Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 43278/CT-HTr của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về việc chính sách áp dụng tỷ giá giao dịch ngoại tệ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 43278/CT-HTr
Cơ quan ban hành: | Cục Thuế Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 43278/CT-HTr | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Mai Sơn |
Ngày ban hành: | 28/06/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
tải Công văn 43278/CT-HTr
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43278/CT-HTr | Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2016 |
Kính gửi: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Địa chỉ: số 25 Phố Trần Hưng Đạo, P. Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Mã số thuế: 0200253985
Trả lời công văn số 2204/2016/CV-SEABANK ngày 25/05/2016 của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (sau đây gọi là Seabank) hỏi về chính sách áp dụng tỷ giá giao dịch ngoại tệ, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại khoản 4 Điều 2 sửa đổi, bổ sung Điều 27 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
“3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
- Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.”
+ Tại khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ…”
- Căn cứ Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định về nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế.
- Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC như sau:
“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán…”
Căn cứ các quy định trên và theo trình bày của Seabank thì đặc điểm hoạt động thu, chi ngoại tệ gồm có giao dịch thu, chi ngoại tệ trực tiếp với khách hàng và rất nhiều giao dịch thu chi ngoại tệ do hệ thống hạch toán tự động. Hệ thống hạch toán tự động chỉ có thể tính lãi, phí trên từng tài khoản của khách hàng theo từng loại ngoại tệ gốc và tự động hạch toán vào các tài khoản thu nhập, chi phí thích hợp theo nguyên tệ vào cuối ngày để kết chuyển số dư, không phải giao dịch thực tế với khách hàng.
Do đó:
- Trường hợp phát sinh các khoản doanh thu, chi phí bằng ngoại tệ trực tiếp với khách hàng thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ quy đổi ngoại tệ ra đồng Viêt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch theo quy định hiện hành.
- Đối với trường hợp phát sinh các khoản doanh thu, chi phí bằng ngoại tệ do hệ thống hạch toán tự động hàng ngày để kết chuyển số dư, không phải giao dịch thực tế với khách hàng thì đến cuối ngày Seabank thực hiện kết chuyển số dư ngoại tệ và lựa chọn quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân giữa tỷ giá mua vào và bán ra của Seabank tại thời điểm kết chuyển là phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng và không trái với quy định; hoặc Seabank có thể lựa chọn sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại công văn số 2411/TCT-DNL ngày 18/6/2015.
Trường hợp Seabank phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng thu ngoại tệ thì khi lập hóa đơn, Seabank phải ghi tỷ giá trên hóa đơn phù hợp với tỷ giá để hạch toán doanh thu theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC, Thông tư số 200/2014/TT-BTC, Thông tư số 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT.CỤC TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây