Công văn 4885/BYT-KH-TC của Bộ Y tế về việc đánh giá công tác thực hiện dự toán năm 2010 và xây dựng dự toán ngân sách năm 2011

thuộc tính Công văn 4885/BYT-KH-TC

Công văn 4885/BYT-KH-TC của Bộ Y tế về việc đánh giá công tác thực hiện dự toán năm 2010 và xây dựng dự toán ngân sách năm 2011
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:4885/BYT-KH-TC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Quốc Triệu
Ngày ban hành:21/07/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Y tế-Sức khỏe, Lĩnh vực khác
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

-------------

Số: 4885/BYT-KH-TC

V/v: đánh giá công tác thực hiện dự toán năm 2010 và xây dựng dự toán ngân sách năm 2011.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2010

Kính gửi:

- Các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ

- Các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Thực hiện Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Thông tư số 90/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Bộ Y tế đề nghị các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ, các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia: Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Dân số và kế hoạch hoá gia đình; các dự án vốn vay và viện trợ (sau đây gọi chung là các đơn vị) đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2010 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với các nội dung chủ yếu sau đây:

A- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2010:

Việc xây dựng dự toán ngân sách năm 2011 phải gắn liền với việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và dự toán ngân sách năm 2010, bao gồm các nội dung sau đây:

I- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN NĂM 2010

Các đơn vị căn cứ vào tình hình thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyên môn chủ yếu 6 tháng đầu năm 2010, dự kiến thực hiện 6 tháng cuối năm để đánh giá và báo cáo cụ thể về Bộ Y tế tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn, nhiệm vụ chủ yếu được Bộ giao hoặc do đơn vị tự xây dựng, gồm:

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu cơ bản như: Biên chế (lao động), giường bệnh, số học sinh bình quân trong năm...

2. Các nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyên môn cơ bản như:

Đối với các bệnh viện, viện có giường bệnh:

- Số lần khám bệnh ngoại trú

- Số người bệnh điều trị ngoại trú

- Số ngày điều trị ngoại trú

- Số người bệnh điều trị nội trú

- Số ngày điều trị nội trú

- Số lượng phẫu thuật, thủ thuật (theo từng loại: Loại đặc biệt; Loại I; Loại II; Loại III)

- Số lượng chiếu, chụp, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng

- Số lượng xét nghiệm (chi tiết theo loại...)

- Số bệnh nhân nuôi dưỡng (phong, tâm thần)

- Các chỉ tiêu về khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi

+ Số lượt khám bệnh

+ Số trẻ và số ngày điều trị ngoại trú

+ Số trẻ và số ngày điều trị nội trú

Đối với các đơn vị làm nhiệm vụ phòng bệnh, kiểm nghiệm...

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao để đánh giá cụ thể tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như: các hoạt động giám sát bệnh dịch tại các địa phương, số xét nghiệm bệnh phẩm đã thực hiện, công tác chỉ đạo phòng chống bệnh dịch tại các địa phương,

- Các chỉ tiêu về sản xuất vắc xin, sinh phẩm (chi tiết từng loại về kiểm nghiệm thuốc, Mỹ phẩm, Vacxin và SPYT); về số mẫu kiểm nghiệm (có thu phí; không thu phí thuộc hoạt động quản lý)...

c) Đối với các cơ sở đào tạo: Đánh giá tình hình thực hiện về số học sinh tuyển mới, số học sinh bình quân trong năm, so sánh với chỉ tiêu đề ra (theo các loại hình đào tạo: Sau Đại học, Đại học và Cao đẳng, Cử nhân; Trung học, Dậy nghề, khác...)...

d) Đối với các đơn vị mà Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ làm Trưởng ban điều hành các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia: Đơn vị phải báo cáo việc thực hiện từng chỉ tiêu chuyên môn của dự án đã được giao; đánh giá kỹ nguyên nhân đạt hay không đạt chỉ tiêu, các giải pháp để khắc phục.

3. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ như: triển khai đề tài nghiên cứu khoa học, công tác chỉ đạo tuyến, thực hiện Đề án 1816 tăng cường cán bộ về cơ sở, thực hiện đào tạo cử tuyển theo Quyết định 1544/QĐ-TTg, đào tạo theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 930/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện chế độ chính sách cho việc tiếp nhận các bác sĩ nội trú theo hướng dẫn của Bộ Y tế...

4. Đánh giá về chất lượng các công việc đã hoàn thành, thời gian hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2010

1. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu sự nghiệp được giao, thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm, trên cơ sở đó ước thực hiện cả năm 2010. Trong đó lưu ý phân tích những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến kết quả thực hiện dự toán thu của đơn vị...Những khó khăn, tồn tại và giải pháp để thực hiện tốt dự toán thu đã được giao. Tình hình thanh toán viện phí của cơ quan Bảo hiểm xã hội, tình hình thanh toán số nợ của năm 2009 chuyển sang năm 2010  nếu có.

2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi được giao trong 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2010:

a) Đối với nhiệm vụ chi đầu tư phát triển: Đánh giá việc thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển của đơn vị đã được giao (bao gồm cả trái phiếu chính phủ theo Quyết định 930/QĐ-TTg của Thủ tướng, vốn ứng trước nếu có), gồm: đánh giá tình hình giao dự toán; việc triển khai các gói thầu, các dự án; khối lượng hoàn thành, tiến độ giải ngân, thanh toán đến hết tháng 6 và ước cả năm 2010; trên cơ sở đó đề xuất việc thực hiện vốn năm 2010 đã được giao, trường hợp đơn vị thấy không có khả năng sử dụng hết vốn đã được giao đề nghị báo cáo ngay về Bộ Y tế để xem xét giải quyết;

Đối với các hạng mục, dự án đã hoàn thành: đánh giá tình hình lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán; phân tích tình hình nợ đọng và kết quả xử lý nếu có, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các dự án.

Riêng các đơn vị có các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng phát triển Việt Nam Quỹ đầu tư phát triển đề nghị đánh giá kỹ tình hình thực hiện và giải ngân.

Các đơn vị có các hạng mục, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong 2010 phải đánh giá cụ thể về năng lực tăng thêm như: số m2, các trang thiết bị lớn đưa vào sử dụng, số giường bệnh tăng thêm, các kỹ thuật mới được triển khai,... tác động đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

b) Đối với nhiệm vụ chi thường xuyên:

- Các đơn vị phải tổng hợp tình hình giải ngân 6 tháng đầu năm theo từng loại khoản ngân sách đã giao, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá việc thực hiện dự toán chi cả năm 2010 theo từng loại, khoản ngân sách. Trường hợp có khoản chi không thực hiện được hoặc thực hiện không hết phải báo cáo cụ thể để Bộ Y tế xem xét, giải quyết. Việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách 6 tháng và cả năm phải gắn liền với việc đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu được giao cho đơn vị trong năm 2010;

- Đánh giá, phân tích cơ cấu chi thường xuyên theo các nhóm mục chi của mục lục ngân sách nhà nước, việc triển khai đấu thầu mua thuốc, triển khai công tác mua sắm, sửa chữa lớn, việc chi trả tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, việc sử dụng nguồn thu và tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương năm 2010...

- Đánh giá công tác giao dự toán năm 2010 của Bộ cho đơn vị, việc thực hiện dự toán và điều chỉnh dự toán; công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện dự toán, những tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục...

- Đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế chính sách và chế độ chi tiêu đang thực hiện tại đơn vị trong năm 2010, gồm:

+ Việc khám, chữa bệnh và thanh toán cho người bệnh có thẻ BHYT, trong đó nêu cụ thể việc đồng chi trả BHYT; khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi từ phương thức thực thanh thực chi sang BHYT theo quy định của Luật BHYT...

+ Việc thực hiện các chế độ phụ cấp tại đơn vị, chế độ công tác phí, hội nghị, tập huấn; chế độ tiền ăn cho bệnh nhân tâm thần, phong theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ...

+ Kết quả thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình cắt giảm các nhiệm vụ chi cụ thể chưa cần thiết, tình hình thực hiện Thông tư liên tịch số 111/TTLT/BTC-BCT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài chính, Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (nêu cụ thể số nhiệm vụ, số tiền đã cắt giảm, số KWh điện, số tiền tiết kiệm được...).

+ Kết quả thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, trong đó lưu ý đánh giá cụ thể việc xây dựng và thực hiện phương án tự chủ về tài chính, tình hình thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, về việc tăng thu nhập và trích lập các quỹ.

c) Đối với nhiệm vụ chi không thường xuyên: Đánh giá việc thực hiện dự toán với kết quả của từng nhiệm vụ, hoạt động được giao, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chế độ chi tiêu nếu có.

d) Các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán phải gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu đã được giao cả phần trung ương và địa phương. Tình hình thực hiện nội dung, định mức chi theo quy định tại: Thông tư số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007  hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, Thông tư liên tịch số 36/2010/TTLT-BTC-BYT ngày 173/2010 hướng dẫn bổ sung Thông tư số 47/2007/TTLT-BTC-BYT nêu trên, Thông tư số 12/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 31/01/2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010; Thông tư số 32/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 17/4/2008  hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Dân số-Kế hoạch hoá gia đình, Thông tư liên tịch số 233/2009/TTLT-BTC-BYT ngày 9/12/2009 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 – 2020; tình hình thực hiện cấp Báo sức khoẻ và đời sống cho tuyến xã...

e) Các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Đánh giá kết quả giải ngân vốn ODA và vốn đối ứng 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

B- Công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 và khái toán 2012, 2013

1- Dự toán chi đầu tư phát triển: Các đơn vị căn cứ vào tình hình thực hiện và tiến độ thực hiện, khả năng giải ngân của dự án đầu tư xây dựng đã được Bộ Y tế phê duyệt để xây dựng dự toán năm 2011 theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn hiện hành của nhà nước.

Đối với các đơn vị có dự án đã ký hợp đồng vay vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam Quỹ Đầu tư phát triển: đề nghị đề xuất cụ thể việc giải ngân nguồn vốn vay, trên cơ sở đề xuất vốn đối ứng từ NSNN hoặc từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Các đơn vị đã đăng ký kế hoạch vay vốn nhưng chưa ký hợp đồng tín dụng cần cần khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục và ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng để làm căn cứ xây dựng dự toán chi đầu tư từ nguồn vốn vay và phần vốn đối ứng.

2- Dự toán thu sự nghiệp và thu khác:

- Dự toán nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế: Căn cứ vào số thực hiện thu năm 2009, ước thực hiện thu năm 2010, kế hoạch chuyên môn và mức thu viện phí đã được Bộ Y tế quyết định cho đơn vị (theo quy định tại Thông tư liên Bộ số 14/TTLB, Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT), phân tích, đánh giá những yếu tố dự kiến tác động đến số thu năm 2011 để lập dự toán thu cho phù hợp, mang tính tích cực.

- Dự toán thu học phí: Căn cứ vào số thực hiện thu năm 2009, ước thực hiện năm 2010, số học sinh trong diện phải đóng học phí, được miễn giảm học phí, mức thu học phí dự kiến năm 2011 để lập (thu học phí thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 – 2015); Riêng đối với các hoạt động đào tạo không chính quy, căn cứ vào Thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 20/6/2001 để lập dự toán thu, chi số học phí thu được và tổng hợp vào dự toán ngân sách năm 2011 của đơn vị.

- Dự toán thu phí, lệ phí: Căn cứ vào các quy định cụ thể về mức thu, tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước, nội dung chi từ nguồn thu được để lại của từng loại phí, lệ phí để lập .

- Dự toán chi các hoạt động sản xuất, dịch vụ: Các đơn vị xây dựng chi tiết theo từng hoạt động, dự kiến số thu, chi phí, thuế phải nộp, chênh lệch thu chi theo từng hoạt động. Riêng chi phí đề nghị phải tính đầy đủ và có thuyết minh cơ sở tính toán các khoản chi phí trực tiếp, các khoản chi gián tiếp, khấu hao... theo quy định. Dự kiến chi từ số chênh lệch thu, chi của các hoạt động này cho hoạt động chuyên môn của đơn vị.

3. Dự toán chi Quản lý hành chính của Văn phòng Bộ, các Cục, Tổng cục Dân số/kế hoạch hóa gia đình:

Việc xây dựng dự toán NSNN năm 2011 được căn cứ theo định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2011 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Để thuận lợi trong quá trình xây dựng dự toán, Bộ Y tế đề nghị các Cục, Tổng Cục, Văn phòng Bộ và Cơ quan đại diện lập dự toán chi tiết các nội dung sau:

- Xác định các khoản chi lương và các khoản có tính chất tiền lương.

- Các khoản chi đặc thù mang tính chất chung của đơn vị gồm: Chi đóng niên liễm, vốn đối ứng của các dự án; chi thuê trụ sở (nếu có); chi tổ chức Đại hội toàn quốc, Hội nghị quốc tế; chi hỗ trợ cho các Quỹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chi hoạt động của các Ban chỉ đạo, Ban điều phối, Ban quản lý, tổ công tác liên ngành, các ủy ban, các Hội đồng được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chi mua ô tô, sửa chữa trụ sở; chi mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước mới được bổ sung biên chế; kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các khoản chi đặc thù mang tính chất riêng của từng đơn vị (nếu có)

4. Dự toán chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp đào tạo:

4.1 Dự toán kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ:

- Năm 2011 là năm các đơn vị tiếp tục thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Căn cứ vào mức ngân sách nhà nước giao năm 2010, các nhiệm vụ tăng, giảm so với năm 2010 và kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ này theo chế độ; các khoản chi tăng thêm do tăng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi so với năm 2010... để xây dựng dự toán chi thường xuyên giao tự chủ năm 2011 theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 và biểu mẫu kèm theo công văn này.

Dự toán 2011 chi thường xuyên giao tự chủ năm 2011 cần tính toán và thuyết minh cụ thể nhu cầu chi tăng thêm cho số biên chế tăng thêm nếu có. Lưu ý tính toán các khoản đóng góp theo chế độ quy định, trong đó mức đóng BHYT năm 2011 là 4,5% mức tiền lương, tiền công hàng tháng; Bảo hiểm xã hội là 22% mức tiền lương, tiền công hàng tháng; kinh phí chi đóng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Nhà nước.

- Các đơn vị chủ động tính toán dành nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo hướng: tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2011 (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương); sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2011 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu, riêng các đơn vị sự nghiệp y tế sử dụng 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao).

- Các đơn vị phải tính toán, lập dự toán và bố trí kinh phí mua sắm các tài sản cố định có giá trị nhỏ, mang tính chất thường xuyên như bàn ghế, giường, tủ, máy tính... các khoản chi duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, chi bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa lớn tài sản cố định là trang thiết bị y tế ... mang tính chất thường xuyên hàng năm trong kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ năm 2011.

- Các đơn vị phải cân đối các nguồn kinh phí để sắp xếp ưu tiên kinh phí chi nghiệp vụ chuyên môn, bố trí kinh phí để trả nợ tiền thuốc, dịch truyền, vật tư tiêu hao y tế nếu có trong dự toán 2011.

- Các đơn vị đã được giao tự chủ về tài chính giai đoạn 2008-2010 phải xây dựng phương án và đề xuất loại hình tự chủ, báo cáo Bộ Y tế để thẩm định và giao tự chủ giai đoạn 2011-2013.

4.2 Dự toán chi ngoài thường xuyên (không giao tự chủ):

4.2.1 Đối với chi mua sắm, sửa chữa lớn

a) Chi sửa chữa lớn TSCĐ: Các đơn vị căn cứ vào quy hoạch phát triển, vào nhu cầu thực tế để xây dựng dự toán chi sửa chữa lớn nhà cửa, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị có giá trị lớn; Đồng thời, phải khẩn trương triển khai việc lập báo cáo báo cáo đầu tư trình Bộ Y tế phê duyệt đối với các hạng mục sửa chữa có giá trị từ 1.000 triệu đồng trở lên; lập dự toán và trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt thiết kế-dự toán đối với các hạng mục sửa chữa có giá trị dưới 1.000 triệu đồng, làm cơ sở để tổng hợp dự toán và bố trí vốn theo quy định.

b) Chi mua sắm TSCĐ: Các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn được giao, vào danh mục trang thiết bị y tế do Bộ Y tế ban hành, tình hình thực tế của đơn vị, khả năng sử dụng để đề xuất danh mục, số lượng, dự toán chi mua sắm tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn năm 2011. Đồng thời các đơn vị phải tiến hành tham khảo giá thị trường, lập báo cáo đầu tư hoặc dự án đầu tư mua sắm bổ sung, thay thế trang thiết bị y tế, báo cáo Bộ Y tế phê duyệt theo quy định để làm cơ sở phân bổ dự toán năm 2011.

c) Dự toán chi mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định đề nghị sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: Bố trí để thanh toán những khoản nợ của năm trước, sau đó bố trí mua sắm, sửa chữa những tài sản, những hạng mục công trình cần thiết trước.... làm căn cứ để Bộ Y tế xem xét, phân bổ dự toán mua sắm, sửa chữa lớn từ chi ngoài thường xuyên không giao tự chủ.

4.2.2 Chi ứng dụng công nghệ thông tin:

Các đơn vị căn cứ vào nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, vào tiến độ triển khai các dự án tại đơn vị để xây dựng dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin năm 2011 theo quy định tại Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin truyền thông; Chỉ thị số 02/CT-BYT ngày 25/2/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế; trong đó phải thuyết minh rõ tình hình thực hiện các dự án ứng dụng CNTT trong thời gian vừa qua, nhu cầu năm 2011 (hạ tầng thông tin, phần mền...), đề xuất nội dung và mức kinh phí 2011, đề xuất của đơn vị về nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, từ ODA, từ các nguồn thu khác của đơn vị...để Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính.

4.2.3 Chi dự án, chương trình mục tiêu y tế quốc gia: Trưởng ban Điều hành các dự án, Chủ chương trình phải căn cứ vào các quy định tại: Thông tư số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007, Thông tư liên tịch số 36/2010/TTLT-BTC-BYT ngày 173/2010, Thông tư số 12/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 31/01/2008 và Thông tư số 32/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 17/4/2008, Thông tư liên tịch số 233/2009/TTLT-BTC-BYT ngày 9/12/2009 để lập. Dự toán năm 2011 phải thuyết minh cụ thể số kinh phí tăng, giảm so với năm 2010 do tăng nhiệm vụ chuyên môn, tăng diện bao phủ hoặc đối tượng của dự án, tăng định mức chi để làm cơ sở thuyết minh dự toán với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4.2.4 Đối với các khoản chi ngoài thường xuyên khác như Nghiên cứu khoa học, Nhiệm vụ nước sạch vệ sinh môi trường, kinh phí thực hiện Dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ Hồi sức cấp cứu, nhi khoa, Dự án nâng cấp phòng xét nghiệm chuẩn, Đề án thực hiện Quyết định 154/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kinh phí triển khai thực hiện Đề án 1816 tăng cường cán bộ về cơ sở, thực hiện chế độ chính sách cho việc tiếp nhận các bác sĩ nội trú... : Các đơn vị căn cứ vào tình hình thực hiện năm 2010, các nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu, khả năng thực hiện năm 2011 để xây dựng và tổng hợp chung vào dự toán năm 2011 theo quy định. Trong đó đề nghị có thuyết minh và tính toán cụ thể theo từng nội dung, nhiệm vụ chi ngoài thường xuyên.

- Đối với kinh phí thực hiện Đề án 1816: đề nghị các đơn vị căn cứ vào chỉ tiêu giao, vào số cán bộ dự kiến đi luân phiên trong năm 2011, thời gian luân phiên, vào mức chi theo hướng dẫn tại công văn 8595/BYT-KH-TC ngày 19/12/2008 của Bộ Y tế để xây dựng dự toán cho việc bảo đảm bảo chế độ cho cán bộ đi luân phiên; xây dựng dự toán kinh phí cho việc thực hiện chuyển giao kỹ thuật nếu có theo hướng dẫn tại công văn số 2950/BYT-KCB ngày 10/5/2010 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng quy trình chuyển giao kỹ thuật y tế trong thực hiện Đề án 1816.

- Các cơ sở đào tạo xây dựng dự toán chi đào tạo cử tuyển từng năm theo Quyết định 1544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở số lượng học sinh cử tuyển thực tế đã nhập học và dự kiến tuyển sinh 2011, lập dự toán chi từ NSNN để thực hiện cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ học phí cho các đối tượng quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

5. Đối với nguồn viện trợ và vốn vay: Các đơn vị căn cứ vào các dự án hiện đang được giao quản lý, những dự án dự kiến triển khai mới từ năm 2011; vào quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền và kế hoạch giải ngân để lập dự toán năm 2011 theo từng mục chi của mục lục NSNN, trong đó thuyết minh cụ thể dự toán chi từ vốn ODA, vốn đối ứng đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đối ứng hành chính sự nghiệp.

C. Về biểu mẫu báo cáo:  Căn cứ vào các biểu mẫu kèm theo công văn này để lập dự toán thu, chi ngân sách năm 2011, khái toán 2012, 2013; trong đó lưu ý thuyết minh rõ một số mục chi đặc thù như các mục mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định. Ngoài ra, đối với các đơn vị có hoạt động đặc thù, cần có thêm thuyết minh và biểu mẫu báo cáo dự toán cho phù hợp.

Đề nghị đồng chí Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương chỉ đạo các bộ phận liên quan lập Báo cáo và gửi về Bộ (Vụ KH-TC) trước ngày 31/7/2010 để làm căn cứ xây dựng dự toán năm 2011, phân bổ dự toán ngân sách năm 2011. Bộ Y tế sẽ tổ chức thảo luận với một số đơn vị về dự toán ngân sách năm 2011 (Lịch cụ thể Bộ sẽ thông báo sau).

(Các đơn vị có thể lấy mẫu báo cáo tại Website của Bộ Y tế: www.moh.gov.vn)

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng;

- Các đ/c Thứ trưởng (để chỉ đạo);

- Tổng cục Dân số;

- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ;

- Trang website Bộ Y tế;

- Lưu VT, KH-TC.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Quốc Triệu

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất