường xuyên cho các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp theo quy định; các hoạt động quản lý nhà nước khác.

- Khoản 341 “Quản lý nhà nước” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi cho các hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Kiểm toán nhà nước. Riêng quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được hạch toán theo dự toán Quốc hội quyết định.

- Khoản 361 “Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi hoạt động của các tổ chức: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Khoản 362 “Hỗ trợ các các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi cho các hoạt động của toàn bộ các tổ chức xã hội, đoàn thể được nhà nước giao nhiệm vụ, được NSNN hỗ trợ kinh phí.

- Khoản 368 “Hoạt động khác” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các khoản chi bồi thường cho người bị oan sai, đóng niêm liễn cho các tổ chức quốc tế.

9. Loại 370 “Bảo đảm xã hội”

- Các Khoản trong Loại 370 “Bảo đảm xã hội” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi đầu tư và thường xuyên cho các hoạt động nhằm bảo đảm xã hội và thực hiện các chính sách về bảo đảm xã hội bao gồm: chính sách và hoạt động người có công với cách mạng; hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em; lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do NSNN chi trả; chính sách và hoạt động đối với các đối tượng bảo trợ xã hội khác và các đối tượng khác. Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bảo đảm xã hội.

- Các khoản chi mua bảo hiểm y tế hạch toán vào Khoản tương ứng trong Loại 130 “Y tế, dân số và gia đình”, không hạch toán vào Khoản của Loại 370 “Bảo đảm xã hội”.

- Khoản 371 “Chính sách và hoạt động phục vụ người có công với cách mạng” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động thực hiện công tác chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn Pháp lệnh và chi hoạt động của các đơn vị nuôi dưng, chăm sóc, điều dưỡng thương bệnh binh và người có công.

- Khoản 372 “Hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Không bao gồm các hoạt động chăm sóc về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,... đã hạch toán vào các Loại, Khoản tương ứng.

- Khoản 374 “Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do NSNN chi trả. Không bao gồm: Chính sách đối với các đối tượng đã phản ánh ở Khoản 371, 372, 398.

- Khoản 398 “Chính sách và hoạt động phục vụ các đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khác” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, gia đình, cá nhân nhận nuôi đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng bảo trợ xã hội khác theo quy định); chính sách đối với các đối tượng khác theo quy định; chi tiền ăn, sinh hoạt phí, trợ cấp cho đối tượng; chi hoạt động và đầu tư các cơ sở nuôi dưỡng đối tượng theo quy định, cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh - Xã hội quản lý (không hạch toán vào Khoản 132). Không bao gồm: Chính sách đối với các đối tượng đã phản ánh ở Khoản 371, 372, 374 nêu trên.

10. Loại 400 “Tài chính và khác”

- Các Khoản trong Loại 400 “Tài chính và khác” được sử dụng để phản ánh, hạch toán các nội dung chi không chi tiết theo lĩnh vực, như: Trả nợ lãi; phí và chi khác tiền vay; viện trợ; chi dự trữ quốc gia; cho vay theo chính sách Nhà nước theo quy định; đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo chế độ quy định; các khoản đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định; vay và trả nợ gốc; bổ sung quỹ dự trữ tài chính, hỗ trợ các đơn vị cấp trên đóng trên địa bàn và các khoản chi khác ngân sách (chi hoàn trả khoản thu nộp nhầm, nộp thừa, các khoản chi chưa phân loại vào các lĩnh vực nêu trên).

- Khoản 403 “Chi dự trữ quốc gia” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi mua hàng dự trữ quốc gia.

Các khoản chi hoạt động bảo quản hàng dự trữ quốc gia và chi cho đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơ sở dự trữ quốc gia hạch toán vào Khoản 331 “Hoạt động dự trữ quốc gia” của Loại 280 “Các hoạt động kinh tế”, không hạch toán vào Khoản này.

- Khoản 404 “Cho vay theo chính sách Nhà nước theo quy định” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi cho vay theo chính sách Nhà nước theo quy định (bao gồm cả khoản chi về chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác).

11. Loại 430 “Chuyển giao, chuyển nguồn”

- Các khoản trong Loại 430 “Chuyển giao, chuyển nguồn” được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi các khoản chuyển giao các cấp và chuyển sang năm sau như bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới, nộp ngân sách cấp trên, chuyển nguồn sang năm sau, hỗ trợ địa phương khác theo quy định, dự phòng ngân sách và nhiệm vụ hoàn thuế GTGT theo Luật GTGT.

- Khoản 435 “Hỗ trợ địa phương khác” được sử dụng để phản ánh, hạch toán khoản hỗ trợ ngân sách của địa phương này cho địa phương khác theo quy định.

- Khoản 436 “Nguồn thực hiện chính sách tiền lương” dùng để hạch toán dự toán Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định cho nguồn kinh phí đáp ứng nhu cầu tiền lương tăng thêm khi tăng lương cơ sở.

Khi phân bổ dự toán từ nguồn kinh phí này vào từng lĩnh vực cho các cơ quan, đơn vị và cấp dưới thì hạch toán vào lĩnh vực chi tương ứng đó.

- Khoản 437 “Dự phòng ngân sách” chỉ dùng để hạch toán dự toán dự phòng ngân sách được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.

Khi phân bổ dự toán từ dự phòng ngân sách, phân bổ vào các lĩnh vực chi thì hạch toán vào lĩnh vực chi tương ứng đó.

- Khoản 438 “Hoàn thuế giá trị gia tăng” được sử dụng để phản ánh, hạch toán dự toán, chi hoàn thuế GTGT theo Luật Thuế GTGT.

IV. Mã Mục, Tiểu mục

Mục dùng để phân loại các khoản thu, chi NSNN căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu, chi NSNN.

Các Mục có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Tiểu nhóm.

Các Tiểu nhóm có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Nhóm.

Tiểu mục là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi NSNN chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng mục.

Nguyên tắc hạch toán: Khi hạch toán thu, chi NSNN, chhạch toán mã số Tiểu mục theo đúng nội dung kinh tế các khoản thu, chi ngân sách. Căn cứ mã số Tiểu mục để xác định khoản thu, chi ngân sách thuộc Mục tương ứng. Riêng các Mục tạm thu, tạm chi chưa đưa vào cân đối NSNN thì hạch toán theo Mục. Căn cứ Mục nằm trong khoảng nào để tổng hợp Tiểu nhóm, Nhóm.

Các nội dung phân loại được mã số hóa theo 4 ký tự và được bố trí như sau:

- Mục tạm thu không có Tiểu mục, các số có giá trị từ 0001 đến 0049 dùng để mã số hóa các Mục tạm thu.

- Mục tạm chi không có Tiểu mục, các số có giá trị từ 0051 đến 0099 dùng để mã số hóa các Mục tạm chi.

- Các số có giá trị từ 0110 đến 0800 dùng để mã số hóa các Nhóm, Tiểu nhóm.

- Các số có giá trị từ 0820 đến 0899 dùng để mã số hóa các Mục, Tiểu mục vay và trả nợ gốc vay. Mỗi mục có 20 giá trị, là các giá trị chẵn theo hàng chục. Các giá trị trong khoảng cách đó được bố trí cho các Tiểu mục với hàng đơn vị từ 1 đến 9.

Các nội dung phân loại Mục thu, chi ngân sách, thu chi chuyển nguồn được mã hóa 4 ký tự là các giá trị chẵn theo hàng chục với khoảng cách 50 giá trị. Các giá trị trong khoảng cách đó được bố trí cho mã số Tiểu mục của Mục đó với giá trị hàng đơn vị từ 1 đến 9.

- Các số có giá trị từ 0900 đến 0999 dùng để mã số hóa các Mục, Tiểu mục theo dõi chuyển nguồn giữa các năm.

- Các số có giá trị từ 1000 đến 5999 dùng để mã số hóa các Mục, Tiểu mục thu NSNN.

- Các số có giá trị từ 6000 đến 9989 dùng để mã số hóa các Mục, Tiểu mục chi NSNN.

Trong đó các Mục, Tiểu mục về phí, lệ phí được thiết kế theo Luật Phí, lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội: Mục gắn với lĩnh vực thu phí, lệ phí; Tiểu mục gắn với tiểu lĩnh vực có thu phí, lệ phí. Khi hạch toán các khoản phí, lệ phí thuộc tiểu lĩnh vực nào thì hạch toán vào Tiểu mục đó (chi tiết theo Phụ lục kèm theo).

Khi sử dụng Mục lục NSNN về phần Mục, Tiểu mục, có một số nội dung cần lưu ý như sau:

1. Về Mục, Tiểu mục thu (từ Mục 1000 đến Mục 5999)

1.1. Mục 1050 “Thuế thu nhập doanh nghiệp’’

Trong đó lưu ý:

- Tiểu mục 1052 “Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh (gồm cả dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí)”: Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí không hạch toán ở Tiểu mục này mà được hạch toán ở Tiểu mục 1056.

- Tiểu mục 1099 “Thuế thu nhập doanh nghiệp khác”: Để phản ánh các khoản thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã có Tiểu mục phản ánh cụ thể và được sử dụng khi có hướng dẫn cụ thể.

1.2. Mục 1150 “Thu nhập sau thuế thu nhập

- Tiểu mục 1151 “Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ”: Căn cứ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ vào NSNN thì hạch toán vào Tiểu mục này; riêng đối với công ty xổ số kiến thiết thì hạch toán vào Tiểu mục 1153.

- Tiểu mục 1154 “Thu nhập từ cổ tức được chia từ phần vn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”: Doanh nghiệp có vốn góp nhà nước (trong đó bao gồm cả Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)) được chia cổ tức cho phần vốn nhà nước nộp vào NSNN thì hạch toán Tiểu mục này; được chia lợi nhuận cho phần vốn nhà nước đầu tư nộp vào NSNN thì hạch toán Tiểu mục 1155.

1.3. Mục 1250 “Thu tiền cấp quyn khai thác tài nguyên khoáng sản, vùng trời, vùng biển”

- Trong đó lưu ý: Đối với thu NSNN từ hoạt động cấp quyền khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, vùng trời, vùng biển được hạch toán Chương của người nộp tin cấp quyền khai thác khoáng sản vì một người nộp NSNN không nộp theo 2 chương khác nhau.

- Tiểu mục 1299 “Thu từ các tài nguyên khác”: Để phản ánh các khoản thu ngoài các khoản cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, vùng trời, vùng biển đã có Tiểu mục phản ánh cụ thể và được sử dụng khi có hướng dẫn cụ thể và được sử dụng khi có hướng dẫn cụ thể.

1.4. Mục 1400 “Thu tiền sử dụng đất”

- Tiểmục 1401 “Đất được nhà nước giao”: Để phản ánh các khoản thu tiền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở.

- Tiểu mục 1407 “Tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất do cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Nhà nước quản lý”: Để phản ánh các khoản thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất gắn với tài sản trên đất của cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước. Trường hợp không xác định được riêng giá trị tài sản trên đất, thì hạch toán toàn bộ số tiền thu được từ chuyển mục đích sử dụng đất và tài sản trên đất vào tiểu mục này.

- Tiểu mục 1408 “Đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê”: Để phản ánh các khoản thu tiền sử dụng đất của tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

- Tiểu mục 1411 “Đất được nhà nước công nhận quyn sử dụng đất”: Để phản ánh các khoản thu tiền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

- Tiểu mục 1449 “Khác”: Để phản ánh các khoản thu tiền sử dụng đất được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có mục đích kinh doanh thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất; tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng và được sử dụng khi có hướng dẫn cụ thể.

1.5. Mục 1550 “Thuế tài nguyên”, Tiu mục 1551 “Dầu, condensate (không kể thuế tài nguyên thu theo hiệp định, hợp đồng)”

Để phản ánh thuế tài nguyên khai thác dầu, khí không theo hiệp định, hợp đồng phân chia sản phẩm (thuế tài nguyên thu theo các hiệp định, hợp đồng thăm dò khai thác dầu, khí được hạch toán Mục 3750, Tiểu mục 3751 và Mục 3800, Tiểu mục 3801).

1.6. Mục 1600 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp”, Tiểu mục 1649 “Thu từ đất phnông nghiệp khác”

Để phản ánh các khoản thu Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật đối với đất phi nông nghiệp do cơ sở tôn giáo sử dụng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất có công trình là đình, đền, miếu ... nhưng sử dụng vào mục đích kinh doanh. Tiểu mục 1649 “Thu từ đất phnông nghiệp khác” chỉ dùng khi có hướng dẫn cụ thể.

1.7. Mục 1700 “Thuế giá trị gia tăng”, Tiểu mục 1749 “Hàng hóa dịch vụ khác”

Để phản ánh khoản thu từ Thuế GTGT theo các đối tượng quản lý theo từng Tiểu mục phản ánh cụ thể. Tiểu mục 1749 “Hàng hóa, dịch vụ khác” được sử dụng khi có hướng dẫn cụ thể.

1.8. Mục 1750 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”, Tiểu mục 1799 “Khác”

Để phản ánh khoản thu từ Thuế tiêu thụ đặc biệt theo các Tiểu mục phản ánh cụ thể. Tiểu mục 1799 “Khác” được sử dụng khi có hướng dẫn cụ thể.

1.9. Mục 2000 “Thuế bảo vệ môi trường”

- Thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước (được phản ánh từ Tiểu mục 2001 đến 2019 và 2048): Để phản ánh khoản thu Thuế bảo vệ môi trường các sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước, do cơ quan Thuế quản lý thu.

- Thuế bảo vệ môi trường đối với các hàng hóa nhập khẩu bán ra trong nước (được phản ánh từ Tiểu mục 2041 đến 2047): Để phản ánh khoản thu Thuế bảo vệ môi trường các hàng hóa nhập khẩu bán ra trong nước, do cơ quan Thuế quản lý thu.

- Thuế bảo vệ môi trường đối với Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu (được phản ánh vào Tiểu mục 2021), do cơ quan Hải quan quản lý thu.

1.10. Mục 2850 “Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh”

- Tiểu mục 2862 “Lệ phí môn bài mức (bậc) 1”: Để phản ánh các khoản thu Lệ phí môn bài đối với tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nộp theo mức cao nhất.

- Tiểu mục 2863 “Lệ phí môn bài mức (bậc) 2”Để phản ánh các khoản thu Lệ phí môn bài đối với tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nộp theo mức cao thứ 2.

- Tiểu mục 2864 “Lệ phí môn bài mức (bậc) 3”: Để phản ánh các khoản thu Lệ phí môn bài đối với tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nộp theo mức thấp nhất.

1.11. Mục 3200 “Thu tiền bán hàng hóa, vật tư dự trữ Quốc gia”

Để phản ánh các khoản phải nộp NSNN từ việc bán hàng hóa, vật tư dự trữ của các cơ quan được giao nhiệm vụ dự trữ quốc gia.

1.12. Mục 3300 “Thu tiền bán và thanh lý nhà thuộc sở hữu nhà nước”

Để phản ánh các khoản thu từ việc bán và thanh lý nhà thuộc sở hữu nhà nước không bao gồm tiền sử dụng đất (tiền sử dụng đất được phản ánh ở Tiểu mục 1407 “Tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất do cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Nhà nước quản lý” của Mục 1400 “Thu tiền sử dụng đất’’).

1.13. Mục 3350 “Thu từ bán và thanh lý tài sản khác”

Để phản ánh các khoản thu từ việc bán và thanh lý các tài sản (trừ nhà) thuộc sở hữu nhà nước, trong đó lưu ý: Hạch toán Tiểu mục 3365 “Thu tiền bán tài sản nhà nước khác” gắn với Chương của đơn vị nộp thuộc trung ương hoặc địa phương.

1.14. Mục 3400 “Thu tiền bán tài sản vô hình”, Tiểu mục 3449 “Khác”

Để phản ánh các khoản thu từ tiền bán tài sản vô hình theo các Tiểu mục phản ánh cụ thể. Tiểu mục 3449 “Khác” được sử dụng khi có hướng dẫn cụ thể.

1.15. Mục 3650 “Thu từ tài sản Nhà nước giao các tổ chức kinh tế”

Để phản ánh các khoản thu từ tất cả các tài sản của Nhà nước theo các Tiểu mục phản ánh cụ thể.

Tiểu mục 3653 “Thu hồi vốn của Nhà nước” bao gồm cả thu từ bán cổ phần của Nhà nước tại các tổ chức kinh tế.

1.16. Mục 4250 “Thu tiền phạt”

Việc hạch toán khoản tiền phạt, tiền chậm nộp do ngành thuế, hải quan quản lý theo các Tiểu mục 4253, 4254, 4264, 4265, 4268, 4272, 4273, 4274, 4275 hạch toán theo chương người nộp tương ứng.

1.17. Mục 4300 ‘‘Thu tịch thu”

Trong đó lưu ý: Để phản ánh số thu từ việc tịch thu cả bằng tiền và bằng hiện vật đã bán thu được tiền. Cơ quan nào quyết định phạt tịch thu thì hạch toán vào Tiểu mục tương ứng của cơ quan đó. Ví dụ: cơ quan hải quan quyết định tịch thu, thì hạch toán Tiểu mục 4303, 4304; cơ quan thuế quyết định tịch thu thì hạch toán Tiểu mục 4312, 4313.

1.18. Mục 4450 “Các khoản huy động theo quy định của pháp luật”, Tiu mục 4451 “Xây dựng kết cấu hạ tầng”

Để phản ánh số thu huy động xây dựng kết cấu hạ tầng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (gồm cả số thu huy động quỹ công ích - nếu có). Các khoản đóng góp có tính chất tự nguyện, được phản ánh vào Mục 4500 “Các khoản đóng góp tự nguyện”.

1.19. Mục 4700 “Thu từ các khoản hoàn trả giữa các cấp ngân sách”

Để phản ánh thu các khoản hoàn trả giữa các cấp ngân sách từ khoản thu được hưởng theo tỷ lệ điều tiết, nhưng theo quy định phải chuyển cho cấp khác và thu hồi khoản bị điều tiết sai các năm trước.

Đối với khoản thu hồi do bị điều tiết sai các năm trước hạch toán vào tiểu mục 4703.

1.20. Mục 4850 “Thu từ hỗ trợ của địa phương khác

Để phản ánh số thu từ địa phương khác hỗ trợ theo quy định của Luật NSNN.

1.21. Mục 4900 “Các khoản thu khác"

- Tiểu mục 4902 “Thu hồi các khoản chi năm trước”:

+ Để phản ánh số thu hồi các khoản chi của NSNN đã cấp cho các đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới, đã được quyết toán vào niên độ năm trước, nhưng sau đó phát hiện đơn vị sử dụng sai quy định hoặc được cấp thừa, và cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi nộp NSNN.

+ Để phản ánh thu tiền bán vật tư, hàng hóa tồn kho đã được quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nay không dùng nữa (trừ khoản bán hàng dự trữ quốc gia đã hạch toán ở mục 3200, thu từ thanh lý tài sản đã được hạch toán ở Mục 3300 và Mục 3350).

- Tiểu mục 4907 “Thu chênh lệch giá bán trái phiếu so với mệnh giá”.

Để phản ánh phần thu bán trái phiếu cao hơn mệnh giá theo chế độ quy định.

- Các tiểu mục từ 4917 đến 4947 dùng để phản ánh các khoản thu tiền chậm nộp theo quy định (riêng khoản tiền chậm nộp phạt đã hạch toán ở mục 4250).

- Tiểu mục 4949 dùng để phản ánh các khoản thu phát sinh mà chưa có tiểu mục riêng và khoản thu hồi nợ các khoản thu không có tên riêng.

2. Về Mục và Tiểu mục chi NSNN từ Mục số 6000 đến Mục 9989

2.1. Tiểu mục 6003 “Lương hợp đồng theo chế độ” của Mục 6000 “Tiền lương”

Để hạch toán chi trả lương cho đối tượng hợp đồng theo chế độ được chi tiêu từ quỹ lương, biên chế của đơn vị theo quy định (không gồm các đối tượng ký hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP).

2.2. Tiu mục 6051 “Tiền công trả cho vị trí lao động thường xuyên theo hợp đồng”

Được dùng để phản ánh chi trả tiền công cho đối tượng không nằm trong chỉ tiêu biên chế, phải thực hiện chế độ ký hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .

2.3. Mục 6100 “Phụ cp lương”

- Tiểu mục 6105 - Phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ: Sử dụng để phản ánh khoản chi thanh toán tiền lương cho thời gian làm việc vào ban đêm và khoản chi thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo chế độ quy định. Nếu người lao động không có chế độ làm đêm theo quy định, thì không được thanh toán tiền lương làm vào ban đêm. Người lao động được đơn vị huy động làm thêm giờ ngoài giờ làm việc tiêu chuẩn, thì được thanh toán tiền làm thêm giờ cho số giờ làm việc vượt số giờ làm việc tiêu chuẩn.

- Tiểu mục 6114 - Phụ cấp trực: Sử dụng để phản ánh khoản chi thanh toán phụ cấp trực cho cán bộ công chức làm việc theo chế độ trực tại các cơ quan, đơn vị. Ví dụ như chế độ trực của ngành y tế theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

2.4. Mục 6150 “Học bổng và hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên, cán bộ đi học”

Để phản ánh cả các khoản chi học bổng, hỗ trợ người học theo ngành nghề đào tạo cho học sinh, sinh viên, cán bộ đi học (nếu có).

2.5. Mục 6200 “Tiền thưởng”

Để phản ánh các khoản chi thưởng theo chế độ của Nhà nước từ nguồn kinh phí NSNN. Trường hợp chi thưởng từ quĩ tiền thưởng của đơn vị thì không hạch toán vào đây.

2.6. Mục 6250 “Phúc lợi tập thể”

Để phản ánh các khoản chi NSNN có tính chất phúc lợi cho cán bộ, công chức nhà nước theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp chi phúc lợi từ quỹ phúc lợi của đơn vị, thì không hạch toán vào đây. Các khoản chi phúc lợi theo chế độ chung của Nhà nước hạch toán vào các Tiểu mục tương ứng thuộc Mục 6250, ví dụ khoản chi tiền nước uống hạch toán Tiểu mục 6257 Tiền nước ung”. Riêng Tiểu mục 6299 chỉ hạch toán khi có hướng dẫn cụ thể.

2.7. Mục 6300 “Các khoản đóng góp”

Để phản ánh phần kinh phí NSNN cấp cho đơn vị sử dụng lao động để nộp các quỹ như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế... theo chế độ quy định. Đối với phần do người lao động nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... được trích từ lương, thu nhập, đơn vị sử dụng lao động là người nộp thay nên không hạch toán vào chi NSNN.

Đối với bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hạch toán vào Tiểu mục 6349 “Các khoản đóng góp khác”.

2.8. Mục 6400 “Các khoản thanh toán khác cho cá nhân”

Để phản ánh các khoản chi thanh toán khác của NSNN cho cán bộ, công chức được hưởng theo chế độ quy định, được bố trí trong dự toán ngân sách nhưng chưa được hạch toán ở các Mục từ 6000 đến 6350 của Tiểu nhóm 0129 “Chi thanh toán cho cá nhân”.

- Tiểu mục 6401 “Tiền ăn”:

Để phản ánh các khoản chi NSNN cho các đối tượng được hưởng chế độ tiền ăn theo chế độ quy định như: hạ sĩ quan, chiến sĩ, vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ, công chức nhà nước làm việc trong các lĩnh vực đặc biệt... (không kể tiền ăn của học viên các trường giáo dưỡng, trại xã hội tập trung và tiền ăn của phạm nhân, can phạm trong các trại giam được hạch toán Tiểu mục 7011).

- Tiểu mục 6449 “Chi khác”:

Để phản ánh các khoản chi NSNN cho các đối tượng là cán bộ, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể; khi thực hiện nhiệm vụ này ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp lương và công tác phí... theo quy định còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp khác theo các quy định của cấp có thẩm quyền (nếu có), như: chi bồi dưỡng bằng tiền hoặc hiện vật; chi trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức chi trợ cấp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại... Tiểu mục 6449 không dùng để hạch toán khoản chi phụ cấp làm ngoài giờ hành chính và làm đêm. Khoản chi cho cán bộ, công chức, viên chức được huy động trực ngày lễ, ngày tết: nếu trực xử lý chuyên môn thì hạch toán khoản chi làm đêm, làm thêm giờ theo quy định; nếu trực tự vệ cơ quan, đơn vị mà trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị có quy định là khoản “bồi dưỡng”, được chi từ Quỹ phúc lợi cơ quan, không chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước thì không hạch toán vào Mục lục ngân sách nhà nước theo quy định.

2.9. Mục 6500 “Thanh toán dịch vụ công cộng’’

Để phản ánh các khoản chi thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, tiền vệ sinh môi trường cho các cơ quan làm dịch vụ công cộng có liên quan.

Tiểu mục 6504 “Tiền vệ sinh, môi trường:

Để phản ánh các khoản chi thanh toán cho công ty vệ sinh môi trường (như dọn vệ sinh cống rãnh, rác, phân, vệ sinh cơ quan...). Đối với tiền vệ sinh cơ quan do các lao động hợp đồng thực hiện không hạch toán ở Mục và Tiểu mục này, mà được hạch toán ở các Mục và Tiểu mục tương ứng.

Tiểu mục 6505 “Tiền khoán phương tiện theo chế độ”:

Khoản chi khoán phương tiện theo đơn giá khoán gồm tiền nhiên liệu và khấu hao xe được hạch toán vào Tiểu mục 6505.

2.10. Mục 6550 “Vật tư văn phòng”

Để phản ánh các khoản chi NSNN mua văn phòng phẩm, sổ sách, công cụ, dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng phục vụ cho hoạt động của văn phòng hoặc khoán chi văn phòng phẩm.

Đối với Tiểu mục 6552 - Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng: Dùng để phản ánh các khoản chi mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng không thuộc đối tượng quản lý theo quy định về tài sản.

2.11. Mục 6600 “Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

Để phản ánh các khoản chi NSNN thanh toán tiền cước phí bưu chính, điện thoại, tiền thuê bao kênh vệ tinh, các khoản chi liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, biên dịch tài liệu, xuất bản ấn phẩm truyền thông; mua báo, tạp chí, sách cho thư viện, lưu trữ, bảo tàng sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động truyền thống của các ngành, chi mua và phục chế hiện vật của nhà bảo tồn, bảo tàng... theo chế độ quy định (không kể các khoản chi của NSNN cho việc kỷ niệm các ngày lễ lớn đã được hạch toán ở Mục 7750, Tiểu mục 7752).

2.12. Mục 6650 “Hội nghị”

Để phản ánh các khoản chi cho hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề...

Tiểu mục 6653 và 6654 dùng để phản ánh các khoản chi tiền vé máy bay, ôtô, tàu; tiền thuê phòng ngủ cho các đại biểu mời không hưởng lương từ NSNN (đối với các khoản chi cho các đại biểu mời hưởng lương từ NSNN được hạch toán ở Mục 6700, các Tiểu mục tương ứng).

2.13. Mục 6700 Công tác phí

Tiểu mục 6704 - Khoán công tác phí dùng để phản ánh khoản chi tiền công tác phí theo định mức khoán theo chế độ quy định.

2.14. Mục 6750 “Chi phí thuê mướn”

Để phản ánh các khoản chi trả liên quan đến việc thuê mướn để phục vụ hoạt động của đơn vị (trừ các khoản thuê mướn, các khoản chi đã hạch toán ở các Mục 6600, 6650, 6900, 7000).

- Tiểu mục 6751 “Thuê phương tiện vận chuyển”:

Để phản ánh các khoản chi thuê xe ôtô, môtô, xe chuyên dùng, tàu, thuyền...

- Tiểu mục 6752 “Thuê nhà; thuê đất”:

Để phản ánh các khoản chi thuê trụ sở làm việc, lớp học, kho tàng, trạm, trại, hội trường (không kể thuê hội trường để phục vụ hội nghị đã được hạch toán Mục 6650),...

- Tiểu mục 6757 “Thuê lao động trong nước”:

Để phản ánh các khoản chi thuê lao động trong nước làm các công việc phục vụ công tác chuyên môn như bốc vác, vận chuyển, các khoản thuê lao động theo hợp đồng có thời hạn (theo thời vụ) ... Không bao gồm tiền công lao động theo hợp đồng thường xuyên (đã hạch toán Mục 6050).

- Tiểu mục 6758 “Thuê đào tạo lại cán bộ”:

Để phản ánh các khoản chi liên quan đến công tác đào tạo lại cán bộ như tiền thuê phòng học; thuê tài liệu, dụng cụ học tập; thuê giáo viên hoặc thanh toán chuyển trả tiền đào tạo cán bộ cho các trường đào tạo tập trung.

2.15. Mục 6900 “Sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng”

Để phản ánh các khoản chi như mua nguyên vật liệu, nhiên liệu; mua thiết bị phụ tùng thay thế; thuê nhân công và thuê phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên (kể cả các khoản thanh toán cho các hợp đồng thuê ngoài). Việc quản lý theo quy định về tài sản thì được mở sổ theo dõi, quản lý theo quy định.

2.16. Mục 6950 “Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn”

Dùng để hạch toán đối với tài sản từ nguồn kinh phí thường xuyên (theo quy định phải quản lý theo chế độ của tài sản nhà nước) dùng cho công tác chuyên môn.

Để phản ánh cả chi nộp Lệ phí trước bạ (nếu có) khi mua tài sản được tính vào giá mua tài sản. Việc quản lý theo quy định về tài sản thì được mở sổ theo dõi, quản lý theo quy định.

2.17. Mục 7000 “Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành”

Để phản ánh các khoản chi mua sắm vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng không phải là tài sản và khoản chi phí khác phục vụ hoạt động chuyên môn của từng ngành chưa được hạch toán vào các Mục của Tiểu nhóm 0130 “Chi về hàng hóa dịch vụ”.

Tiểu mục 7012 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành phản ánh các khoản chi cho công tác chuyên môn của các ngành, lĩnh vực như chi mua sách, tài liệu, chế độ dùng cho công tác chuyên môn của ngành (không phải là tài sản cố định), chi mua súc vật dùng cho hoạt động chuyên môn của ngành.

Đối với khoản chi thanh toán hợp đồng thực hiện nghiệp vụ chuyên môn được phản ánh vào Tiểu mục 7049 - Chi khác.

2.18. Mục 7050 “Mua sắm tài sản vô hình”

Dùng để hạch toán đối với tài sản là bằng sáng chế, mua bản quyền nhãn hiệu thương mại, mua phần mềm máy tính ứng dụng sẵn có hoặc chi phí đầu tư, xây dựng phần mềm máy tính từ nguồn kinh phí thường xuyên tạo ra tài sản quy định phải quản lý theo chế độ tài sản nhà nước.

2.19. Mục 7100 “Chi hỗ trợ kinh tế tập thể và dân cư’’

Để phản ánh các khoản chi NSNN hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể và dân cư.

- Tiểu mục 7101 “Chdi dân”:

Để phản ánh các khoản chi đưa, đón dân; các khoản chi phí vận chuyển và các khoản trợ cấp cho dân theo chế độ quy định.

- Tiểu mục 7102 “Chi hỗ trợ các loại hình hợp tác xã”:

Để phản ánh các khoản chi NSNN hỗ trợ về vốn, về thuốc sâu, phân bón... cho sản xuất (kể cả hỗ trợ các hợp tác xã khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra).

- Tiểu mục 7103 “Chi trợ cấp dân cư”:

Để phản ánh các khoản chi của NSNN trợ cấp cứu tế, cứu đói trực tiếp cho dân cư (kể cả các khoản hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai) và các khoản chi bằng tiền khác trực tiếp cho dân theo chế độ.

2.20. Mục 7400 “Chi viện trợ”

Để phản ánh các khoản chi viện trợ (chi đầu tư và chi thường xuyên) của NSNN cho công tác đào tạo, y tế, văn hóa, chi mua sắm, máy móc, thiết bị... cho Lào (C), cho Campuchia (K) và các Chính phủ, tổ chức ngoài nước khác.

2.21. Mục 7550 “Chi hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật Thuế giá trị gia tăng”

Để hạch toán Thuế GTGT kê khai “đầu vào” lớn hơn “đầu ra” theo quy định của Luật Thuế GTGT.

2.22. Mục 7650 “Chi trả các khoản thu nhầm, thu thừa năm trước và chi trả lãi do trả chậm”

Để hạch toán chi trả khoản thu nhầm, thu thừa, chi trả lãi do trả chậm căn cứ theo quy định của pháp luật; gồm cả khoản chi trả khoản thu Thuế GTGT nộp nhầm, thừa.

2.23. Mục 7700 “Chi hoàn trả giữa các cấp ngân sách”

Để phản ánh các khoản chi trả giữa các cấp ngân sách từ số thu được hưởng theo tỷ lệ điều tiết, nhưng phải chuyển trả ngân sách cấp khác và khoản đã điều tiết sai trong các năm trước.

Đối với các khoản chi trả ngân sách cấp trên hoặc trả ngân sách cấp dưới do thực hiện sai tỷ lệ điều tiết từ các năm trước được hạch toán Tiểu mục 7703.

Trường hợp chi trả các khoản đã thu năm trước cho các đối tượng thì được hạch toán vào các Tiểu mục từ 7651 đến 7655 tương ứng với cơ quan quyết định hoàn trả và tính chất hoàn trả.

2.24. Mục 7750 “Chi khác”

Tiểu mục 7764 - Chi lập quỹ khen thưởng theo chế độ quy định phản ánh khoản chi lập quỹ khen thưởng theo chế độ của các đơn vị chức năng để khen thưởng cho đơn vị khác, như cơ quan thi đua khen thưởng, cơ quan nội vụ, khác với nội dung chi khen thưởng của chính đơn vị sự nghiệp có thu từ quỹ khen thưởng được trích lập (Tiểu mục 7953).

Tiểu mục 7799 “Chi các khoản khác”: Để phản ánh khoản chi ngân sách khác (ngoài các khoản chi đã được phản ánh vào các Tiểu mục có tên theo nội dung kinh tế cụ thể trong Mục 7750).

2.25. Mục 7850 “Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và các cấp trên cơ sở, các đơn vị hành chính, sự nghiệp”

Đối với các khoản phụ cấp trách nhiệm của cấp ủy viên kiêm nhiệm công tác đảng được phản ánh tại Tiểu mục 7854 “Chi thanh toán các dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc; chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác Đảng, các chi phí Đảng vụ khác và phụ cấp cấp ủy”.

2.26. Mục 7950 “Chi lập các quỹ của đơn vị thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp có thu theo chế độ quy định”

Đối với khoản chi phúc lợi bắt buộc phải chi từ Quỹ phúc lợi thì phải thực hiện trích lập Quỹ phúc lợi theo chế độ và khi trích lập Quỹ hạch toán theo Tiểu mục tương ứng Mục 7950 - Chi lập các quỹ của đơn vị thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp có thu. Khi chi từ Quỹ phúc lợi thì không hạch toán vào NSNN.

2.27. Mục 8950 “Đầu tư vn cho các doanh nghiệp, các qu

Ngày 08/02/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 11/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khi thực hiện chi ngân sách nhà nước ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội hạch toán theo Tiểu mục: 8999 - Khác.

2.28. Mục 9400 “Chi phí khác

Đối với các khoản mua sắm ô tô của ban quản lý dự án đầu tư phản ánh Tiểu mục 9401 - Chi phí quản lý dự án.

Tiểu mục 9449 “Chi khác”: Các khoản chi khác theo quy định quản lý đầu tư chưa có tiểu mục riêng, được phản ánh ở tiểu mục này.

3. Về Mục và Tiểu mục vay và trả nợ gốc vay, theo dõi chuyển nguồn, tạm ứng

3.1. Mã số danh mục các Mục, Tiểu mục theo dõi vay và trả nợ gốc vay của NSNN (Mục 0820 và Mục 0840)

Để phản ánh số vay và trả nợ gốc vay của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo chế độ quy định. Việc hạch toán theo quy định của chế độ kế toán NSNN: Số đi vađược hạch toán vào bên có Tài khoản phải trả nợ vay; sổ trả nợ gốc vay được hạch toán bên nợ Tài khoản phải trả nợ vay. Khi báo cáo phải lập theo số phát sinh vay và trả nợ vay trong năm.

3.2. Mã số danh mục theo dõi chuyển nguồn giữa các năm

Khi “chi” chuyển nguồn sang năm sau hạch toán Mục 0950, các Tiểu mục tương ứng thuộc sổ năm nay, đồng thời hạch toán “thu” từ nguồn năm trước chuyển sang năm nay - Mục 0900, các Tiểu mục tương ứng thuộc sổ năm sau. Cụ thể:

a) Mục 0900 “Nguồn năm trước chuyển sang năm nay”

Mục 0900 dùng để phản ánh thu năm nay từ nguồn năm trước chuyển sang.

- Tiểu mục 0913 “Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội” và Tiểu mục 0963 “Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội”:

Dùng để phản ánh khoản kinh phí xử lý tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương, bảo trợ xã hội tăng thêm khi tăng tiền lương cơ sở theo quy định.

- Tiểu mục 091“Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi”:

Để phản ánh các khoản kinh phí thực hiện cơ chế “khoán” về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo quy định của Chính phủ; kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ và các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi; và các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi.

- Tiểu mục 0915 “Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị d toán cp trên điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị dự toán trực thuộc”:

Để phản ánh nguồn năm trước đã giao đơn vị được chuyển sang năm nay theo các văn bản bổ sung dự toán của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân hoặc ủy quyền cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch) sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán.

- Tiểu mục 0916 “Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí trong thời gian thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định”:

Để phản ánh kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian thực hiện chương trình, dự án, đề tài được cấp có thẩm quyền giao hoặc hợp đồng ký kết với Chủ nhiệm chương trình.

- Tiểu mục 0917 “Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi được phép chuyển sang năm nay theo quy định”:

Để phản ánh nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm trước, được cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Thường trực Hội đồng nhân dân) cho phép chuyển sang năm nay thực hiện theo mục tiêu đã xác định (ví dụ như: tăng thu dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương; giảm bù thu theo chế độ...).

b) Mục 0950 “Chuyn nguồn năm nay sang năm sau’’

Các Tiểu mục của Mục 0950 đối ứng các Tiểu mục của Mục 0900 nhưng khác niên độ. Mục 0950 thuộc niên độ ngân sách năm nay - năm chi chuyển nguồn, dùng để phản ánh khoản chi chuyển nguồn năm nay sang năm sau.

- Tiểu mục 0964 “Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi”:

Để phản ánh các nguồn kinh phí còn dư (nếu có) theo chế độ quy định của năm nay, được phép chuyển sang năm sau (cơ quan tài chính không phải xét chuyển) như: kinh phí thực hiện cơ chế “khoán” kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo quy định của Chính phủ. Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi.

- Tiểu mục 0965 “Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị dự toán trực thuộc”:

Để phản ánh nguồn năm nay đã giao đơn vị được chuyển sang năm sau theo các văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân hoặc ủy quyền cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch).

- Tiểu mục 0966 “Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí trong thời gian thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định”

Để phản ánh kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian thực hiện chương trình, dự án, đề tài được cấp có thẩm quyền giao hoặc hợp đồng ký kết với Chủ nhiệm chương trình.

- Tiểu mục 0967 “Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi được phép chuyển sang năm sau theo quy định”:

Để phản ánh nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm nay, được cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp) cho phép chuyển sang năm sau thực hiện theo mục tiêu đã xác định (ví dụ như: tăng thu dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, bù giảm thu theo chế độ...).

c) Về hạch toán các khoản tạm ứng ngân sách theo Tiểu mục

Khi tạm ứng ngân sách thực hiện hạch toán chi tiết theo Tiểu mục như sau:

- Nếu đã xác định rõ nội dung theo Tiểu mục, thì hạch toán vào Tiểu mục tương ứng.

- Nếu chưa xác định được nội dung theo Tiểu mục, thì hạch toán vào Tiểu mục 7799 “Chi các khoản khác”.

d) Về mục tạm thu, tạm chi chưa đưa vào cân đối ngân sách: Để hạch toán các khoản tạm thu, tạm chi chưa đủ điều kiện xác định Mục, Tiểu mục thuộc NSNN.

V. Mã Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia

- Phân loại Mục lục NSNN theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia là việc phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi NSNN cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng.

- Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được mã số hóa theo 4 ký tự, là số chẵn theo hàng chục. Các chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được chi tiết theo các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc từng chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, được mã hóa theo 4 ký tự liền sau mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9.

+ Đối với các chương trình do Trung ương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 0001 đến 4999; khoảng cách giữa các chương trình, mục tiêu là 20 giá trị. Riêng Chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước (Mã số 0210) có 40 giá trị. Đối với 21 Chương trình mục tiêu ban hành theo Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015; chương trình, mục tiêu xử lý chất độc da cam Dioxin; hoạt động bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ là 10 giá trị.

+ Đối với các chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 5000 đến 9989; khoảng cách giữa các chương trình, mục tiêu là 10 giá trị.

Đối với các địa phương có nhu cầu quản lý, hạch toán riêng các chương trình mục tiêu do địa phương quyết định ban hành: Sở Tài chính có văn bản đề xuất cụ thể (kèm theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình mục tiêu của địa phương) gửi Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước) để xác định mã số cụ thể và thông báo gửi địa phương thực hiện.

- Khi hạch toán các khoản chi NSNN cho chương trình, mục tiêu, chỉ hạch toán theo mã số các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án; căn cứ mã số của các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án, tổng hợp thông tin về số chi NSNN cho cả chương trình, mục tiêu tương ứng.

Đối với các khoản chi NSNN không thuộc chương trình, mục tiêu thì không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu.

- Trường hợp địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, mục tiêu do Trung ương quyết định thì phải hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định (không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành).

Khi sử dụng Mục lục NSNN theo mã chương trình, mục tiêu và Dự án quốc gia, cần lưu ý một số nội dung sau:

- 02 mã chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và mã Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), trong đó đã quy định các mã dự án theo dõi số chi NSNN cho chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 và chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016; mã Chương trình mục tiêu theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/08/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.

- 05 mã chương trình mục tiêu hiện hành trong mã 0950 “Các chương trình, mục tiêu, dự án khác”, gồm: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (mã số 0965), Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (mã số 0966), Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (mã số 0967), Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ (mã số 0968), Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân (mã số 0971)

VI. Mã Nguồn NSNN

- Phân loại Mục lục NSNN theo mã Nguồn NSNN là việc phân loại trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao cho đơn vị dự toán (gồm cả bổ sung hoặc thu hồi trong quá trình điều hành ngân sách) theo quy định của Luật NSNN, được phân loại căn cứ nguồn gốc hình thành, bao gồm nguồn trong nước và nguồn ngoài nước, cụ thể:

+ Nguồn ngoài nước là nguồn vốn nước ngoài tài trợ theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể theo cam kết của nhà tài trợ, bên cho vay nước ngoài được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

+ Nguồn trong nước là các nguồn vốn còn lại, bao gồm cả nguồn vốn ngoài nước tài trợ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể được coi là nguồn vốn trong nước và được hạch toán theo mã nguồn trong nước.

- Nguồn NSNN được mã hóa theo 2 ký tự, trong đó:

+ Nguồn vốn trong nước: Mã số 01

+ Nguồn vốn ngoài nước: Mã số 50

- Đối với mã nguồn trong nước, hạch toán chi thường xuyên theo mã số tính chất nguồn kinh phí; chi đầu tư theo mã số nguồn vốn đầu tư. Bộ Tài chính quy định danh mục mã số và hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp hạch toán chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư trong chế độ kế toán nhà nước.

- Đối với mã nguồn ngoài nước, trường hợp có đầy đủ chứng từ để xác định mã số cụ thể theo nguyên tắc trên, kế toán hạch toán các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ, vay nợ chi tiết theo mã các nhà tài trợ cụ thể. Trường hợp khoản thu, chi từ nguồn viện trợ, vay nợ có nhiều nhà tài trợ nhưng không xác định số thu, chi theo từng nhà tài trợ cụ thể, kế toán hạch toán vào mã nhà tài trợ khác.

VII. Mã cấp NSNN

- Cấp ngân sách được phân loại dựa trên cơ sở phân cấp quản lý NSNN cho từng cấp chính quyền để hạch toán các khoản thu, chi NSNN của từng cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN.

Cấp ngân sách bao gồm: Ngân sách trung ương (mã số: 1) , ngân sách cấp tỉnh (mã số: 2), ngân sách cấp huyện (mã số: 3), ngân sách cấp xã (mã số: 4).

- Nguyên tắc hạch toán:

+ Đối với thu NSNN

Đơn vị nộp khoản thu vào NSNN không ghi mã số cấp ngân sách. Căn cứ vào chế độ phân cấp nguồn thu NSNN của cấp có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước hạch toán số thu theo từng cấp ngân sách vào hệ thống kế toán NSNN.

+ Đối với chi NSNN

Các cơ quan, đơn vị khi quyết định dự toán, phát hành chứng từ chi NSNN (giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền, chứng từ chi NSNN khác), phải ghi rõ khoản chi thuộc ngân sách cấp nào. Trên cơ sở đó, Kho bạc nhà nước hạch toán mã số chi theo cấp ngân sách tương ứng vào hệ thống kế toán NSNN.

Ví dụ: Chi kinh phí ủy quyền về người có công với cách mạng, phòng Lao động và Thương binh xã hội cấp huyện được phân bổ và giao quản lý kinh phí chi về người có công với cách mạng, thì hạch toán mã số 1 - ngân sách trung ương (vì kinh phí người có công với cách mạng thuộc ngân sách trung ương do Bộ Lao động và Thương binh xã hội ủy quyền). Khi chi cho hoạt động của phòng Lao động và Thương binh xã hội, thuộc ngân sách cấp huyện, hạch toán mã số 3 - ngân sách cấp huyện.

VIII. Hướng dẫn sử dụng Bảng chuyển đổi số 01/BCĐ và Bảng chuyển đổi số 02/BCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016

1. Hướng dẫn sử dụng Bảng chuyển đổi số 01/BCĐ áp dụng cho năm 2017

Bảng chuyển đổi số 01/BCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 áp dụng cho ngân sách năm 2017 như sau:

Chuyển đổi từ công năng chính của các dự án đầu tư của ngành lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg và lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 sang mã số nhiệm vụ chi áp dụng cho năm 2017 theo Bảng số 01/BCĐ-Bảng chuyển đổi theo công năng chính của dự án đầu tư của ngành lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg và lĩnh vực chNSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 sang mã số nhiệm vụ cháp dụng cho ngân sách năm 2017 (gọi tắt là Bảng s 01/BCĐ).

Căn cứ dự toán chi ngân sách năm 2017 được Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thủ tướng Chính phủ (hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ủy ban Nhân dân quyết định; căn cứ công năng chính của các dự án đầu tư của ngành lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg để chuyển đổi sang lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13; từ lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 chuyển sang mã số nhiệm vụ chi áp dụng cho năm 2017 theo Bảng số 01/BCĐ, ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016.

Mã nhiệm vụ chi NSNN áp dụng cho việc thể hiện dự toán ngân sách năm 2017 được cấp có thẩm quyền quyết định; dự toán của cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị dự toán cấp I cùng cấp và số bổ sung cho cấp dưới (nếu có); phân bổ dự toán được giao của các đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc vào Hệ thống thông tin quản lý ngân sách - kho bạc (TABMIS). Từ mã nhiệm vụ chi, chuyển sang Loại, Khoản của mục lục NSNN theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

1.1. Dự toán chi đầu tư phát triển được cấp thẩm quyền giao theo ngành, lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/09/2015, căn cứ công năng chính của dự án để chuyển đổi như sau:

Ví dụ 1: Theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg , các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Công nghiệp, gồm: điện phục vụ quốc phòng, quốc phòng (các dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng), được chuyển đổi sang lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi quốc phòng; từ lĩnh vực chi NSNN là chi quốc phòng được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 835.

Ví dụ 2: Theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg , các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Khoa học, công nghệ, gồm: các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm, các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các phòng thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; các trạm, trại thực nghiệm; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được chuyển đổi sang lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi sự nghiệp khoa học và công nghệ; từ lĩnh vực chi NSNN là sự nghiệp khoa học và công nghệ được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 838.

Ví dụ 3: Theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg , các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Quản lý nhà nước, gồm: các dự án trụ sở, nhà công vụ của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ; trụ sở của các bộ, ngành trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư; trụ sở các cơ quan tư pháp; trụ sở của các cấp chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp); dự án mua mới, xây dựng và cải tạo trụ sở làm việc, nhà ở của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan khác của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài; Bảo mật và an toàn thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước, được chuyển đổi sang lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; từ lĩnh vực chi NSNN là Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 847.

1.2. Dự toán chi được cấp thẩm quyền giao lĩnh vực chi NSNN theo Điều 36, 38 Luật NSNN số 83/2015/QH13, được chuyển đổi như sau:

Ví dụ 1: Dự toán chi thường xuyên được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi quốc phòng, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 861.

Ví dụ 2: Dự toán chi đầu tư phát triển được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 828.

Ví dụ 3: Dự toán chi đầu tư phát triển được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 848.

Ví dụ 4: Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 911;

Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là Chi viện trợ, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 931;

Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi dự phòng, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 932;

Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là Chi cho vay theo quy định của pháp luật, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 949;

Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ theo khoản 9 Điều 9 Luật NSNN, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 971.

Ví dụ 5: Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi nhiệm vụ chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 934;

Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là Chi bổ sung có mục tiêu, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 951;

Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi bổ sung cân đối ngân sách, được chuyển đổi sang mã nhiệm vụ chi NSNN là 952.

2. Hướng dẫn sử dụng Bảng chuyển đổi số 02/BCĐ áp dụng từ ngân sách năm 2018

Bảng chuyển đổi số 02/BCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 áp dụng từ ngân sách năm 2018 như sau:

Chuyển đổi theo công năng chính của các dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg và lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 sang danh mục mã số loại, khoản áp dụng từ năm 2018 theo Bảng số 02/BCĐ - Bảng chuyển đổi theo công năng chính các dự án đầu tư của ngành lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg và lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 sang danh mục mã số loại, khoản theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 áp dụng từ ngân sách năm 2018 (gọi tắt là Bảng s 02/BCĐ).

Căn cứ dự toán chi NSNN được Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thủ tướng Chính phủ (hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ủy ban Nhân dân quyết định; căn cứ quyết định phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ công năng chính của các dự án đầu tư của ngành lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg để chuyển đổi sang lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13; từ lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 sang Danh mục mã số Loại - Khoản áp dụng từ năm ngân sách 2018 theo Bảng số 02/BCĐ, ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016.

2.1. Dự toán chi đầu tư phát triển được cấp thẩm quyền giao theo ngành, lĩnh vực đầu tư công theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/09/2015, căn cứ công năng chính của dự án để chuyển đổi như sau:

Ví dụ 1: Theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg , các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Công nghiệp, gồm: điện phục vụ quốc phòng, quốc phòng (các dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng), được chuyển đổi sang lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi quốc phòng; từ lĩnh vực chi quốc phòng được chuyển đổi sang mã Loại là 010.

Căn cứ dự án có công năng chính phục vụ thuộc khoản nào, chuyển đổi vào mã khoản đó như: điện phục vụ quốc phòng, công năng chính phục vụ hoạt động quốc phòng ghi mã khoản 011; các dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng ghi mã khoản 011;...

Ví dụ 2: Theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg , các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Khoa học, công nghệ, gồm: các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm, các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các phòng thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; các trm, trại thực nghiệm; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được chuyển đổi sang lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi khoa học và công nghệ; từ lĩnh vực chi là Khoa học và công nghệ được chuyển đổi sang mã Loại là 100.

Căn cứ dự án có công năng chính phục vụ thuộc khoản nào, chuyển đổi vào mã khoản đó như: các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc hoạt động khoa học tự nhiên và kỹ thuật ghi mã khoản 101; các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc hoạt động khoa học xã hội và nhân văn ghi mã khoản 102; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc hoạt động khoa học tự nhiên và kỹ thuật ghi mã khoản 101;...

Ví dụ 3: Theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg , các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực là Quản lý nhà nước, gồm: các dự án trụ sở, nhà công vụ của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ; trụ sở của các Bộ, ngành trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư; trụ sở các cơ quan tư pháp; trụ sở của các cấp chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp); dự án mua mới, xây dựng và cải tạo trụ sở làm việc, nhà ở của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan khác của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài; Bảo mật và an toàn thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước, được chuyển đổi sang lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; từ lĩnh vực chi là Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật được chuyển đổi sang mã Loại là 340.

Căn cứ dự án có công năng chính phục vụ thuộc khoản nào, chuyển đổi vào mã khoản đó như: các dự án trụ sở, nhà công vụ của các cơ quan Đảng ghi mã khoản 351; các dự án trụ sở của các Bộ, ngành trung ương ghi mã khoản 341; các dự án các tổ chức chính trị - xã hội ghi mã khoản 361,...

2.2. Dự toán chi được cấp thẩm quyền giao nhiệm vụ chi NSNN theo Điều 36, 38 Luật NSNN số 83/2015/QH13, được chuyển đổi như sau:

Ví dụ 1: Dự toán chi thường xuyên được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực quốc phòng, được chuyển đổi sang mã Loại là 010;

Ví dụ 2: Dự toán chi đầu tư phát triển được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 các dự án là lĩnh vực chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật quốc phòng, được chuyển đổi sang mã Loại là 400.

Căn cứ dự án có công năng chính phục vụ thuộc khoản nào, chuyển đổi vào mã khoản đó như: dự án đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp ghi mã khoản là 405.

Ví dụ 3: Dự toán chi đầu tư phát triển được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi bảo đảm xã hội, được chuyển đổi sang mã Loại là 370.

Căn cứ dự án có công năng chính phục vụ thuộc khoản nào, chuyển đổi vào mã khoản đó như: dự án đầu tư cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, ghi mã khoản là 398; dự án xây dựng nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công ghi mã khoản là 371.

Ví dụ 4: Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay, được chuyển đổi sang mã khoản là 401- trả nợ lãi, phí và chi khác tiền vay.

Ví dụ 5: Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi viện trợ, được chuyển đổi sang mã khoản là 402-Viện trợ.

Ví dụ 6: Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, được chuyển đổi sang mã khoản là 408- Bổ sung quỹ dự trữ tài chính.

Ví dụ 7: Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi bổ sung mục tiêu ngân sách, được chuyển đổi sang mã khoản là 432- Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới; Dự toán chi được giao theo lĩnh vực chi NSNN theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 là lĩnh vực chi bổ sung cân đối ngân sách, được chuyển đổi sang mã khoản là 431- Bổ sung cân đối ngân sách cấp dưới.

Ví dụ 8: Chi hỗ trợ địa phương khác được giao theo lĩnh vực chi NSNN là chi hỗ trợ địa phương khác (theo Khoản 9, Điều 9 Luật NSNN) được chuyển sang mã khoản là 435 - Hỗ trợ địa phương khác theo quy định.

Căn cứ vào chế độ quy định và hướng dẫn tại công văn này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (Vụ Kế hoạch - Tài chính); các cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, cơ quan thu các cấp có trách nhiệm phổ biến hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các đơn vị được phân cônquản lý thực hiện việc lập dự toán, phân bổ giao dự toán, chấp hành dự toán và kế toán, quyết toán thu chi NSNN, cập nhật kịp thời vào hệ thống thông tin, ng dụng, cơ sở dữ liệu của cơ quan, đơn vị. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) để nghiên cứu và hướng dẫn kịp thời./.

Nơi nhận:
Như trên;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, KBNN
(300 bản)

TL. BỘ TRƯỞNG
TỔNG GIÁM ĐỐC KHO BẠC NHÀ NƯỚC




Nguyễn Hồng Hà

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN MỘT SỐ TIỂU MỤC PHÍ, LỆ PHÍ
(Kèm theo Công văn số 7078/BTC-KBNN ngày 30/5/2017 của Bộ Tài chính)

 

Mục

Tiểu mục

Tên phí, lệ phí

2100

 

Phí trong lĩnh vực khác

 

2106

Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật

 

2107

Phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức

 

2108

Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật

 

2111

Phí xác minh giấy tờ, tài liệu, bao gồm:

 

 

- Phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước

 

 

- Phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân nước ngoài

 

2146

Thu nợ phí xăng dầu

 

2147

Thu nợ phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng

 

2148

Thu nợ phí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

2150

 

Phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

 

2151

Phí kiểm dịch, bao gồm:

 

 

- Phí kiểm dịch động vật, thực vật

 

 

- Phí kiểm dịch sản phẩm động vật

 

2152

Phí giám sát khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

 

2153

Phí kiểm soát giết mổ động vật

 

2157

Phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản

 

2162

Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống

 

2163

Phí phòng, chống dịch bệnh cho động vật

 

2164

Phí bảo hộ giống trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

 

2165

Phí kiểm nghiệm an toàn thực phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nhập khẩu

 

2166

Phí thẩm định trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu;

 

 

- Phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

 

 

- Phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản;

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

 

 

- Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

 

 

- Phí thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

 

2167

Phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá

2200

 

Phí thuộc lĩnh vực ngoại giao

 

2206

Phí xác nhận đăng ký công dân

 

2207

Phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài

 

2208

Phí tiếp nhận và vận chuyển đơn, chứng cứ của công dân và pháp nhân Việt Nam

 

2211

Phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự

2250

 

Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, đầu tư, xây dựng

 

2251

Phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

 

2254

Phí thẩm định hồ sơ mua bán, thuê, cho thuê tàu, thuyền, tàu bay

 

 

- Phí thẩm định hồ sơ mua, bán, thuê, cho thuê tàu, thuyền;

 

 

- Phí thẩm định hồ sơ mua bán, thuê, cho thuê tàu bay;

 

 

- Phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển

 

2255

Phí thẩm định đầu tư, dự án đầu tư, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị;

 

 

- Phí thẩm định các đồ án quy hoạch;

 

 

- Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

 

 

- Phí thẩm định thiết kế cơ sở;

 

 

- Phí thẩm định thiết kế kỹ thuật;

 

 

- Phí thẩm định dự toán xây dựng

 

2262

Phí xử lý vụ việc cạnh tranh, bao gồm:

 

 

- Phí giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh;

 

 

- Phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;

 

 

- Phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh

 

2263

Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

 

2264

Phí trong lĩnh vực hóa chất, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định cấp phép sản xuất hóa chất Bảng, DOC, DOC-PSF

 

 

- Phí thẩm định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

 

 

- Phí thẩm định xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh, hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện

 

2265

Phí thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xây dựng, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

 

 

- Phí thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng

 

 

- Phí thẩm định điều kiện hoạt động thương mại điện tử

 

 

- Phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

 

 

- Phí thẩm định điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại

 

2266

Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp

 

2267

Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu

2300

 

Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

 

2301

Phí thuộc lĩnh vực đường bộ, bao gồm:

 

 

- Phí sử dụng đường bộ

 

 

- Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè ph

 

 

- Phí sát hạch lái xe

 

2302

Phí thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa, bao gồm:

 

 

- Phí sử dụng vị trí neo, đậu

 

 

- Phí thẩm định công bố cầu, bến thủy nội địa, bến thủy nội địa

 

 

- Phí thẩm tra cấp giấy phép hoạt động cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa

 

 

- Phí xác nhận kháng nghị hàng hải (đối với hoạt động hàng hải nội địa)

 

 

- Phí trọng tải tàu, thuyền

 

 

- Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

 

 

- Phí luồng, lạch đường thủy nội địa

 

 

- Phí trình báo đường thủy nội địa

 

 

- Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưng, máy trưởng

 

2303

Phí thuộc lĩnh vực đường biển, bao gồm:

 

 

- Phí sử dụng vị trí neo, đậu

 

 

- Phí bảo đảm hàng hải

 

 

- Phí kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển

 

 

- Phí thm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

 

 

- Phí xác nhận kháng nghị hàng hải (đối với hoạt động hàng hải quốc tế)

 

 

- Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển, kế hoạch an ninh cảng biển, cấp sổ lý lịch tàu biển

 

 

- Phí thẩm định công bố cầu, bến cảng biển, khu nước, vũng nước, thông báo hàng hải

 

 

- Phí thẩm tra cấp giấy phép hoạt động cảng biển

 

 

- Phí trọng tải tàu, thuyền

 

 

- Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng

 

2316

Phí thuộc lĩnh vực hàng không, bao gồm:

 

 

- Phí kiểm định cấp giấy chng nhận đủ điều kiện bay cho tàu bay

 

 

- Phí kiểm định cấp giấy chứng nhận loại tàu bay, chứng chỉ đủ điều kiện kỹ thuật các phương tiện thiết bị hàng không sản xuất mới đưa vào sử dụng

 

 

- Phí cung cấp thông tin trong sổ đăng bạ tàu bay

 

 

- Phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay

 

 

- Phí bay qua vùng trời Việt Nam

 

 

- Phí phân tích dữ liệu bay

 

 

- Phí thẩm định cấp chứng ch, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay

 

 

Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không

 

2323

Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt

2350

 

Phí thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông

 

2351

Phí sử dụng tần số vô tuyến điện

 

2352

Phí duy trì sử dụng tên miền và địa chỉ Internet, bao gồm:

 

 

- Phí duy trì sử dụng tên miền quốc gia.VN

 

 

- Phí duy trì sử dụng địa chỉ internet IP

 

2353

Phí sử dụng mã, số viễn thông

 

2361

Phí quyền hoạt động viễn thông, bao gồm:

 

 

- Phí thiết lập mạng viễn thông công cộng

 

 

- Phí cung cấp dịch vụ viễn thông

 

 

- Phí thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông

 

 

- Phí thiết lập mạng viễn thông dùng riêng

 

 

- Phí lắp đặt cáp viễn thông trên biển

 

2362

Phí thẩm định điều kiện hoạt động viễn thông

 

2363

Phí thẩm định điều kiện hoạt động bưu chính

 

2364

Phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số

 

2365

Phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

 

2366

Phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi điện tử trên mạng

 

2367

Phí thẩm định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin

 

2368

Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng

2400

 

Phí thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng

 

2404

Phí phòng cháy, chữa cháy, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy

 

 

- Phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

 

2416

Phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ

 

2418

Phí thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng

 

2421

Phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

 

2422

Phí thẩm định cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự; giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự; giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự

2450

 

Phí thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch

 

2452

Phí thăm quan, bao gồm:

 

 

Phí thăm quan danh lam thng cảnh

 

 

Phí thăm quan di tích lịch sử

 

 

Phí thăm quan công trình văn hóa, bảo tàng

 

2453

Phí thẩm định văn hóa phẩm, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định nội dung văn hóa phẩm xuất khẩu, nhập khẩu

 

 

- Phí thm định kịch bản phim và phân loại phim

 

 

- Phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn; phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên các vật liệu khác

 

 

- Phí thẩm định nội dung tài liệu xuất bản phẩm không kinh doanh

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

 

2455

Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định, phân hạncơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

 

 

- Phí thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

 

 

- Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

 

 

- Phí thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực thể dục, thể thao

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

 

 

- Phí thẩm định cấp, giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường

 

2456

Phí thư viện

 

2457

Phí bảo quản ký gửi và sử dụng tài liệu lưu trữ

 

2458

Phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả

2500

 

Phí thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ

 

2504

Phí sở hữu trí tuệ, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định về sở hữu công nghiệp

 

 

- Phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp

 

 

- Phí thẩm định đăng ký quốc tế về sở hữu công nghiệp có nguồn gốc Việt Nam

 

 

- Phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại, phản đối đơn về sở hữu công nghiệp

 

 

- Phí công b, đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp

 

 

- Phí sử dụng văn bằng bảo hộ

 

 

- Phí thẩm định đơn đăng ký quốc tế sở hữu công nghiệp có chỉ định Việt Nam

 

2505

Phí cấp mã số, mã vạch, bao gồm:

 

 

- Phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số, mã vạch

 

 

- Phí duy trì sử dụng mã số, mã vạch

 

 

- Phí sử dụng mã doanh nghiệp, mã GLN (một mã), mã EAN-8

 

 

- Phí đăng ký sử dụng mã nước ngoài

 

2506

Phí sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

 

2507

Phí thẩm định an toàn phóng xạ, bức xạ, an ninh hạt nhân, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép vận hành, sử dụng thiết bị chiếu xạ

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép sản xuất, chế biến, lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ; giấy phép chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khu cht phóng xạ, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, thiết bị hạt nhân

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, cht thải phóng xạ

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép vận chuyển vật liệu chất phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu

 

2508

Phí thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

 

2511

Phí thẩm định điều kiện cấp giấy phép đăng ký dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

 

2512

Phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ

 

2513

Phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học, công nghệ

2550

 

Phí thuộc lĩnh vực y tế

 

2561

Phí thẩm định hoạt động, tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

 

 

- Phí thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm

 

 

- Phí thẩm định cấp phép cơ sở đủ điều kiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính

 

 

- Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực dược, mỹ phẩm

 

 

- Phí thẩm định hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

 

 

- Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm an toàn sinh học, HIV, tiêm chủng

 

2565

Phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa

 

2566

Phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành, nhập khẩu, xuất khẩu, công bố trang thiết bị y tế

 

2567

Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm

 

 

- Phí thm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố hóa chất trong gia dụng và y tế

 

 

- Phí thẩm định cấp tiếp nhận, nhập khẩu, xuất khẩu, xác nhận trong lĩnh vực chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong gia dụng và y tế

 

 

- Phí thm định cp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

2600

 

Phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường

 

2618

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải

 

2624

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là dầu thô và khí thiên nhiên

 

2625

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản còn lại

 

2626

Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa đo đạc và bản đồ khi xuất khẩu, nhập khẩu

 

2627

Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

2628

Phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản

 

2631

Phí khai thác, sử dụng nguồn nước, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất

 

 

- Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất

 

 

- Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển

 

 

- Phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi

 

2632

Phí thẩm định điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen

 

 

- Phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép nhập khu phế liệu, xử lý chất thải nguy hại

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

 

2633

Phí khai thác, sử dụng tài liệu, dữ liệu tài nguyên và môi trường (không bao gồm phí khai thác và sử dụng tài liệu dầu khí), bao gồm:

 

 

- Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai

 

 

- Phí khai thác và sử dụng tài liệu thăm dò điều tra địa chất và khai thác mỏ

 

 

- Phí khai thác và sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản

 

 

- Phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn

 

 

- Phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia

 

 

- Phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường

 

 

- Phí khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường bin và hải đảo

 

2634

Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung

 

2635

Phí thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển

 

2636

Phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

 

2637

Phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

 

2638

Phí khai thác và sử dụng tài liệu dầu khí

2650

 

Phí thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

 

2652

Phí dịch vụ thanh toán trong hoạt động của Kho bạc nhà nước

 

2663

Phí hải quan

 

2664

Phí quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, bao gồm:

 

 

- Phí quản lý và giám sát hoạt động chứng khoán

 

 

- Phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm

 

 

- Phí quản lý và giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán

 

2665

Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực tài chính, bao gồm:

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán

 

 

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

2700

 

Phí thuộc lĩnh vực tư pháp

 

2701

Án phí, bao gồm:

 

 

- Án phí hình sự

 

 

- Án phí dân sự

 

 

- Án phí kinh tế

 

 

- Án phí lao động

 

 

- Án phí hành chính

 

2703

Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, bao gồm:

 

 

- Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyn sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

 

 

- Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay

 

 

- Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển

 

 

- Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển

 

2706

Phí thi hành án dân sự

 

2707

Phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự có yếu tố nước ngoài

 

2715

Phí công chứng

 

2716

Phí chứng thực, bao gồm:

 

 

- Phí chứng thực bản sao từ bản chính

 

 

- Phí chứng thực chữ ký

 

 

- Phí chứng thực hợp đồng giao dịch

 

2717

Phí thẩm định điều kiện hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp

 

2718

Phí đăng ký giao dịch bảo đảm

 

2721

Phí sử dụng thông tin, bao gồm:

 

 

- Phí cấp cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp

 

 

- Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam

 

 

- Phí xác nhận là người gốc Việt Nam

 

 

- Phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch

 

2722

Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm

2750

 

Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân

 

2751

Lệ phí quốc tịch

 

2752

Lệ phí cấp hộ chiếu, bao gồm:

 

 

- Lệ phí cấp hộ chiếu

 

 

- Lệ phí cấp giấy thông hành

 

 

- Lệ phí cấp tem AB, giấy phép xuất cảnh

 

2763

Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

 

2766

Lệ phí tòa án, bao gồm:

 

 

- Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; quyết định trọng tài nước ngoài, gồm:

+ Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài.

+ Lệ phí không công nhận bản án, quyết định dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

+ Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.

 

 

- Lệ phí giải quyết việc dân sự

 

 

- Lệ phí giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam

 

 

- Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

 

 

- Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công

 

 

- Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay

 

 

- Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

 

 

- Lệ phí cấp bản sao giy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án, gm:

+ Lệ phí sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc do Tòa án thực hiện.

+ Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án.

+ Lệ phí cấp bản sao giấy chứng nhận xóa án tích.

+ Lệ phí cấp bn sao các giấy tờ khác của Tòa án.

 

 

- Lệ phí gửi văn bản tố tụng ra nước ngoài

 

 

- Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

 

2767

Lệ phí đăng ký cư trú

 

2768

Lệ phí cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân

 

2771

Lệ phí hộ tịch

 

2772

Lệ phí cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

 

2773

Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, bao gồm:

 

 

- Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước

 

 

- Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài

 

 

- Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện

 

2774

Lệ phí cấp phép các tổ chức nuôi con nuôi

2800

 

Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

 

2801

Lệ phí trước bạ nhà đất

 

2802

Lệ phí trước bạ ô tô

 

2803

Lệ phí trước bạ tàu thủy, thuyền

 

2804

Lệ phí trước bạ tài sản khác

 

2805

Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất

 

2815

Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

 

2824

Lệ phí trước bạ xe máy

 

2825

Lệ phí trước bạ tàu bay

 

2826

Lệ phí cấp giấy phép quy hoạch

 

2827

Lệ phí quản lý phương tiện giao thông, bao gồm:

 

 

- Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông; phương tiện thủy nội địa

 

 

- Lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng

 

 

- Lệ phí cấp chứng chỉ cho tàu bay

 

2828

Lệ phí trong lĩnh vực hàng hải, bao gồm:

 

 

- Lệ phí đăng ký tàu biển

 

 

- Lệ phí cấp chứng chỉ xác nhận việc tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu

 

 

- Lệ phí ra, vào cảng biển; cảng, bến thủy nội địa

 

 

- Lệ phí cấp bản công bố bản phù hợp lao động hàng hải (DMLCI)

 

2831

Lệ phí sở hữu trí tuệ, bao gồm:

 

 

- Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyn sở hữu trí tuệ

 

 

- Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyn giao quyn sở hữu công nghiệp

 

 

- Lệ phí duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

 

 

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp

2850

 

Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh

 

2852

Lệ phí đăng ký kinh doanh

 

2853

Lệ phí về cấp chứng nhận, cấp bằng, cấp chứng chỉ, cấp phép, cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận, điều chỉnh giấy chứng nhận đối với các hoạt động, các ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm:

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông, gồm:

Lệ phí cấp giấy pp kinh doanh dịch vụ viễn thông.

+ Lệ phí cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.

+ Lệ phí cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng.

+ Lệ phí cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.

 

 

- Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện

 

 

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm cht lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy, thiết bị, phương tiện và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, gồm:

+ Lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh.

+ Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện

 

 

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin

 

 

- Lệ phí cấp chứng chỉ nhân viên làm việc bức xạ

 

 

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng, gồm:

+ Lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài.

+ Lệ phí cấp chứng nhận năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức.

+ Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân.

 

 

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản

 

 

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng; chứng chỉ giám sát thi công xây dựng

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa

 

 

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng và chứng nhận hợp quy

 

 

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng

 

 

- Lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép, giấy chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

 

 

- Lệ phí cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

 

 

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

 

2854

Lệ phí cấp phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

 

2861

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp

 

2862

Lệ phí môn bài mức (bậc) 1

 

2863

Lệ phí môn bài mức (bậc) 2

 

2864

Lệ phí môn bài mức (bậc) 3

 

2865

Lệ phí phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên Internet, bao gồm:

 

 

- Lệ phí phân bổ mã, số viễn thông

 

 

- Lệ phí đăng ký sử dụng tên miền quc gia. VN

 

 

- Lệ phí đăng ký sử dụng địa chỉ Internet IP

 

2866

Lệ phí cấp và dán tem kiểm soát băng, đĩa có chương trình

 

2867

Lệ phí chuyển nhượng chứng chỉ, tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính

 

2868

Lệ phí cấp tên định danh người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo trên mạng

 

2871

Lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, bao gồm:

 

 

- Lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn; công bố hợp quy

 

 

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận phê duyệt mẫu phương tiện đo sản xuất trong nước, nhập khẩu

 

 

- Lệ phí cấp giấy công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo

 

2872

Lệ phí đăng ký các quyền đối với tàu bay

3000

 

Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia

 

3001

Lệ phí ra, vào cảng, bao gồm:

 

 

- Lệ phí ra, vào cảng biển

 

 

- Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa

 

 

- Lệ phí ra, vào cảng hàng không, sân bay

 

3002

Lệ phí đi qua vùng đất, vùng biển, bao gồm:

 

 

- Lệ phí hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh

 

 

- Lệ phí cấp phép hoạt động khảo sát, thiết kế, lp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình thông tin bưu điện, dầu khí, giao thông vận tải đi qua vùng đất, vùng biển của Việt Nam

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép lên bờ cho thuyền viên nước ngoài

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép xuống tàu nước ngoài

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu nước ngoài

 

 

- Lệ phí cấp giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài

 

3007

Lệ phí hoa hồng chữ ký trong lĩnh vực dầu khí

3050

 

Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác

 

3064

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y; chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi

 

3065

Lệ phí cấp chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; thủy sản nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu

 

3066

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

 

3067

Lệ phí cấp thẻ công chứng viên

 

3068

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên

 

3071

Lệ phí cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên

 

3072

Lệ phí công nhận chất lượng vật tư nông nghiệp được phép lưu hành tại Việt Nam

 

3073

Lệ phí cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống, nguồn gen cây trồng nông nghiệp

 

3074

Lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản

 

 

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất