Công văn 4430/BTNMT-KHTC 2023 xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN bảo vệ môi trường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4430/BTNMT-KHTC

Công văn 4430/BTNMT-KHTC của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước 03 năm 2024-2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4430/BTNMT-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Võ Tuấn Nhân
Ngày ban hành:16/06/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Tài nguyên-Môi trường

tải Công văn 4430/BTNMT-KHTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 4430/BTNMT-KHTC DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 4430/BTNMT-KHTC PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 4430/BTNMT-KHTC
V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2023

Kính gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành) như sau:

Phần thứ nhất. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2022 VÀ NĂM 2023

1. Đánh giá tình hình quản lý môi trường theo thẩm quyền, chức năng của Bộ, ngành

- Tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực; xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường; phối hợp trong công tác quản lý môi trường; tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 8/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

- Đánh giá tình hình triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau đây:

+ Đánh giá tình hình triển khai Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Về xử lý các điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi c ả nước.

+ Về bảo vệ môi trường không khí: Đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025.

+ Đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

+ Đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 1176/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác của Bộ, ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2022 và năm 2023

- Tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2022 và ước thực hiện năm 2023: nêu cụ thể danh mục các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và kinh phí đã bố trí để thực hiện; đơn vị thực hiện và kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã triển khai thực hiện (đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và các cơ chế chính sách, quy định về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã ban hành); số kinh phí đã giải ngân đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 (theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 1). Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2023.

- Phân tích, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Kiến nghị và đề xuất

Qua việc thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2022-2023; trên cơ sở đánh giá, phân tích ở phần 1 và phần 2 nêu trên, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường và các kiến nghị, đề xuất khác.

Phần thứ hai. KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2024 - 2026 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nội dung của kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường gồm ba phần: phần thứ nhất căn cứ đề xuất các nhiệm vụ; phần thứ hai về dự án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách; phần thứ ba về các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.

1. Cơ sở pháp lý đề xuất các dự án, nhiệm vụ năm 2024, giai đoạn 2024-2026

a) Căn cứ các Luật:

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;

- Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

b) Căn cứ các Nghị định:

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn;

- Nghị định số 59/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 2017 về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen;

- Nghị định số 66/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 7 năm 2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước;

c) Căn cứ các Thông tư:

- Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

d) Căn cứ các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;

- Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn;

- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;

- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng;

- Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày ngày 17 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam;

- Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;

- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương;

- Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030;

- Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam;

- Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

e) Các căn cứ khác

- Các Quy hoạch, Kế hoạch có liên quan; Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai các Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết có liên quan trong lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia liên quan về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên đã được cấp có thẩm quyền giao, phù hợp với chức năng nhiệm vụ đơn vị đề xuất (đối với các Bộ, ngành), đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

2. Tiêu chí, nguyên tắc xây dựng, xác định dự án, nhiệm vụ chuyên môn

a) Dự án, nhiệm vụ phải thể hiện được các nội dung trọng tâm, trọng điểm, giải quyết được các vấn đề môi trường nóng, bức xúc; xác định nội dung thực hiện và sản phẩm cụ thể nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Việc xây dựng các dự án, nhiệm vụ phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, kế thừa các kết quả đã thực hiện và nguồn nhân lực của các đơn vị.

b) Các dự án, nhiệm vụ đề xuất phải phù hợp với các nội dung quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn; các văn bản khác được cấp có thẩm quyền giao; cụ thể hóa đầy đủ các mục tiêu được xác định trong các chiến lược, quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời phải phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

c) Dự án, nhiệm vụ đề xuất phù hợp với nội dung chi tại các văn bản hướng dẫn về tài chính.

3. Các nội dung trọng tâm, trọng điểm đề xuất các dự án, nhiệm vụ

a) Tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật BVMT năm 2020 theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật BVMT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện các văn bản đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021.

b) Tổ chức triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực môi trường, trong đó ưu tiên nguồn lực triển khai Quy hoạch BVMT thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030 sau khi được ban hành.

c) Tổ chức xây dựng, triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, BVMT; Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng.

d) Triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường theo quy định của Luật BVMT 2020; rà soát, xây dựng các quy trình kỹ thuật, định mức đơn giá phục vụ công tác quản lý nhà nước về BVMT.

đ) Xây dựng triển khai một số chương trình/dự án trọng điểm nhằm giải quyết các vấn đề môi trường nóng, bức xúc hiện nay; đặc biệt là các chương trình, dự án trong Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các vấn đề môi trường chính xác định trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

e) Tổ chức triển khai các dự án, nhiệm vụ phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

g) Tổ chức triển khai các nhiệm vụ để thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành đã được giao tại Điều 167 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

h) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, thúc đẩy các mô hình, điển hình về BVMT; thực hiện chương trình truyền thông mạnh mẽ để tạo thành phong trào rộng lớn trong toàn dân, nhất là trong phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng nhựa, túi nilon khó phân hủy, sử dụng một lần, bảo vệ các loài hoang dã.

i) Xây dựng báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu (theo hướng dẫn tại Văn bản số 1103/BTNMT-BĐKH ngày 27/02/2023 về việc lập báo cáo ứng phó với biến đổi khí hậu). Cập nhật và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định theo quy định của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Hoàn thành cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu phiên bản năm 2025.

k) Triển khai Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia (theo hướng dẫn tại Văn bản số 1354/BTNMT-BĐKH ngày 13/6/2022 về việc triển khai thực hiện Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia).

l) Thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (theo hướng dẫn tại Văn bản số 4138/BTNMT-BĐKH ngày 03/8/2020 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050).

m) Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng dân cư trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội (theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT- BTNMT ngày 07/01/2022); Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (theo quy định tại Điều 93 của Luật Bảo vệ môi trường).

n) Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là các Bộ quản lý lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính cần sớm xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực; xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đến năm 2030 phù hợp với Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam cập nhật năm 2022; tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý (theo Văn bản 1163/BTNMT-BĐKH ngày 08/3/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Các Bộ quản lý lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực và xây dựng báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia hai năm một lần; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP; xây dựng, cập nhật và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ứng phó với biến đổi khí hậu (theo quy định tại Khoản 3 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường).

o) Cập nhật danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính; tổ chức thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính.

p) Xây dựng các quy định quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; tổ chức triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon dự kiến từ năm 2025.

q) Triển khai thực hiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái, các giải pháp ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị.

s) Định kỳ rà soát, cập nhật và thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; rà soát, đánh giá, tổng hợp việc đăng ký, báo cáo để phân bổ, điều chỉnh, bổ sung, hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát; rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng được kiểm soát theo điều kiện. Tổ chức hướng dẫn thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát.

4. Các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

a) Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.

b) Xây dựng và duy trì hoạt động của các nội dung theo chức năng quản lý được phân công kết nối với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia; hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng.

c) Quan trắc môi trường bảo đảm hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường trong lĩnh vực quản lý.

d) Thống kê môi trường, xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

đ) Xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu theo khu vực và lĩnh vực.

e) Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực đảm bảo tuân thủ quy định theo Điều 25 Luật bảo vệ môi trường năm 2020.

g) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.

h) Tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn.

i) Thực hiện các nội dung công việc về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ký kết trong các Chương trình phối hợp, Quy chế phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Danh mục dự án đề xuất theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 2, Phụ lục 3 và Phụ lục 4 kèm theo.

5. Yêu cầu

- Kế hoạch và dự toán nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường là một bộ phận và được tổng hợp chung trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024- 2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành.

- Các dự án, nhiệm vụ (bao gồm cả hoạt động quan trắc môi trường, hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị thay thế, vật tư hóa chất để đảm bảo duy trì hoạt động quan trắc) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thuyết minh đề cương, dự toán chi tiết gửi kèm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và theo các biểu mẫu hướng dẫn ở các phụ lục kèm theo (báo cáo sử dụng phông chữ Time New Roman, Phụ lục trên Excel).

- Sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường đúng mục đích, chi tiêu đúng chế độ và có hiệu quả; tuân thủ các thủ tục, quy định hiện hành.

- Đối với các dự án xử lý các điểm tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008, Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTgvà Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 đề nghị gửi hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Quyết định và định kỳ báo cáo hàng năm gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình bố trí kinh phí và kết quả thực hiện dự án được hỗ trợ.

6. Tiến độ xây dựng kế hoạch

- Trước ngày 20 tháng 7 năm 2023: các Bộ, ngành gửi văn bản đăng ký kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2024 theo mẫu Bảng tổng hợp và Thuyết minh đề cương dự toán nhiệm vụ, dự án tại các phụ lục kèm theo, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ, dự án của cấp có thẩm quyền gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời gửi file điện tử công văn và phụ lục đính kèm vào địa chỉ email: [email protected].

- Từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 31 tháng 7 năm 2023: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức trao đổi về kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026 với các Bộ, ngành. Lịch làm việc do Bộ Tài nguyên và Môi trường sắp xếp và thông báo cụ thể sau.

Mọi vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đề nghị liên hệ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh (để báo cáo);
- Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội;
- Vụ MT, Cục BĐKH;
- Lưu: VT, KHTC,BN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

Bộ, ngành:…………………

Phụ lục 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NĂM 2022 – 2023

(Kèm theo Công văn số       /      ngày    tháng    năm 2023 của                                   )

Đơn vị: triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ/ dự án

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2022

Luỹ kế đến hết năm 2022

Dự toán năm 2023

Đơn vị thực hiện; lưu giữ sản phẩm

Tiến độ giải ngân (%)

Các kết quả chính đã đạt được

Ghi chú

A

Nhiệm vụ chuyên môn

A1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

1

Nhóm nhiệm vụ Tăng cường kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và phế liệu nhập khẩu;

……..

2

Nhóm nhiệm vụ Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường

……..

3

Nhóm nhiệm vụ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng môi trường

……………

4

Nhóm nhiệm vụ Ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu về môi trường.

…………..

5

Nhóm nhiệm vụ Kiểm kê khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu

…………

6

Nhóm nhiệm vụ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

...........

A2

Nhiệm vụ mở mới

1

Nhóm nhiệm vụ Tăng cường kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và phế liệu nhập khẩu;

……..

2

Nhóm nhiệm vụ Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường

……..

3

Nhóm nhiệm vụ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng môi trường

……………

4

Nhóm nhiệm vụ Ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu về môi trường.

…………..

5

Nhóm nhiệm vụ Kiểm kê khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu

…………

6

Nhóm nhiệm vụ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

...........

B

Nhiệm vụ thường xuyên

B1

Quan trắc

…….

B2

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

B3

Các nhiệm vụ khác

………

Bộ, ngành:…………………

Phụ lục 2

TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024, GIAI ĐOẠN 2024 – 2026

(Kèm theo Công văn số       /      ngày    tháng    năm 2023 của                                   )

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ/dự án

Cơ sở pháp lý

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Dự kiến sản phẩm

Cơ quan thực hiện

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Lũy kế đến hết năm 2022

Dự toán năm 2023

Kinh phí năm 2024

Kinh phí dự kiến năm 2025

Kinh phí dự kiến năm 2026

Ghi chú

A

Nhiệm vụ chuyên môn

A 1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

1

Nhóm nhiệm vụ Tăng cường kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và phế liệu nhập khẩu;

……..

2

Nhóm nhiệm vụ Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường

……..

3

Nhóm nhiệm vụ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng môi trường

……………

4

Nhóm nhiệm vụ Ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu về môi trường.

…………..

5

Nhóm nhiệm vụ Kiểm kê khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu

…………

6

Nhóm nhiệm vụ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

...........

A 2

Nhiệm vụ mở mới

1

Nhóm nhiệm vụ Tăng cường kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và phế liệu nhập khẩu;

……..

2

Nhóm nhiệm vụ Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường

……..

3

Nhóm nhiệm vụ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng môi trường

……………

4

Nhóm nhiệm vụ Ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu về môi trường.

…………..

5

Nhóm nhiệm vụ Kiểm kê khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu

…………

6

Nhóm nhiệm vụ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

...........

B

Nhiệm vụ thường xuyên

B1

Quan trắc

…….

B2

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

B3

Các nhiệm vụ khác

………

C

Hỗ trợ xử lý điểm tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

2

Nhiệm vụ mở mới

...

Bộ, ngành:…………………

Phụ lục 3

BIỂU KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024

(Kèm theo Công văn số       /      ngày    tháng    năm 2023 của                                   )

Đơn vị: triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ/dự án

Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền

Thời gian thực hiện

Tổng mức kinh phí

Thực hiện năm 2022

Năm 2023

Lũy kế đến hết năm 2023

Dự toán năm 2024

Ghi chú

Dự toán

Ước thực hiện

A

Nhiệm vụ chuyên môn

A1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

1

Nhóm nhiệm vụ Tăng cường kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và phế liệu nhập khẩu;

……..

2

Nhóm nhiệm vụ Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường

……..

3

Nhóm nhiệm vụ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng môi trường

……………

4

Nhóm nhiệm vụ Ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu về môi trường.

…………..

5

Nhóm nhiệm vụ Kiểm kê khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu

…………

6

Nhóm nhiệm vụ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

...........

A2

Nhiệm vụ mở mới

1

Nhóm nhiệm vụ Tăng cường kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và phế liệu nhập khẩu;

……..

2

Nhóm nhiệm vụ Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường

……..

3

Nhóm nhiệm vụ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng môi trường

……………

4

Nhóm nhiệm vụ Ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu về môi trường.

…………..

5

Nhóm nhiệm vụ Kiểm kê khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu

…………

6

Nhóm nhiệm vụ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

...........

B

Nhiệm vụ thường xuyên

B1

Quan trắc

…….

B2

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý

thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

B3

Các nhiệm vụ khác

………

C

Hỗ trợ xử lý điểm tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

2

Nhiệm vụ mở mới

...

Bộ, ngành:…………………….

Phụ lục 4

ĐỀ CƯƠNG DỰ TOÁN NHIỆM VỤ, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024
TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Tên nhiệm vụ, dự án, đề án:

2. Quản lý dự án:

- Cơ quan quản lý:

- Cơ quan chủ trì:

- Cơ quan phối hợp:

3. Thời gian thực hiện

4. Kinh phí thực hiện

5. Các căn cứ pháp lý và sự cần thiết phải thực hiện dự án

6. Mục tiêu của dự án

7. Phạm vi, quy mô của dự án

8. Địa điểm thực hiện dự án

9. Phương pháp thực hiện dự án

10. Nội dung thực hiện dự án

11. Tiến độ thực hiện dự án

12. Kết quả sản phẩm, địa chỉ bàn giao sử dụng

13. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện dự án

Người phê duyệt
(Ký tên, đóng dấu)


Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi