Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 278/TTg-PL của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu triển khai xây dựng dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 278/TTg-PL
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 278/TTg-PL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 09/02/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 278/TTg-PL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 278/TTg-PL V/v: giao nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai xây dựng dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2010 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ |
Thực hiện Nghị quyết số 31/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII (2007 - 2011); Quyết định số 1390/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh năm 2010; căn cứ kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 22 tháng 01 năm 2010 về đề nghị tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính tại văn bản số 1451/BTC-NSNN ngày 9 tháng 10 năm 2009; với mục tiêu nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước một cách cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý tài chính - ngân sách trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương nghiên cứu và triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Mục đích và yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước:
a) Mục đích:
- Khắc phục những tồn tại của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước, tạo động lực phát triển các nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách hợp lý, bảo đảm công bằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước; ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia, tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện xóa đói giảm nghèo;
- Làm rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ; tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, ngành trung ương, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp và đơn vị sử dụng ngân sách trong lĩnh vực ngân sách nhà nước;
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết của nhà nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được ngân sách nhà nước cấp kinh phí.
b) Yêu cầu:
- Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành; bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và thống nhất với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các Luật khác có liên quan;
- Đổi mới phương thức quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của ngân sách nhà nước và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngân sách các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước;
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu, chi ngân sách và quản lý tài sản công; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng;
- Tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế về quản lý ngân sách nhà nước; vận dụng phù hợp với thực tiễn của Việt
2. Căn cứ vào mục đích, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện một số công việc làm cơ sở để xây dựng dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) như sau:
a) Giao Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua thực tiễn thực hiện ở địa phương đề xuất với các Bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực:
- Sửa đổi, bổ sung về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội hiện nay cho phù hợp với tình hình mới;
- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các Bộ, ngành với địa phương trong việc quản lý ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
Các kiến nghị sửa đổi, bổ sung nêu trên gửi các Bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực, đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25 tháng 3 năm 2010.
Đề xuất về việc thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 4 năm 2010.
b) Giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
Rà soát lại phân cấp quản lý ngành, lĩnh vực theo hướng phân định rõ nhiệm vụ của trung ương và địa phương theo nguyên tắc quản lý hiệu quả, gắn với Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 của ngành, lĩnh vực làm cơ sở cho phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, sử dụng nguồn lực tài chính tiết kiệm, hiệu quả. Trong đó tập trung:
+ Bộ Quốc phòng về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
+ Bộ Công an về phân công, phân cấp nhiệm vụ an ninh;
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo về phân công, phân cấp nhiệm vụ giáo dục và đào tạo;
+ Bộ Y tế về phân công, phân cấp nhiệm vụ phòng và khám, chữa bệnh;
+ Bộ Giao thông vận tải về phân công, phân cấp nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông đường bộ, đường sắt đường thủy;
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công, phân cấp nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và duy tu, bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi, đê điều;
+ Bộ Công thương về phân công, phân cấp nhiệm vụ phát triển công nghiệp, thương mại, xuất, nhập khẩu;
+ Bộ Khoa học và Công nghệ về phân công, phân cấp nhiệm vụ khoa học công nghệ;
+ Bộ Tài nguyên và môi trường về phân công, phân cấp nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phân công, phân cấp nhiệm vụ đảm bảo xã hội;
+ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về phân công, phân cấp nhiệm vụ văn hoá, thể thao, du lịch.
Báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 4 năm 2010.
Đề xuất về việc cần thể hiện vào Luật Ngân sách nhà nước những quy định, định hướng lớn để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng phù hợp với đổi mới nền kinh tế theo thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng thuộc ngành lĩnh vực được phân công phụ trách, gửi Bộ Tài chính trước ngày 30/4/2010.
- Tổng hợp ý kiến đề xuất của các địa phương, xác định rõ nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các Bộ ngành với địa phương trong việc quản lý ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/4/2010.
- Đề xuất về việc thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính trước ngày
c) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổng hợp, xây dựng Đề án phân công, phân cấp quản lý kinh tế - xã hội giữa trung ương với địa phương gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 trình Chính phủ trước ngày 30/6/2010; đồng gửi Bộ Tài chính.
d) Giao Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật Ngân sách nhà nước giai đoạn 2004 - 2010, dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); lấy ý kiến các Bộ, địa phương và tổ chức hội thảo với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương; hoàn thiện dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) trình Chính phủ vào tháng 11/2010.
- Nghiên cứu bổ sung những quy định vào Luật NSNN để xử lý những nhiệm vụ đột xuất phát sinh như chống lạm phát, suy giảm kinh tế, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương khẩn trương thực hiện nhằm xây dựng dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đúng kế hoạch đề ra./.
KT. THỦ TƯỚNG |