Công văn 3972/TCT/NV2 của Tổng cục Thuế về việc quyết toán thuế năm 1999 của Ngân hàng Công thương Việt Nam

thuộc tính Công văn 3972/TCT/NV2

Công văn 3972/TCT/NV2 của Tổng cục Thuế về việc quyết toán thuế năm 1999 của Ngân hàng Công thương Việt Nam
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3972/TCT/NV2
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Thị Cúc
Ngày ban hành:03/10/2001
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí

tải Công văn 3972/TCT/NV2

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 3972 TCT/NV2 NGÀY 3 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC QUYẾT TOÁN THUẾ NĂM 1999 CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

 

Kính gửi: Cục thuế TP. Hà Nội

 

Về việc quyết toán thuế năm 1999 của NHCT Việt Nam nêu tại Công văn số 10958 CT/TCNH ngày 4/9/2001 của Cục thuế TP Hà Nội, Tổng cục thuế có ý kiến như sau:

1. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư số 77/1998/TT-BTC ngày 6/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán ở doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định số dư mua ngoại tệ đầu kỳ theo công thức quy định tại điểm a, khoản 2, mục II Thông tư số 157/1998/TT-BTC ngày 12/12/1998 của Bộ Tài chính được áp dụng tỷ giá quy định tại Thông tư 77/1998/TT-BTC nêu trên.

Việc xác định lãi, lỗ kinh doanh ngoại tệ năm 1999 đến trước thời điểm 20/12/2000 thực hiện theo Thông tư số 77/1998/TT-BTC nêu trên, từ 20/12/2000 thực hiện theo Quyết định số 522/2000/QĐ-NHNN2 ngày 20/12/2000 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Cụ thể: Đến cuối năm tài khoản 631 "Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ" phải tất toán số dư: nếu phát sinh dư Có thì kết chuyển vào thu nhập (thu về kinh doanh ngoại tệ), ngược lại phát sinh dư Nợ thì kết chuyển vào chi phí (Chi về kinh doanh ngoại tệ).

2. Về nội dung số thuế GTGT nộp thừa so với quyết toán thuế thì doanh nghiệp được trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo chế độ hiện hành. Về nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 157/1998/TT-BTC nêu trên: "Trường hợp chênh lệch giữa doanh số bán ngoại tệ với doanh số mua vào tương ứng là số âm thì được chuyển chênh lệch âm sang tháng sau để trừ vào giá trị gia tăng tháng sau. Việc bù trừ chỉ được áp dụng đối với các tháng trong cùng một năm (tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính cho phép)". Quy định này chỉ cho phép chuyển chênh lệch âm sang tháng sau, không cho chuyển chênh lệch âm cho các tháng trước mặc dù chênh lệch âm này vẫn thuộc năm tài chính. Ví dụ: Tháng 1/1999 phát sinh chênh lệch là 100 tr.đồng. Thuế GTGT phải nộp là 10 tr đồng, từ tháng 2 đến tháng 11 không phát sinh chênh lệch nên không phát sinh thuế GTGT, tháng 12/1999 phát sinh chênh lệch âm: - 80tr đồng; Chênh lệch âm của tháng 12/1999 không được bù trừ với chênh lệch dương của tháng 1/1999.

3. Việc bù trừ GTGT giữa các loại ngoại tệ với nhau trong phạm vi năm tài chính thực hiện theo quy định tại tiết a, khoản 2, mục II Thông tư số 157/1998/TT-BTC ngày 12/12/1998 của Bộ Tài chính.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất