Công văn 4856/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý nợ vay của các dự án đóng tàu khai thác hải sản xa bờ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 4856/VPCP-KTTH
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 4856/VPCP-KTTH |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Quốc Huy |
Ngày ban hành: | 29/08/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Chính sách |
tải Công văn 4856/VPCP-KTTH
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 4856/VPCP-KTTH V/v xử lý nợ vay của các dự án đóng tàu khai thác hải sản xa bờ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2007 |
Kính gửi: | - Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam. |
Xét đề nghị của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại công văn số 2215/TTr-NHPT ngày 31/7/2007 và ý kiến của Bộ Tài chính (Công văn số 9119/BTC-TCNH ngày 10/7/2007, công văn số 10145/BTC-TCNH ngày 31/7/2007 và công văn số 10773/BTC-TCNH ngày 13/8/2007) về xử lý nợ vay của các dự án đóng tàu khai thác hải sản xa bờ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến như sau:
1. Đồng ý về nguyên tắc cho xử lý dứt điểm nợ vay vốn tín dụng của Nhà nước đối với các dự án đóng tàu khai thác hải sản xa bờ, bảo đảm tận thu và công bằng, hợp lý giữa các đối tượng vay vốn:
a) Đối với số tàu đã bán đấu giá: nếu không còn chủ nợ hoặc chủ nợ không có khả năng trả nợ, thực hiện xóa nợ (gốc, lãi). Trường hợp còn khả năng tận thu, thực hiện xóa nợ (gốc, lãi) cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng phải tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi nợ đối với chủ nợ.
b) Đối với số tàu chưa bán đấu giá cần tiếp tục thực hiện bán đấu giá, nếu không bán đấu giá được thì thực hiện thanh lý tài sản (kể cả trường hợp chủ tàu bị chết, mất tích không có người thừa kế hoặc ốm đau lâu ngày không có người thay thế để sản xuất) và áp dụng các biện pháp xử lý nợ như trên. Trường hợp, tàu bị đắm, mất tích do thiên tai hoặc bị tàu nước ngoài đâm chìm, bắt giữ không trả lại được thì xem xét xóa nợ (gốc, lãi).
2. Giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện phân loại, thẩm định và đề xuất xử lý nợ đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm tra việc xử lý rủi ro đối với các dự án vay vốn đóng tàu khai thác hải sản xa bờ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc xóa nợ và đề xuất nguồn xử lý sau khi xóa nợ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các cơ quan liên quan biết thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng, PTT Nguyễn Sinh Hùng; - VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Quốc Huy, các vụ: TH, NN, ĐP; Website CP, - Lưu: VT, KTTH (4), 18 | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
(Đã ký)
Nguyễn Quốc Huy |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây