Công văn 336/CV-NH7 của Ngân hàng Nhà nước về tình hình chuyển đổi ngoại tệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 336/CV-NH7

Công văn 336/CV-NH7 của Ngân hàng Nhà nước về tình hình chuyển đổi ngoại tệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt NamSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:336/CV-NH7Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Đức Thuý
Ngày ban hành:29/04/1997Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

tải Công văn 336/CV-NH7

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 336/CV-NH7 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BÁO CÁO

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 336/CV-NH7 NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1997 VỀ VIỆC TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI NGOẠI TỆ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

 

Qua thời gian thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam in báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình chuyển đổi ngoại tệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh:

 

I/ TÌNH HÌNH THỰC TRANG VIỆC CHUYỂN ĐỔI NGOẠI TỆ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:

 

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, nó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm cho xã hội, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào xu hướng phát triển của các nước trong khu vực Châu Á nói riêng và của thế giới nói chung. Kể từ ngày 1/1/1998 đến hết năm 1996, số dự án đã cấp giấy phép còn có hiệu lực là 1659 dự án với số vốn đăng ký là 27,577 tỷ USD, trong đó có 1527 dự án đã thực hiện góp vốn với số tiền là 9.906.621.002 USD, sử dụng 148. 021 lao động.

 

Mục tiêu của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 nhằm "mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước". Để đạt được mục tiêu trên, đồng thời bảo hộ các doanh nghiệp trong nước trong việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra tại thị trường Việt Nam, Nhà nước ta đã quy định cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải tự đảm bảo cân đối ngoại tệ, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) sẽ xem xét và quyết định việc cân đối thu chi ngoại tệ đối với các trường hợp doanh nghiệp và bên nước ngoài hợp doanh sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu và xây cơ sở kết cấu hạ tầng trên cơ sở ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương Mại và đề nghị của doanh nghiệp, việc cân đối ngoại tệ được thực hiện bằng hai giải pháp, đó là:

+ Chuyển đổi tiền Việt Nam thành ngoại tệ (cho phép các doanh nghiệp và bên nước ngoài hợp doanh mua ngoại tệ tại các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ).

+ Thanh toán bằng hàng hoá có giá trị tương đương (tức là cho doanh nghiệp và bên nước ngoài hợp doanh được dùng hình thức thanh toán hàng đổi hàng, hoặc thu mua các loại hàng hoá khác ở trong nước để xuất khẩu thu ngoại tệ).

 

Thực tế cho đến năm 1994 Uỷ ban Nhà nước và hợp tác và đầu tư không thực hiện được việc cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp theo quy định trên, việc cân đối ngoại tệ hầu như không được quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh tự do chuyển đổi ngoại tệ (bằng cách mua ngoại tệ tại các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng), còn giải pháp thanh toán bằng hàng hoá có giá trị tương đương hầu như không thể áp dụng được. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do là:

+ Việc quy định trên là quá phức tạp, doanh nghiệp phải qua nhiều cửa, danh mục hàng thay thế hàng nhập khẩu và danh mục cơ sở hạ tầng chưa được công bố;

+ Sự phối hợp giữa các bộ ngành còn chưa chặt chẽ, chúng ta đã buông lỏng quản lý việc chuyển đổi ngoại tệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh;

 

Để chấn chỉnh tình trạng trên ngày 15/01/1994 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 67/CV-NH7 yêu cầu các Ngân hàng Thương mại thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và Thống dốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ bán ngoại tệ, chế độ mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ, chế độ thanh toán ngoại tệ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kiến nghị với Chính phủ đưa ra chế độ cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy ngày 13/07/1995 Thủ Tuớng Chính có công văn số 3831/KTTH quy định tạm thời về việc chuyển đổi ngoại tệ. Triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành danh mục hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu gồm 33 nhóm hàng để làm cơ sở cho Ngân hàng xem xét chuyển đổi ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn số 700/CV-NH7 ngày 14/12/1995 hướng dẫn cụ thể việc bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh. Tuy nhiên cho đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa công bố danh mục cơ sở hạ tầng.

 

Theo tinh thần của văn bản này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh được chia thành hai đối tượng:

+ Đối tượng thứ nhất: Các doanh nghiệp và bên nước ngoài sản xuất hàng nhập khẩu thiết yếu và xây dựng cơ sở hạ tầng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, thì được quyền trực tiếp liên hệ với Ngân hàng Thương mại để mua lượng ngoại tệ theo nhu cầu hợp lý phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc bán ngoại tệ cho doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi phát sinh nhu cầu chi trả cho nước ngoài.

+ Đối tượng thứ hai: Các doanh nghiệp và bên nước ngoài hợp doanh không thuộc hai danh mục trên, nếu có khó khăn không tự cân đối được nhu cầu ngoại tệ của mình, Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, bên nước ngoài hợp doanh và khả năng ngoại tệ hiện có của Ngân hàng để hỗ trợ một phần ngoại tệ cho doanh nghiệp. Bằng việc cho phép doanh nghiệp và bên nước ngoài hợp doanh liên hệ với Ngân hàng Thương mại để mua lượng ngoại tệ cần thiết đáp ứng chi trả bằng ngoài tệ.

 

Trong năm 1995 Ngân hàng đã bán ngoài tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh (kể cả doanh nghiệp trong danh mục và doanh nghiệp ngoài danh mục) với số tiền là: 324 triệu USD. Năm 1996 bán 449,6 triệu USD (trong đó bán cho trong danh mục là 335 triệu USD chiếm 74,5%, ngoài danh mục là 114,6 triệu USD chiếm 25,5%), số ngoại tệ đã bán cho các doanh nghiệp trong danh mục hàng thay thế hàng nhập khẩu, được phân theo các ngành:

+ Các loại thép: 88,00 triệu USD

+ Sản xuất thức ăn gia súc: 34,52 triệu USD

+ Sản xuất ô tô xe máy: 30,07 triệu USD

+ Sản xuất dầu mỡ nhờn: 11,30 triệu USD

+ Sản xuất điện tử: 123,02 triệu USD

+ Sản xuất vải và phụ liệu may: 8,97 triệu USD

+ Sản xuất vỏ hộp kim loại: 6,71 triệu USD

+ Sản xuất các loại giấy: 2,53 triệu USD

+ Sản xuất thiết bị thông tin: 8,64 triệu USD

+ Sản xuất sơn chống rỉ: 0,64 triệu USD

+ Sản xuất thuộc trừ sâu: 1,03 triệu USD

+ Sản xuất chất dẻo: 0,86 triệu USD

+ Thiết bị điện: 1,13 triệu USD

+ Hàng không: 1,9 triệu USD

+ Các mặt hàng còn lại: 3,3 triệu USD

 

Số ngoại tệ bán cho các doanh nghiệp ngoài danh mục như sau:

+ Bột ngọt: 11,96 triệu USD

+ Bia: 18,95 triệu USD

+ Bánh kẹo, mỳ ăn liền: 3,75 triệu USD

+ Tin học: 3,22 triệu USD

+ Dược phẩm: 3,33 triệu USD

+ Dầu ăn: 15,54 triệu USD

+ Sản xuất ván ép: 0,80 triệu USD

+ Sản xuất bao bì: 2,68 triệu USD

+ Hoá mỹ phẩm: 3,65 triệu USD

+ Nước giải khát: 4,85 triệu USD

+ Đóng bình ga: 5,51 triệu USD

+ Gạch men: 1,35 triệu USD

+ Băng vệ sinh: 1,91 triệu USD

+ Găng tay y tế: 0,5 triệu USD

+ Ngô giống: 1,02 triệu USD

+ Mặt hàng khác: 36,29 triệu USD

 

Ngoài ra có thể có lượng ngoại tệ doanh nghiệp tự mua và chuyển ra nước ngoài qua các Ngân hàng Thương mại mà Ngân hàng Nhà nước chưa nắm được.

 

Qua hơn một năm thực hiện chủ trương của Chính phủ hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả doanh nghiệp mà giấy phép đầu tư yêu cầu xuất khẩu sản phẩm, đều không tự cân đối ngoại tệ, không xuất khẩu hoặc xuất khẩu không đáng kể, nhưng vẫn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cho phép mua ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập vật tư nguyên liệu, trả nợ vốn vay, chuyển vốn và lợi nhuận về nước. Ví dụ như: một số doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như nước khoáng Lavi, bột ngọt Miwon, Orsan, O"one, bia Tiền Giang, nhà máy bia Việt Nam, Nhà máy bia Đông Nam Á, dầu ăn Nhà bè... đều không tự cân đối ngoại tệ và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giải quyết cho họ được chuyển đổi ngoại tệ với số lượng lớn.

 

Trước tình hình đó, để cải thiện cán cân vãng lai, tránh những sự biến động lớn về tỷ giá, sang năm 1997 Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế việc chuyển đổi ngoại tệ của các doanh nghiệp ngoài danh mục, nhu cầu ngoại tỷ lệ quý I/1997 của các doanh nghiệp ngoài danh mục là: 311 triệu USD, được Ngân hàng Nhà nước cho cân đối 6,6 triệu (đáp ứng 2,1 % nhu cầu).

 

II/ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HÌNH TRÊN DO DOANH NGHIỆP KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN TỰ CÂN ĐỐI NGOẠI TỆ:

 

1. Chúng ta không thực hiện được định hướng của pháp Luật đầu tư đề ra đó là đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, không thúc đẩy nâng cao chất lượng và hiệu quả cạnh tranh trên thị trường thế giới, gây ra việc cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường Việt Nam đối với người sản xuất trong nước, tăng xu hướng thiên về sản xuất để tiêu thụ trong nước, không hướng ra thị trường nước ngoài.

Tình hình trên thể hiện qua doanh thu và xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh qua các năm như sau:

+ 1988 - 1991 doanh thu 192 triệu USD, xuất khẩu là 52 triệu USD, chiếm 27% doanh thu.

+ 1992 doanh thu 230 triệu USD, xuất khẩu là 112 triệu USD, chiếm 48% doanh thu.

+ 1993 doanh thu 358 triệu USD, xuất khẩu là 115 triệu USD, chiếm 32% doanh thu.

+ 1994 doanh thu 850 triệu USD, xuất khẩu là 350 triệu USD, chiếm 41% doanh thu.

+ 1995 doanh thu là 1,277 tỷ USD, xuất khẩu là 400 triệu USD, chiếm 31 % doanh thu

+ 1996 doanh thu là 2,787 tỷ USD, xuất khẩu là 194 triệu USD, chiếm 69% doanh thu.

Qua số liệu trên cho thấy rằng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh ngày càng tăng, nhất là trong năm 1996 doanh thu 2,787 tỷ USD nhưng tỷ lệ xuất khẩu chiếm trong tổng doanh thu chỉ đạt 69%. Mặc dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 24,5% vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, song mức nhập siêu lại quá lớn, trong năm 1996 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nhập siêu tới 1,25 tỷ USD (kể cả máy móc nhập vào để góp vốn), trong năm 1996 nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh chiếm 1/3 trong tổng mức siêu nhập của cả nước.

 

2. Làm tăng nhu cầu nhập khẩu, kể cả vật tư nguyên liệu và phụ tùng thay thế có sản xuất được trong nước, làm tăng không đáng có mức nhập siêu.

 

3. Việc nhập khẩu nhiều và giảm tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã ảnh hưởng xấu đến cán cân vãng lai, hạn chế khả năng tăng dự trữ ngoại tệ, tăng cầu về ngoại tệ trên thị trường tăng áp lực trên tỷ giá hối đoái. Thực tế cho thấy thâm hụt cán cân vãng lai năm 1995 là 2,130 tỷ USD, năm 1996 là 1,418 tỷ USD (trong đó thâm hụt cán cân thương mại năm 1995 là 2,345 tỷ USD , năm 1996 là 3,150 tỷ USD ).

 

4. Về lâu dài, khi đến hạn phải trả nợ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp (nhất là hiện nay gần 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là vốn vay thương mại từ nước ngoài) và các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn và lợi nhuận về nước thì nhu cầu ngoại tệ chuyển ra nước ngoài rất lớn điều đó có thể dẫn tới hậu quả xấu khó lường về kinh tế - xã hội nếu chúng ta không có biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả.

 

III/ NHỮNG KIẾN NGHỊ XIN CHỈ ĐẠO
CỦA CHÍNH PHỦ:

 

1. Căn cứ vào khả năng ngoại tệ có hạn, cán cân vãng lai thâm hụt lớn, nợ phải trả ngày càng tăng, nhu cầu nhập khẩu ngày càng lớn, dự trữ ngoại tệ còn mỏng và phải tăng lên theo kế hoạch cho phép Ngân hàng thực hiện đúng và nghiêm ngặt quy định của Luật đầu tư và các văn bản khác của Chính phủ về cân đối ngoại tệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép, đó là:

- Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp lý của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và sản xuất những sản phẩm thay thế nhập khẩu thiết yếu theo danh mục đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố (đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định rõ và chặt chẽ hơn danh mục thuộc cả hai loại này).

- Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc diện trên, mà giấy phép đầu tư quy định là có xuất khẩu sản phẩm (dù có quy định tỷ lệ xuất khẩu hay không) thì phải tự cân đối nhu cầu ngoại tệ của mình bằng cách xuất khẩu sản phẩm của mình hoặc bằng các nguồn ngoại tệ hợp pháp khác, không được mua ngoại tệ từ các ngân hàng Thương mại tại Việt Nam.

- Những doanh nghiệp không thuộc diện kết cấu hạ tầng, không sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu, không có nhiệm vụ xuất khẩu hoặc sản xuất ra hàng hoá để cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp nằm trong danh mục thì về nguyên tắc cũng phải tự cân đối nhu cầu ngoại tệ của mình, song Ngân hàng Nhà nước tuỳ theo khả năng về nguồn ngoại tệ mà có thể xem xét hỗ trợ một phần, với điều kiện:

+ Doanh nghiệp làm cam kết với Ngân hàng Nhà nước về giải pháp và thời hạn tự đáp ứng được với nhu cầu ngoại tệ của mình.

+ Ngân hàng Thương mại chỉ bán ngoại tệ cho doanh nghiệp khi có xác nhận của Ngân hàng Nhà nước vào bản cam kết và lượng ngoại tệ bán cho doanh nghiệp không vượt quá số lượng Ngân hàng Nhà nước cho phép.

+ Kể từ ngày 1/1/1998 Ngân hàng Nhà nước sẽ chấm dứt sự hỗ trợ này kể cả doanh nghiệp mới cấp giấy phép đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện đúng Luật và giấy phép đầu tư là tự cân đối nhu cầu ngoại tệ, trừ trường hợp có thay đổi về điều khoản này trong Luật đầu tư hoặc các quy định mới dưới luật.

 

2. Chỉ thị cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, thành phố được Chính phủ phân cấp cấp giấy phép đầu tư khi thẩm định và cấp giấy phép đầu tư ghi rõ tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm (nếu có), khẳng định trách nhiệm tự cân đối ngoại tệ (khi chưa tự đáp ứng được, doanh nghiệp tự chủ động tìm các giải pháp hợp pháp khác để đảm bảo tự cân đối ngoại tệ). Đối với các dự án ngoài Nhà nước đảm bảo tự cân đối ngoại tệ, nếu không tự cân đối được ngoại tệ thì không cấp giấy phép đầu tư.

 

3. Chỉ đạo các ngành, các cấp hỗ trợ và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt các giải pháp nêu trên.

Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi