Công văn về việc hướng dẫn cụ thể một số nội dung của Chỉ thị 06/NH7-CT

thuộc tính Công văn 434/CV-NH7

Công văn về việc hướng dẫn cụ thể một số nội dung của Chỉ thị 06/NH7-CT
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:434/CV-NH7
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Lê Văn Châu
Ngày ban hành:05/08/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

tải Công văn 434/CV-NH7

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 434/CV-NH7 NGÀY 5 THÁNG 8 NĂM
1996 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CỤ THỂ MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHỈ THỊ 06/NH7-CT

 

Kính gửi:

- Tổng Giám đốc, Giám đốc Ngân hàng thương mại.

- Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, thành phố.

 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 06/NH7-CT ngày 6/6/1996 về tăng cường công tác quản lý vay trả nợ nước ngoài. Sau một thời gian thực hiện, tình hình bảo lãnh theo phương thức mở L/C nhập hàng trả chậm của các Ngân hàng thương mại đã có những chuyển biến tích cực, việc mở L/C nhập hàng tiêu dùng không thiết yếu đã bước đầu được hạn chế góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Thống đốc quy định một số nội dung cụ thể để thực hiện điểm 7 và điểm 8 Chỉ thị 06/NH7-CT ngày 6/6/1996 trong việc mở L/C trả chậm dưới năm và L/C trả chậm để nhập hàng tiêu dùng của Ngân hàng thương mại như sau:

 

1- Về mức ký quỹ mở L/C nhập hàng trả chậm dưới 1 năm và L/C trả chậm để nhập hàng tiêu dùng:

a) Đối với mức ký quỹ mở L/C trả chậm để nhập hàng tiêu dùng và các hàng hoá trong nước đã sản xuất được vẫn thực hiện đúng theo các quy định tại Chỉ thị số 06/NH7-CT ngày 6/6/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Hàng tiêu dùng tại văn bản này là những hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng, trong nước đã sản xuất được và không khuyến khích nhập khẩu.

b) Trường hợp mở L/C trả chậm dưới 1 năm để nhập nguyên liệu bao gồm nguyên liệu gia công xuất khẩu, nhiên liệu, vật tư phục vụ sản xuất (như phân bón, xăng dầu, xi măng, sắt thép). Tổng Giám đốc, Giám đốc Ngân hàng thương mại tuỳ theo tình hình thực tế và khả năng tài chính của từng khách hàng mà quyết định mức ký quỹ cụ thể, nhưng phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn vốn, có hiệu quả. Khách hàng mở tài khoản thanh toán đồng Việt Nam và ngoại tệ ở ngân hàng nào thì mở L/C nhập hàng trả chậm tại ngân hàng đó.

2- Đối với L/C sẽ mở theo các hợp đồng nhập hàng đã ký với nước ngoài năm 1996 trước khi ban hành Chỉ thị 06/NH7-CT, các Ngân hàng thương mại được tiếp tục thực hiện theo các cam kết trước đây với khác hàng và phải báo cáo Ngân hàng Trung ương biết hợp đồng phải quản lý chặt chẽ lô hàng nhập khẩu như quy định tại Điểm 1 trên đây để đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn về ngân hàng.

3- Các khoản vay và bảo lãnh vay vốn nước ngoài dưới 1 năm của các Ngân hàng thương mại phải nằm trong hạn mức được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt. Hạn mức nay tạm tính bằng tổng số dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài và tổng số dư bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới 1 năm tính đến 30/6/1996. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức này hàng quý tuỳ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu vật tư hàng hoá và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

4- Về chế độ báo cáo vay nợ nước ngoài và bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm:

Các Ngân hàng thương mại phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Trung ương theo các quy định dưới đây:

a) Các Ngân hàng thương mại, hàng tháng phải gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) báo cáo tháng về tình hình vay nợ nước ngoài theo mẫu biểu quy định tại văn bản này vào ngày 10 tháng sau. Các Chi nhánh của Ngân hàng thương mại phải gửi báo cáo với nội dung như trên tới chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn.

b) Đối với những L/C nhập hàng trả chậm mà Ngân hàng hương mại mở cho khách hàng có giá trị 500.000 USD trở lên thì phải báo cáo vào ngày làm việc ngay sau ngày mở L/C. (Giá trị L/C, thời hạn thanh toán và mặt hàng mở L/C).

c) Những L/C nhập hàng trả chậm mà quá hạn thanh toán hoặc Ngân hàng Thương mại đã thanh toán cho nước ngoài và phải cho doanh nghiệp vay bắt buộc trong nước thì cũng phải báo cáo ngay 1 ngày sau ngày đáo hạn thanh toán hoặc ngày phải cho vay bắt buộc trong nước.

d) Các Ngân hàng thương mại được phép hoạt động đối ngoại phải ban hành quy chế hướng dẫn nghiệp vụ mở L/C nhập hàng trả chậm. Các Ngân hàng Thương mại không được mở L/C nhập hàng trả chậm khi chưa có quy chế quy định cụ thể các điều kiện và cách thức mở L/C trả chậm.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Tổng Giám đốc, Giám đốc Ngân hàng thương mại, Giám đốc chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc văn bản hướng dẫn này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


MẪU BIỂU

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC KHOẢN VAY THƯƠNG MẠI VÀ BẢO LàNH VAY THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI

 

Tổng số

Vay trực tiếp nước ngoài

Bảo lãnh khoản vay trực tiếp của doanh nghiệp

Bảo lãnh mở L/C chậm trả

Mức ký

Số dư

Các chỉ tiêu

Phát sinh

Phát sinh

Doanh nghiệp
trong nưỡc

Liên doanh
và 100% vốn

Phát sinh

quỹ (số

thầu chi

 

đầu kỳ

trong kỳ

cuối kỳ

đầu kỳ

trong kỳ

cuối kỳ

Dư đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Dư cuối kỳ

Dư đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Dư cuối kỳ

đầu kỳ

trong kỳ

cuối kỳ

dư)

(số dư)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

I- Số thực hiện

1. Dưới 1 năm

2. Từ 1-5 năm

3. Từ 5-12 nâm

4. Trên 12 năm

II- Nhu cầu kỳ tiếp

1. Dưới 1 năm

2. Từ 1-5 năm

3. Từ 5-12 nâm

4. Trên 12 năm

III- Tổng nguồn vốn huy động trong nước

(Ghi cột 2,3,4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Doanh số phát sinh trong kỳ là số luỹ kế từ đầu năm đến kỳ báo cáo.

- Vốn tự có được quy định trong quyết định số 107/QĐ-NH5 ngày 9/6/1992

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 10/TT-NH5 ngày 6/7/1992của Ngân hàng Nhà nước

-Định kỳ vào ngày 10 hàng tháng gửi về vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Trung ương


Bảng số 2:

TÊN NGÂN HÀNG BÁO CÁO

BÁO CÁO TÌNH HÌNH MỞ L/C MUA HÀNG TRẢ CHẬM

(Thời hạn từ 1 năm trở xuống)

Tháng...năm 199...

 

Tên

Ngày

Số tiền mở L/C

Thời

Nội dung mở L/C

Số quá hạn

TT

doanh nghiệp

mở L/C

Nguyên tệ

Quy USD

hạn

 

 

 

Chưa trả

Cho vay

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập bảng Kiểm soát Thủ trưởng đơn vị

 

Ghi chú:

- (7): L/C mua hàng tiêu dùng trả chậm

- (8): L/C mua vật tư, nguyên vật liệu

- (9): L/C mua thiết bị trả chậm

- (10): Chưa thanh toán cho nước ngoài

- (11): Đã thanh toán cho nước ngoài và cho vay bắt buộc trong nước.

- Đối với L/C mở có giá trị từ 500.000 USD trở lên, ngoài việc báo cáo theo định kỳ hàng tháng, phải báo cáo ngay sau 1 ngày làm việc khi L/C được mở.

Bảng số 3:

TÊN NGÂN HÀNG BÁO CÁO

BÁO CÁO TÌNH HÌNH MỞ L/C MUA HÀNG TRẢ CHẬM

(Thời hạn trên 1 năm)

Tháng...năm 199...

 

Tên

Ngày

Số tiền mở L/C

Thời

Nội dung mở L/C

Số quá hạn

TT

doanh nghiệp

mở L/C

Nguyên tệ

Quy USD

hạn

 

 

 

Chưa trả

Cho vay

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập bảng Kiểm soát Thủ trưởng đơn vị

Ghi chú:

- (7): L/C mua hàng tiêu dùng trả chậm

- (8): L/C mua vật tư, nguyên vật liệu

- (9): L/C mua thiết bị trả chậm

- (10): Chưa thanh toán cho nước ngoài

- (11): Đã thanh toán cho nước ngoài và cho vay bắt buộc trong nước.

Bảng số 4:

TÊN NGÂN HÀNG BÁO CÁO

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BẢO LàNH

Tháng...năm 199...

 

Tên

Ngày

Số tiền bảo lãnh

Thời

Nội dung bảo lãnh

Số quá hạn

TT

doanh nghiệp

Nguyên tệ

Quy USD

hạn

 

 

 

Chưa trả

Cho vay

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

I. Dưới 1 năm

II. Trên 1 năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập bảng Kiểm soát Thủ trưởng đơn vị

Ghi chú:

- Nội dung: Các hình thức bảo lãnh không phải mở L/C

- (7): Bảo lãnh vay tiền

- (8): Bảo lãnh mua hàng hoá, vật tư trả chậm

- (9): Bảo lãnh mua thiết bị trả chậm

- (10): Chưa thanh toán cho nước ngoài

- (11): Đã thanh toán cho nước ngoài và cho vay bắt buộc trong nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Bảng số 5

TÊN NGÂN HÀNG BÁO CÁO

BÁO CÁO VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

(Của Ngân hàng thương mại)

Tháng...năm 199...

 

 

Số

Ngày

 

Số tiền

 

 

 

Cơ quan

Công văn

Số vốn

Số đã trả

TT

hợp đồng

Tên chủ nợ

Nguyên tệ

Quy USD

Thời hạn

Lãi suất

Phí

bảo lãnh

chấp thuận của NHNN

đã rút

Gốc

Lãi

Phí

Tổng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập bảng Kiểm soát Thủ trưởng đơn vị

Ghi chú:

- Các khoản vay do Ngân hàng trực tiếp ký vay nưỡc ngoài (bao gồm cả các hợp đồng, hiệp định tín dụng khung)

- (11) Tường hợp chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phải ghi rõ.

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất