Công văn 2686/BHXH-KHTC của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2013

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2686/BHXH-KHTC

Công văn 2686/BHXH-KHTC của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2013
Cơ quan ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2686/BHXH-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Đình Khương
Ngày ban hành:10/07/2012Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

tải Công văn 2686/BHXH-KHTC

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 2686/BHXH-KHTC PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 2686/BHXH-KHTC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________

Số: 2686/BHXH-KHTC
V/v Hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2013

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2012

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;
- Cục Việc làm - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

 

Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015, Thông tư số 99/2012/TT-BTC ngày 19/6/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013, Công văn số 4723/BKHĐT-TH ngày 29/6/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn lập dự toán thu, chi năm 2013 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NĂM 2012

Để có căn cứ lập dự toán thu, chi năm 2013, yêu cầu các đơn vị đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm 2012 theo các nội dung cụ thể sau:

1. Đối với BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH các tỉnh)

1.1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu BHXH, BHYT, BHTN

a) Thu BHXH bắt buộc

- Trên cơ sở thực hiện 6 tháng đầu năm, ước thực hiện thu năm 2012. Phân tích tình hình các yếu tố tăng, giảm số đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc; quỹ lương và mức lương bình quân tham gia BHXH theo các mức đóng và theo từng khối quản lý: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xác định số đơn vị và số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH, nhưng thực tế chưa tham gia, nêu rõ nguyên nhân.

- Nêu những khó khăn, thuận lợi và các biện pháp khắc phục, khả năng phấn đấu hoàn thành dự toán thu BHXH bắt buộc năm 2012, đồng thời báo cáo số chênh lệch tăng do Nhà nước điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo Nghi định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung, Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

b) Thu BHXH tự nguyện

- Đánh giá mức độ thực hiện dự toán năm 2012 trên cơ sở phân tích tình hình tăng, giảm số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, mức đóng bình quân của các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

- Nêu những khó khăn, thuận lợi và các biện pháp khắc phục, khả năng phấn đấu hoàn thành dự toán thu BHXH tự nguyện.

c) Thu BHTN

- Đánh giá mức độ thực hiện dự toán thu năm 2012 trên cơ sở phân tích tình hình tăng, giảm số đối tượng tham gia BHTN (cụ thể cho từng nhóm đối tượng), mức đóng góp bình quân của các đối tượng tham gia BHTN; tình hình nợ đọng BHTN trên địa bàn, trong đó nêu rõ số tiền NSNN nợ.

- Nêu những khó khăn, thuận lợi và các biện pháp khắc phục, khả năng phấn đấu hoàn thành dự toán thu BHTN.

d) Thu BHYT

- Đánh giá mức độ thực hiện dự toán thu năm 2012 trên cơ sở phân tích tình hình tăng, giảm số đối tượng đóng BHYT; quỹ lương và mức lương bình quân tham gia BHXH theo các mức đóng và theo từng khối quản lý: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm so với số thực hiện của năm 2011 và ước thực hiện năm 2012 theo từng khối quản lý.

- Đánh giá tình hình triển khai Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn; nêu rõ những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện thu BHYT đối với các đối tượng tự nguyện tham gia; phân tích chi tiết theo từng loại đối tượng tham gia.

- Báo cáo cụ thể về các đối tượng học sinh, sinh viên, đối tượng người nghèo, cận nghèo, đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi tham gia BHYT (số đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ) theo từng thời điểm triển khai trong năm; đánh giá khả năng thực hiện năm 2012, phân tích nguyên nhân cụ thể, yếu tố tác động chậm đóng BHYT cho đối tượng học sinh, sinh viên, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và cận nghèo, nêu rõ số tiền NSNN nợ chưa đóng BHYT cho các đối tượng này.

e) Đánh giá tình hình nợ đọng và xử lý nợ BHXH, BHYT năm 2012

- Xác định số nợ đến 31/12/2011, dự kiến số nợ phát sinh trong năm 2012, số nợ thu hồi được trong năm 2012. Tổng hợp, phân loại đầy đủ chính xác số nợ đọng BHXH, BHYT theo từng nhóm đối tượng.

- Phân tích cụ thể tình hình nợ đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động, chú ý số nợ xấu, nợ khó đòi. Nêu rõ các biện pháp đã thực hiện để truy thu nợ đọng trong năm (đã triển khai những biện pháp nào và đánh giá kết quả thực hiện): công tác tuyên truyền, ký kết quy chế phối hợp với các ngành, thành lập tổ thu nợ các cấp, chấm điểm thi đua khen thưởng, không công nhận danh hiệu của các doanh nghiệp, công bố công khai danh tính trên các phương tiện thông tin đại chúng, đề xuất thanh tra, kiểm tra, phối hợp các ngân hàng thương mại trích từ tài khoản, khởi kiện ra tòa...

1.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi BHXH, BHYT, BHTN

a) Chi BHXH bắt buộc (nguồn NSNN và nguồn quỹ), chi BHXH tự nguyện

- Căn cứ tình hình đối tượng hưởng và chi trả BHXH 6 tháng đầu năm, ước thực hiện đối tượng hưởng và chi trả cả năm 2012 theo từng nguồn kinh phí (chi tiết cho từng loại đối tượng theo quỹ thành phần), phân tích tình hình biến động tăng, giảm đối tượng và nguyên nhân chính tác động đến việc tăng, giảm đối tượng, tăng giảm chi trả chế độ BHXH.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn vướng mắc khi thực hiện công tác quản lý đối tượng và chi BHXH của địa phương.

- Đối với những địa phương thực hiện thí điểm chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua Bưu điện, đánh giá kỹ việc thực hiện thí điểm: những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm và hạn chế so với phương thức chi trả trước đây, kiến nghị thực hiện.

b) Đánh giá tình hình thực hiện chi BHTN

- Đánh giá tình hình thực hiện chi BHTN năm 2012 (chi tiết số lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp, số tiền của đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, 6 tháng) trên cơ sở phân tích tình hình biến động tăng, giảm đối tượng, những nguyên nhân chính tác động đến việc tăng, giảm đối tượng; nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phối hợp với các Ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm giới thiệu việc làm khi thực hiện chi BHTN tại địa phương

c) Đánh giá thực hiện chi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT

- Đánh giá công tác chi KCB tại tỉnh và đa tuyến đi ngoại tỉnh, so sánh với dự toán được giao và khả năng cân đối quỹ BHYT. Nêu rõ những khó khăn, vướng mắc và thuận lợi trong việc thực hiện Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn; đồng thời đề xuất giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên. Xác định mức độ vượt quỹ KCB (nếu có) và phân tích cụ thể những nguyên nhân tác động đến tình trạng vượt quỹ (chủ quan và khách quan).

- Đánh giá chi tiết mức độ tác động chi phí KCB BHYT của đơn vị khi thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, thuyết minh rõ thời điểm thực hiện điều chỉnh giá viện phí, mức giá Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định chiếm tỷ lệ % mức tối đa của dịch vụ, sự tác động của việc điều chỉnh Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC đến dự toán chi của địa phương.

1.3. Đánh giá thực hiện chi quản lý bộ máy

a) Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi quản lý bộ máy năm 2012 theo các nội dung chi tại Văn bản số 1219/BHXH-BC ngày 06/4/2012 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn dự toán chi các chế độ bảo hiếm xã hội, chi quản lý bộ máy năm 2012, cụ thể:

- Chi thường xuyên: chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương (bao gồm cả lương cơ bản và lương bổ sung), tiền lương tăng do thay đổi mức lương tối thiểu chung năm 2012; chi quản lý hành chính.

- Chi thường xuyên đặc thù chi phục vụ công tác thu; chi phục vụ công tác chi; chi in sổ BHXH, BHYT, chi phí in, mua biểu mẫu, chứng từ, báo cáo dùng cho chuyên môn; chi tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; chi phí vận chuyển bảo vệ tiền; chi lệ phí chuyển tiền; chi bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu; chi hỗ trợ công tác thẩm định hồ sơ đối tượng hưởng; chi các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm; chi hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ; chi lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp (bao gồm cả lệ phí chi trả do ngân sách nhà nước cấp); các khoản chi khác.

- Chi không thường xuyên: chi mua sắm trang thiết bị làm việc; chi sửa chữa ô tô, trụ sở làm việc; chi thuê bao đường truyền được bố trí trong dự toán giao đầu năm; chi thuê trụ sở làm việc.

b) Báo cáo tình hình tiết kiệm kinh phí chi quản lý bộ máy, trong đó nêu cụ thể kết quả thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết để tập trung nguồn đảm bảo chi cho các nhiệm vụ mới phát sinh. Riêng những nhiệm vụ đã bố trí chi trong kế hoạch mà chưa thực hiện phải chuyển năm sau thì không được tính là số tiết kiệm.

c) Đánh giá tình hình thực hiện biên chế được giao năm 2012 và báo cáo cụ thể số biên chế có mặt tại thời điểm 30/9/2012 của đơn vị.

1.4. Đánh giá thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)

- Đánh giá tình hình triển khai công tác đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị theo quy định của Nhà nước từ khâu lập báo cáo đầu tư đến các khâu thực hiện đầu tư và quyết toán công trình; tình hình thực hiện Quyết định số 359/QĐ-BHXH ngày 11/02/2010 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của Ngành BHXH; Quyết định số 242/QĐ-BHXH ngày 16/3/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy trình thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng trong hệ thống BHXH Việt Nam.

- Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm 2012 bao gồm giá trị khối lượng thực hiện đến hết Quý II/2012, vốn thanh toán đến hết Quý II/2012 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến 31/12/2012; kèm theo biểu phụ lục chi tiết từng dự án, có số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán luỹ kế đến hết năm 2011, kế hoạch vốn năm 2012 theo các nội dung như trên.

- Đánh giá tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6/2012 và dự kiến đến hết năm 2012; nêu rõ thời gian dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán, nguyên nhân và giải pháp xử lý.

2. Đối với BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân

- Tình hình thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN: Đánh giá việc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện mở rộng các chế độ và đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Nêu kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác thu BHXH, BHYT, BHTN.

- Tình hình thực hiện chi BHXH, BHYT, BHTN: Đánh giá tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH, BHYT, chi ốm đau, thai sản, bao gồm: Nghỉ việc do ốm đau, thai sản; nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe (DSPHSK) sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) cho người lao động; chi trả trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng và một lần, chi trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ-BNN hàng tháng và các chế độ BHXH một lần cho người lao động (trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, xuất ngũ, thôi việc; mai táng phí, tuất một lần; trợ cấp TNLĐ-BNN một lần, trợ cấp khu vực một lần).

- Tình hình thực hiện kinh phí hỗ trợ quản lý BHXH căn cứ theo các nội dung hướng dẫn tại Điều 11, Điều 12 của Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/9/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

- Báo cáo cụ thể về tình hình giải ngân vốn XDCB năm 2012 (ước thực hiện) đối với dự án trụ sở BHXH Bộ Quốc phòng.

3. Đối với Cục Việc làm - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- Đánh giá tình hình thực hiện kinh phí chi hoạt động quản lý BHTN theo các nội dung hướng dẫn tại Điều 14, Điều 15 của Thông tư số 134/2011/TT- BTC.

- Ngoài ra, căn cứ vào tình hình giải quyết thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2012, ước thực hiện cả năm 2012, phân tích số liệu về số lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, 6 tháng.

Yêu cầu các đơn vị tổ chức đánh giá kỹ tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm 2012: Đánh giá các kết quả đạt được trong năm 2012 so với các chỉ tiêu dự toán thu, chi năm 2012. Phân tích làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, tồn tại để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm hoàn thành các chỉ tiêu dự toán được giao.

II. XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU, CHI NĂM 2013

Năm 2013 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của đất nước cũng như của ngành BHXH. Do đó, yêu cầu các đơn vị xây dựng dự toán thu, chi năm 2013 phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2013 và giai đoạn 2011 - 2015, gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của đơn vị; đúng chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước và trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí; đảm bảo chính xác, sát thực và khả thi.

1. Căn cứ xây dựng dự toán

Để xây dựng dự toán thu, chi năm 2013 sát với những định hướng của Chính phủ, phù hợp với điều kiện quản lý của Ngành, yêu cầu các đơn vị lưu ý một số căn cứ khi xây dựng dự toán bao gồm:

- Luật BHXH, Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

- Các văn bản quy định hiện hành về chính sách BHXH, BHYT của các Bộ, ngành liên quan và các văn bản hướng dẫn thực hiện của BHXH Việt Nam;

- Các quy định về tiền lương tại Nghị định số 31/2012/NĐ-CP, Nghị định số 35/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, Nghị định số 70/2011/NĐ-CP của Chính Phủ.

- Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam, Thông tư số 134/2011/TT- BTC;

- Các văn bản hướng dẫn lập dự toán năm 2013

Chỉ thị số 19/CT-TTg; Thông tư số 99/2012/TT-BTC; Công văn số 4723/BKHĐT-TH; Báo cáo số 4802/BC-BKHĐT ngày 04/7/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tóm tắt về khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; kế hoạch đầu tư từ nguồn NSNN và Trái phiếu Chính phủ và đổi mới quản lý và điều hành chương trình mục tiêu quốc gia.

- Tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm 2011; ước thực hiện dự toán năm 2012 và khả năng thực hiện dự toán thu, chi năm 2013 của đơn vị.

2. Nội dung xây dựng dự toán thu, chi năm 2013 đối với BHXH các tỉnh

2.1. Dự kiến số đối tượng tham gia và thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN

a) Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Báo cáo số 4802/BC-BKHĐT nêu rõ một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2013, cụ thể các chỉ tiêu liên quan đến ngành BHXH là: “...tỷ lệ bao phủ BHYT đạt khoảng 69,7%; số người tham gia BHXH bắt buộc đạt khoảng 13 triệu người, chiếm 24,5% lực lượng lao động cả nước...”.

Do đó, yêu cầu BHXH các tỉnh chú trọng vào công tác phát triển đối tượng, khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cần chủ động làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố, các ban, ngành liên quan để có các biện pháp khai thác triệt để đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn (bao gồm số đơn vị, doanh nghiệp chưa tham gia và số đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia nhưng còn bỏ sót lao động).

Trong năm 2013, chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT tăng bình quân tối thiểu 10% so với số thực hiện năm 2012. Lưu ý một số nhóm đối tượng phải phấn đấu đạt tỷ lệ tham gia 100% như nhóm đối tượng học sinh, sinh viên; nhóm người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi.... Bên cạnh đó, đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố để UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn phải tham gia BHTN cho tất cả viên chức theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Dự kiến đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN căn cứ vào số đơn vị sử dụng lao động, số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN ước thực hiện năm 2012, thuyết minh chi tiết việc tăng, giảm đối tượng để có căn cứ xác định số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2013, cụ thể:

- Đối tượng tham gia BHYT: bao gồm người lao động và người sử dụng lao động; tổ chức BHXH đóng và ngân sách nhà nước đóng; đối tượng đóng, NSNN hỗ trợ và các đối tượng tự đóng, chi tiết theo 38 nhóm đối tượng cụ thể tại Biểu số 10.

- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: chi tiết theo 13 nhóm đối tượng tại Biểu số 10.

- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: căn cứ theo Nghị định số 190/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2007 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện và Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam để tính toán số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

- Đối tượng tham gia BHTN: chi tiết theo 10 nhóm đối tượng tham gia BHTN tại Biểu số 10.

b) Đối tượng hưởng BHXH, BHTN

- BHXH bắt buộc (nguồn NSNN đảm bảo và nguồn quỹ): đối tượng hưởng BHXH bắt buộc có 8 nhóm đối tượng và các đối tượng hưởng chế độ từ các quỹ bao gồm: quỹ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ; quỹ TNLĐ-BNN quỹ hưu trí, tử tuất (chi tiết tại Biểu số 10).

- BHXH tự nguyện: Dự kiến đối tượng hưởng BHXH tự nguyện chi tiết theo các chế độ: hưu trí; trợ cấp một lần; mai táng phí; tử tuất (bao gồm cả trợ cấp khu vực).

- BHTN: Căn cứ đối tượng tham gia BHTN ước thực hiện năm 2012, kết hợp với số liệu dự báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương năm 2013, số liệu của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm giới thiệu việc làm để dự kiến số đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, 6 tháng, hỗ trợ học nghề và tư vấn tìm việc làm để phục vụ lập dự toán chi BHTN năm 2013.

2.2. Dự toán thu, chi BHXH bắt buộc

a) Thu BHXH bắt buộc

Dự toán thu BHXH bắt buộc được tổng hợp theo từng khoản thu, chi tiết theo từng nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và mức thu bình quân theo từng nhóm đối tượng.

- Căn cứ mức đóng và phương thức đóng quy định tại Quyết định số 1111/QĐ-BHXH.

- Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 31/2012/NĐ-CP.

- Đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động, áp dụng mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP.

- Ngoài ra khi xây dựng dự toán thu BHXH bắt buộc năm 2013 cần chú ý phân tích các yếu tố khách quan tác động đến tình hình lao động việc làm, khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH theo Luật BHXH.

b) Chi BHXH bắt buộc

Dự toán chi BHXH bắt buộc được tổng hợp theo từng khoản chi, chi tiết theo từng nhóm đối tượng được hưởng và mức chi bình quân theo từng nhóm đối tượng.

- Chi BHXH bắt buộc nguồn NSNN đảm bảo: Xây dựng dự toán chi BHXH bắt buộc nguồn NSNN đảm bảo chi tiết theo từng nội dung chi: chi đóng BHYT; lương hưu; công nhân cao su; mất sức lao động; trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp TNLĐ-BNN; trợ cấp người phục vụ; tử tuất; mai táng phí; trang cấp dụng cụ chỉnh hình; phụ cấp khu vực; lệ phí chi trả.

- Chi BHXH bắt buộc từ quỹ BHXH: Xây dựng dự toán chi theo các quỹ thành phần bao gồm: quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất.

2.3. Dự toán thu, chi BHXH tự nguyện

a) Thu BHXH tự nguyện

Dự toán thu BHXH tự nguyện chi tiết theo từng nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và mức thu bình quân theo từng nhóm đối tượng, căn cứ mức đóng, tỷ lệ đóng và phương thức đóng theo Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và Quyết định số 1111/QĐ-BHXH để xây dựng dự toán thu BHXH tự nguyện.

b) Chi BHXH tự nguyện

Dự toán chi BHXH tự nguyện tổng hợp theo các nội dung chi đóng BHYT, lương hưu, trợ cấp một lần, mai táng phí, tử tuất và phụ cấp khu vực, chi tiết theo đối tượng hưởng BHXH tự nguyện và mức chi bình quân theo đối tượng.

2.4. Dự toán thu, chi BHTN

a) Thu BHTN

Dự toán thu BHTN bằng tổng số thu của người lao động và người sử dụng lao động đóng BHTN, thu lãi phạt chậm đóng và số thu NSNN hỗ trợ, chi tiết theo từng nhóm đối tượng tham gia BHTN và mức thu bình quân theo từng nhóm đối tượng, căn cứ theo mức đóng và đối tượng đóng quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH và BHTN và Quyết định số 1111/QĐ-BHXH.

b) Chi BHTN

Dự toán chi BHTN theo các nội dung chi đóng BHYT, trợ cấp thất nghiệp chi tiết số người, số tiền của đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, 6 tháng, trợ cấp thất nghiệp một lần, hỗ trợ học nghề và mức chi bình quân theo từng nhóm đối tượng.

2.5. Dự toán thu, chi BHYT

a) Thu BHYT

Dự toán thu BHYT theo mức đóng quy định (bao gồm cả phần NSNN hỗ trợ theo quy định) và thu lãi phạt chậm đóng, chi tiết theo từng nhóm đối tượng tham gia BHYT và mức thu bình quân theo tùng nhóm đối tượng, căn cứ vào mức đóng, tỷ lệ đóng quy định cho từng nhóm đối tượng cụ thể tại Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT và Quyết định số 1111/QĐ-BHXH.

b) Chi BHYT

Căn cứ các quy định về KCB BHYT tại Luật BHYT; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT; Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC và Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/2010 của BHXH Việt Nam quy định về tổ chức thực hiện hợp đồng KCB, giám định, chi trả chi phí KCB, quản lý và sử dụng quỹ BHYT; Căn cứ giá dịch vụ kỹ thuật mới tại địa phương được xây dựng (đã được phê duyệt hoặc đang xây dựng) theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC và Văn bản số 1513/BHXH-CSYT ngày 20/4/2012 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn triển khai Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC để đánh giá tác động giá viện phí mới và lập dự toán chi KCB BHYT năm 2013; Quyết định số 1111/QĐ-BHXH; căn cứ tình hình thực hiện KCB BHYT năm 2012 để lập dự toán chi 2013 và phân tích chi tiết theo các nội dung chi: chi KCB BHYT theo 6 nhóm đối tượng (theo quy định tại Quyết định số 82/QĐ-BHXH), chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho HSSV và mức chi BHYT bình quân theo từng nhóm đối tượng; thực hiện cân đối theo nguồn để xác định mức độ mất cân đối quỹ KCB, phần kết dư để lại địa phương được sử dụng.

2.6. Dự toán chi quản lý bộ máy

a) Về biên chế

Lấy số biên chế được duyệt đến thời điểm lập dự toán, trong đó số biên chế thực có mặt đến thời điểm lập dự toán, số biên chế chưa được tuyển theo chỉ tiêu được duyệt (nếu có); số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn tại đơn vị theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.

b) Xác định quỹ tiền lương, phụ cấp theo lương tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng), bao gồm

- Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt, thực có mặt tính đến thời điểm lập dự toán, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ; các khoản đóng góp theo chế độ (BHXH, BHTN, BHYT, kinh phí công đoàn).

- Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển, được dự kiến trên cơ sở mức lương tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế, các khoản đóng góp theo chế độ (BHXH, BHTN, BHYT, kinh phí công đoàn).

- Quỹ tiền lương, phụ cấp của số đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn tại đơn vị theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, được xác định tương tự như đối với số biên chế được duyệt, thực có mặt tại thời điểm lập dự toán.

c) Các nội dung chi quản lý bộ máy

- Khi xây dựng dự toán các nội dung chi quản lý bộ máy năm 2013 cần căn cứ vào tình hình thực hiện năm 2012, chương trình kế hoạch năm 2013 cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước và các nội dung hướng dẫn tại Điều 8, Điều 9 của Thông tư số 134/2011/TT-BTC, căn cứ vào mức lương tối thiểu 1.050.000 đồng/người/tháng, thuyết minh cụ thể nội dung chi thường xuyên, chi thường xuyên đặc thù và chi không thường xuyên.

- Đối với lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp được bố trí trong dự toán chi quản lý bộ máy được giao, tại mục chi thường xuyên đặc thù.

2.7. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)

a) Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2013

Lập theo hướng dẫn tại Quyết định số 242/QĐ-BHXH ngày 16/3/2011 của BHXH Việt Nam, thuyết minh cụ thể tình hình giải ngân, triển khai các dự án đầu tư đã được phê duyệt, các dự án đầu tư triển khai năm 2013.

b) Kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn năm 2013 đến năm 2015

- Yêu cầu BHXH các tỉnh xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn năm 2013 đến năm 2015.

- Kế hoạch đầu tư 2013 - 2015 cần tập trung bố trí vốn đầu tư cho các dự án hoàn thành trong năm 2012 trở về trước nhưng chưa được bố trí đủ vốn; các dự án dự kiến hoàn thành trước năm 2015 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng thực hiện giai đoạn 2013 - 2015); hoàn trả các khoản vốn ứng trước kế hoạch đến hạn.

- Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Hạn chế tối đa việc khởi công mới khi chưa đủ nguồn vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp.

- Đối với những công trình hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phải lập hồ sơ thanh quyết toán kịp thời và bố trí đủ vốn để thanh toán kịp thời.

3. Đối với BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân

- Căn cứ các nội dung hướng dẫn tại Mục 2, Phần II của Văn bản này để lập dự toán thu, chi BHXH, BHYT, BHTN năm 2013.

- Dự toán kinh phí hỗ trợ quản lý BHXH căn cứ theo các nội dung hướng dẫn tại Điều 11, Điều 12 của Thông tư số 134/2011/TT-BTC.

4. Đối với Cục Việc làm - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- Lập dự toán kinh phí chi hoạt động quản lý BHTN theo các nội dung hướng dẫn tại Điều 14, Điều 15 của Thông tư số 134/2011/TT-BTC.

- Ngoài ra, căn cứ vào tình hình giải quyết thất nghiệp năm 2012, dự kiến số đối tượng giải quyết BHTN hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, 6 tháng, số tiền giải quyết chế độ BHTN năm 2013.

5. Xây dựng phương án đầu tư tăng trưởng các quỹ bảo hiểm

- Đánh giá tình hình thực hiện Phương án đầu tư tăng trưởng các quỹ bảo hiểm năm 2012 đã được phê duyệt.

- Căn cứ số tiền chênh lệch thu, chi trong năm, lập kế hoạch đầu tư tăng trưởng quỹ năm 2013, gồm: số dư nợ đầu năm (số cuối năm 2012 chuyển sang), số thu hồi trong năm bao gồm cả gốc và lãi để dự kiến số dư nợ cuối năm 2013.

- Trên cơ sở đó xây dựng phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm năm 2013, cần đánh giá chi tiết về tình hình thực hiện phương án đầu tư năm 2012, thuyết minh cụ thể về phương án đầu tư năm 2013.

6. Mẫu biểu lập dự toán

Ngoài phần diễn giải, thuyết minh, đánh giá; số liệu xây dựng dự toán được lập theo các mẫu biểu đính kèm, cụ thể:

a) Các Ban nghiệp vụ lập dự toán thu, chi theo các mẫu biểu tại Thông tư số 134/2011/TT-BTC.

b) BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ các nội dung dự toán để lập dự toán thu, chi theo các mẫu biểu sau

- Tổng hợp các chỉ tiêu dự toán thu, chi theo Biểu số 01;

- Dự toán thu, chi BHXH bắt buộc lập theo Biểu số 02;

- Dự toán thu, chi BHXH tự nguyện lập theo Biểu số 03;

- Dự toán thu, chi BHTN lập theo Biểu số 04;

- Dự toán thu, chi BHYT lập theo Biểu số 05;

- Dự toán chi tiết chi KCB BHYT theo Biểu số 06;

- Tổng hợp dự toán chi quản lý bộ máy lập theo Biểu số 07;

- Dự toán chi tiết chi quản lý bộ máy lập theo Biểu số 08.

- Dư kiến mức thu, chi BHXH, BHYT, BHTN bình quân lập theo Biểu số 09.

- Chi tiết số đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT theo Biểu số 10.

- Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2013 lập theo Biểu số 11.

- Kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 lập theo Biểu số 12.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Điều chỉnh dự toán thu, chi năm 2012

Trong quá trình thực hiện dự toán 9 tháng đầu năm 2012, nếu có biến động lớn về chính sách, chế độ cần thiết phải điều chỉnh dự toán, các đơn vị gửi văn bản đề nghị điều chỉnh dự toán (kèm theo thuyết minh chi tiết) về BHXH Việt Nam trước ngày 30/9/2012.

Các Ban nghiệp vụ liên quan tổng hợp đề nghị điều chỉnh dự toán của các đơn vị, xây dựng phương án điều chỉnh dự toán theo lĩnh vực, gửi số liệu về Ban Kế hoạch - Tài chính trước ngày 10/10/2012.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định điều chỉnh dự toán, trong phạm vi 05 ngày làm việc, các Ban nghiệp vụ liên quan xây dựng phương án phân bổ dự toán điều chỉnh cho các đơn vị dự toán các cấp gửi về Ban Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp trình Tổng Giám đốc.

2. Xây dựng dự toán thu, chi năm 2013

2.1. Các đơn vị trong ngành BHXH

a) Các Ban nghiệp vụ liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm 2012 và xây dựng dự toán năm 2013, gửi về Ban Kế hoạch - Tài chính chậm nhất ngày 16/7/2012 để lập dự toán thu, chi năm 2013 của BHXH Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20/7/2012 đúng quy định, cụ thể như sau

- Ban Tổ chức Cán bộ cung cấp số liệu về biên chế cán bộ, công chức của hệ thống BHXH Việt Nam có mặt đến ngày 31/5/2012 (chi tiết số biên chế khung, số lao động hợp đồng...); dự kiến biên chế năm 2013.

- Ban Thu lập dự toán thu của toàn Ngành, nêu rõ căn cứ lập, thuyết minh chi tiết tính toán và số liệu dự toán năm 2013 chi tiết cho từng nhóm đối tượng.

- Ban Thực hiện chính sách BHXH tổng hợp số đối tượng hưởng BHXH bắt buộc và tự nguyện phát sinh từ ngày 01/1/2012 đến ngày 31/5/2012, ước đối tượng phát sinh năm 2012 và dự kiến số đối tượng phát sinh năm 2013 theo từng loại chế độ (gồm cả đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg). Số liệu nêu trên gửi Ban Chi và phối hợp với Ban Chi trong việc xác định, dự kiến số đối tượng giảm hưởng BHXH trong năm 2013 để làm căn cứ xây dựng dự toán chi BHXH, BHYT năm 2013.

- Ban Chi phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự toán chi BHXH, chi BHTN, chi quản lý bộ máy của toàn Ngành.

- Ban Thực hiện chính sách BHYT phối hợp với Ban Chi lập dự toán chi KCB BHYT năm 2013, cân đối quý KCB BHYT năm 2013.

- Ban Đầu tư quỹ tổng hợp dự kiến kế hoạch đầu tư tăng trưởng từ các quỹ chi tiết theo từng hình thức đầu tư, xây dựng phương án đầu tư quỹ năm 2013.

- Ban Kế hoạch - Tài chính lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản và tổng hợp chung, chủ trì thống nhất số liệu dự toán của các Ban nghiệp vụ liên quan và hoàn chỉnh dự toán thu, chi của toàn Ngành trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

b) Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm 2012 và xây dựng dự toán năm 2013 và gửi về Ban Kế hoạch - Tài chính trước ngày 15/8/2012.

- Văn phòng BHXH Việt Nam, Trung tâm Thông tin, Trung tâm Lưu trữ, Đại diện BHXH Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh xây dựng dự toán chi hoạt động của đơn vị.

- Viện Khoa học BHXH xây dựng dự toán chi nghiên cứu khoa học của toàn ngành, xây dựng dự toán chi hoạt động của đơn vị.

- Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH lập dự toán chi đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, viên chức trong ngành; xây dựng dự toán chi hoạt động của đơn vị.

- Báo BHXH, Tạp chí BHXH xây dựng kế hoạch hoạt động và nhu cầu kinh phí, trong đó cần thuyết minh rõ những nội dung chi do BHXH Việt Nam hỗ trợ kinh phí.

c) BHXH các tỉnh hướng dẫn BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm 2012 và xây dựng dự toán thu, chi năm 2013; sau đó tổng hợp, xây dựng dự toán thu, chi năm 2013 của BHXH các tỉnh, thuyết minh chi tiết các chỉ tiêu dự toán gửi về các Ban nghiệp vụ liên quan và Ban Kế hoạch - Tài chính trước ngày 15/8/2012.

2.2. Các đơn vị ngoài ngành BHXH

- BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân lập dự toán thu, chi năm 2013 gửi về các Ban nghiệp vụ liên quan trước ngày 30/7/2012.

- Cục Việc làm - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lập dự toán chi quản lý BHTN năm 2013 gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Chi và Ban Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 30/7/2012.

Yêu cầu BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, Cục Việc làm - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam tập trung xây dựng dự toán thu, chi năm 2013 đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu và đúng thời gian quy định.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Hội đồng Quản lý BHXHVN (để b/c);
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó TGĐ;
- TCCB, BT, BC, CSXH, CSYT, ĐTQ (để thực hiện);
- Lưu: VT, KHTC (3 bản).

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Đình Khương

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 01

 

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU DỰ TOÁN THU, CHI

Năm ….

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm trước

Năm nay

Dự kiến năm kế hoạch

Năm kế hoạch so ước thực hiện năm nay

Dự toán được giao

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

A

B

1

2

3

4=3:2

5

6=5-3

7=5:3

I

TỔNG SỐ THU

 

 

 

 

 

 

 

1

Thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

2

Thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

3

Thu bảo hiểm thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

4

Thu bảo hiểm y tế

 

 

 

 

 

 

 

II

TỔNG SỐ CHI

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nguồn quỹ BHXH bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nguồn NSNN bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

2

Chi bảo hiểm xã hội tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

3

Chi bảo hiểm thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi khám, chữa bệnh BHYT

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi quản lý bộ máy

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 02

 

CHI TIẾT DỰ TOÁN THU, CHI BHXH BẮT BUỘC

Năm ….

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm trước

Năm nay

Dự kiến năm kế hoạch

Năm kế hoạch so ước thực hiện năm nay

Dự toán được giao

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

A

B

1

2

3

4=3:2

5

6=5-3

7=5:3

 

TỔNG SỐ THU (I+II)

 

 

 

 

 

 

 

I

Thu theo mức đóng quy định

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết theo 13 nhóm đối tượng tham gia BHXH tại Biểu 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thu lãi phạt chậm đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ CHI (I+II)

 

 

 

 

 

 

 

I

Nguồn NSNN bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

1

Đóng BHYT

 

 

 

 

 

 

 

2

Lương hưu, trong đó

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lương hưu hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

 

 

 

 

 

 

 

3

Công nhân cao su

 

 

 

 

 

 

 

4

Mất sức lao động

 

 

 

 

 

 

 

5

Trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg)

6

Trợ cấp TNLĐ - BNN

 

 

 

 

 

 

 

7

Trợ cấp người phục vụ

 

 

 

 

 

 

 

8

Tử tuất, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

8.1

Tử tuất hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

8.2

Tử tuất một lần

 

 

 

 

 

 

 

9

Mai táng phí

 

 

 

 

 

 

 

10

Trang cấp dụng cụ chỉnh hình

 

 

 

 

 

 

 

11

Phụ cấp khu vực

 

 

 

 

 

 

 

12

Lệ phí chi trả

 

 

 

 

 

 

 

II

Nguồn quỹ BHXH bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

A

Quỹ ốm đau, thai sản

 

 

 

 

 

 

 

1

Ốm đau

 

 

 

 

 

 

 

2

Thai sản

 

 

 

 

 

 

 

3

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

 

 

 

 

 

 

 

B

Quỹ tai nạn LĐ-BNN

 

 

 

 

 

 

 

1

Đóng BHYT

 

 

 

 

 

 

 

2

Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

3

Trợ cấp TNLĐ-BNN một lần

 

 

 

 

 

 

 

4

Trợ cấp phục vụ

 

 

 

 

 

 

 

5

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

 

 

 

 

 

 

 

6

Khen thưởng đơn vị SDLĐ

 

 

 

 

 

 

 

C

Quỹ hưu trí, tử tuất

 

 

 

 

 

 

 

1

Đóng BHYT

 

 

 

 

 

 

 

2

Lương hưu

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lương hưu hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

 

 

 

 

 

 

 

3

Trợ cấp BHXH một lần

(Chỉ định đối tượng không đủ điều kiện hưởng lương hưu)

4

Trợ cấp cán bộ xã

 

 

 

 

 

 

 

5

Mai táng phí

 

 

 

 

 

 

 

6

Tử tuất

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Tử tuất hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Tử tuất một lần

 

 

 

 

 

 

 

7

Phụ cấp khu vực

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 03

 

CHI TIẾT DỰ TOÁN THU, CHI BHXH TỰ NGUYỆN

Năm ….

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm trước

Năm nay

Dự kiến năm kế hoạch

Năm kế hoạch so ước thực hiện năm nay

Dự toán được giao

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

A

B

1

2

3

4=3:2

5

6=5-3

7=5:3

I

TỔNG SỐ THU

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiền đóng của đối tượng

 

 

 

 

 

 

 

II

TỔNG SỐ CHI

 

 

 

 

 

 

 

1

Đóng BHYT

 

 

 

 

 

 

 

2

Lương hưu

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lương hưu hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

 

 

 

 

 

 

 

3

Trợ cấp một lần

 

 

 

 

 

 

 

4

Mai táng phí

 

 

 

 

 

 

 

5

Tử tuất

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Tử tuất hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Tử tuất một lần

 

 

 

 

 

 

 

6

Phụ cấp khu vực

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 04

 

CHI TIẾT DỰ TOÁN THU, CHI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆM

Năm ….

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm trước

Năm nay

Dự kiến năm kế hoạch

Năm kế hoạch so ước thực hiện năm nay

Dự toán được giao

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

A

B

1

2

3

4=3:2

5

6=5-3

7=5:3

I

TỔNG SỐ THU (A+B+C)

 

 

 

 

 

 

 

A

Người LĐ và NSDLĐ đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết theo 10 nhóm đối tượng tham gia BHTN tại Biểu 10

Tính theo mức đóng theo chế độ quy định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thu lãi phạt chậm đóng

 

 

 

 

 

 

 

C

Ngân sách nhà nước hỗ trợ

(Bằng 50% số thực thu theo mức đóng của NLĐ và NSDLĐ)

1

Ngân sách trung ương

 

 

 

 

 

 

 

2

Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

II

TỔNG SỐ CHI

 

 

 

 

 

 

 

1

Đóng BHYT

 

 

 

 

 

 

 

2

Trợ cấp thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ học nghề

 

 

 

 

 

 

 

4

Tư vấn tìm việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 05

 

CHI TIẾT DỰ TOÁN THU, CHI BẢO HIỂM Y TẾ

Năm ….

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm trước

Năm nay

Dự kiến năm kế hoạch

Năm kế hoạch so ước thực hiện năm nay

Dự toán được giao

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

A

B

1

2

3

4=3:2

5

6=5-3

7=5:3

I

TỔNG SỐ THU

 

 

 

 

 

 

 

1

Thu theo mức đóng quy định

(bao gồm cả phần NSNN hỗ trợ theo quy định)

 

 

Chi tiết theo 38 nhóm đối tượng tham gia BHYT tại Biểu 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thu lãi phạt chậm đóng

 

 

 

 

 

 

 

II

TỔNG SỐ CHI

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi khám, chữa bệnh BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết theo 6 nhóm đối tượng quy định tại Quyết định 82/QĐ-BHXH

 

2

Chi CSSK ban đầu cho HSSV

 

 

 

 

 

 

 

III

MỘT SỐ CHỈ TIÊU SO SÁNH

 

 

 

 

 

 

 

1

Dân số địa phương

(Lấy theo số liệu của ngành Thống kê)

 

2

Tổng số người tham gia

(Lấy theo số tổng hợp ở Biểu 10)

 

 

 

3

Mức chi KCB bình quân/người

(Lấy tổng chi phí KCB điểm 1 mục II chia tổng số người tham gia)

4

Chi phí bình quân đợt KCB

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Ngoại trú

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Nội trú

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 06

 

DỰ TOÁN CHI KCB BHYT

Năm ….

Đơn vị: nghìn đồng

Số TT

Đối tượng

Số thẻ có giá trị sử dụng trong năm

Số thu BHYT được sử dụng trong năm

Kinh phí chi KCB trong năm

Chi KCB tại tỉnh (không có ĐT đến)

Đa tuyến đến

Đa tuyến đi

Dự toán chi KCB thực tế tại tỉnh

Dự báo cân đối thu chi KCB

A

B

1

2

3

4

5

6

7=4+5

8=3-4-6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết theo 6 nhóm đối tượng quy định tại Quyết định số 82/QĐ-BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng Giám định BHYT
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 07

 

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI QUẢN LÝ BỘ MÁY

Năm ….

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung chi

Thực hiện năm trước

Năm nay

Dự kiến năm kế hoạch

Năm kế hoạch so ước thực hiện năm nay

Dự toán được giao

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

A

B

1

2

3

4=3:2

5

6=5-2

7=5:2

 

Tổng số (I+II+III)

 

 

 

 

 

 

 

I

Chi thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền lương, tiền công và các khoản  đóng góp

 

 

 

 

2

Chi quản lý hành chính

 

 

 

 

 

 

 

II

Chi thường xuyên đặc thù

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi phục vụ công tác thu bảo hiểm

 

 

 

 

 

 

 

2

Chi phục vụ công tác chi

 

 

 

 

 

 

 

3

Lệ phí chuyển tiền

 

 

 

 

 

 

 

4

Lệ phí chi BHXH, trợ cấp thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

5

In và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

 

 

 

 

 

 

 

6

In ấn biểu mẫu, chứng từ báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

7

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm

 

 

 

 

 

 

 

8

Chi hoạt động của Hội đồng quản lý

 

 

 

 

 

 

 

9

Chi vận chuyển, bảo vệ tiền

 

 

 

 

 

 

 

10

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

III

Chi không thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ

 

 

 

 

 

 

 

2

Chi nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

 

 

3

Sửa chữa trang t/bị, ph/tiện làm việc

 

 

 

 

 

 

 

4

Mua sắm trang t/bị, ph/tiện làm việc

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 08

     

 

DỰ TOÁN CHI TIẾT CHI QUẢN LÝ BỘ MÁY

Năm ….

Đơn vị: Triệu đồng

Mục

Tiểu mục

Nội dung chi

Thực hiện năm trước

Năm nay

Dự kiến năm kế hoạch

Năm kế hoạch so ước thực hiện năm

Dự toán được giao

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

A

 

 

1

2

3

4=3:2

5

6=5-2

7=5:2

1

 

Tiền lương, tiền công

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lương ngạch, bậc theo quỹ lương được duyệt

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lương tập sự

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lương hợp đồng dài hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lương bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lương khác

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Tiền công

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền công theo hợp đồng vụ việc

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khác

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Phụ cấp lương

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chức vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khu vực, thu hút

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Trách nhiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Làm đêm, thêm giờ

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Độc hại, nguy hiểm

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Phụ cấp thâm niên vượt khung

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Phụ cấp kiêm nhiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Phụ cấp đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Khác

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Sinh hoạt phí khi đi học

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Sinh hoạt phí cán bộ đi học

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khác

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Thi đua, khen thưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khen thưởng thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khen thưởng đột xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Khác

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Phúc lợi tập thể

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trợ cấp khó khăn thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trợ cấp khó khăn đột xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tiền tàu xe nghỉ phép năm

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Các khoản khác

 

 

 

 

 

 

 

7

 

Các khoản đóng góp

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo hiểm xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bảo hiểm y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Kinh phí công đoàn

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Khác

 

 

 

 

 

 

 

8

 

Thanh toán dịch vụ công cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thanh toán tiền điện

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thanh toán tiền nước

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thanh toán tiền nhiên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thanh toán tiền vệ sinh, môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Khác

 

 

 

 

 

 

 

9

 

Vật tư, văn phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Văn phòng phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Vật tư, văn phòng khác

 

 

 

 

 

 

 

10

 

Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cước phí điện thoại trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cước phí điện thoại quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cước phí bưu chính

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Cước phí internet và thuê bao đường truyền

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phim ảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Sách, báo, tạp chí thư viện

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Khác

 

 

 

 

 

 

 

II

 

Hội nghị

 

 

 

 

 

 

 

 

1

In, mua tài liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bồi dưỡng giảng viên; báo cáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tiền vé máy bay, tàu, xe

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tiền thuê phòng ngủ

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Thuê hội trường, phương tiện vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Các khoản thuê mướn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Chi bù tiền ăn

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

12

 

Công tác phí

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền vé máy bay, tàu, xe

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phụ cấp lưu trú

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tiền thuê phòng ngủ

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Khoản công tác phí

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Khác

 

 

 

 

 

 

 

13

 

Chi phí thuê mướn

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thuê phương tiện vận chuyển, áp tải, bảo vệ tài sản, kho, quỹ

 

 

 

2

Thuê nhà

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thuê thiết bị các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Thuê chuyên gia và giảng viên nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Thuê chuyên gia và giảng viên trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Thuê lao động trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Chi phí thuê mướn khác

 

 

 

 

 

 

 

14

 

Chi đoàn ra

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền vé máy bay, tàu, xe

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiền ăn

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tiền ở

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tiền tiêu vặt

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phí, lệ phí liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Khác

 

 

 

 

 

 

 

15

 

Chi đoàn vào

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền vé máy bay, tàu, xe

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiền ăn

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tiền ở

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tiền tiêu vặt

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phí, lệ phí liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Khác

 

 

 

 

 

 

 

16

 

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình CSHT

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Mô tô

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ô tô con, xe tải

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xe chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tàu thuyền

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Đồ gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Bảo trì và hoàn thiện phần mềm máy tính

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Máy tính, photo, máy fax

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Điều hòa nhiệt độ

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Nhà cửa

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Thiết bị phòng cháy, chữa cháy

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đường điện, cấp thoát nước

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Các TSCĐ và công trình hạ tầng cơ sở khác

 

 

 

 

 

 

 

17

 

Sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và các công trình CSHT

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Mô tô

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ô tô con, xe tải

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xe chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tàu thuyền

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Đồ gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Bảo trì và hoàn thiện phần mềm máy tính

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Máy tính, photo, máy fax

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Điều hòa nhiệt độ

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Nhà cửa

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Thiết bị phòng cháy, chữa cháy

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đường điện, cấp thoát nước

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Các TSCĐ và công trình hạ tầng cơ sở khác

 

 

 

 

 

 

 

18

 

Mua sắm tài sản dùng cho chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Mô tô

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ô tô con, xe tải

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xe chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tàu thuyền

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Đồ gỗ, mây tre, nhựa (cao cấp)

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Máy tính, photo, máy fax

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Điều hòa nhiệt độ

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Nhà cửa

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thiết bị phòng cháy, chữa cháy

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Phần mềm máy tính

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Các tài sản khác

 

 

 

 

 

 

 

19

 

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi mua hàng hóa vật tư dùng cho chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không phải TSCĐ)

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đồng phục, trang phục

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Bảo hộ lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sách, tài liệu và chế độ dùng cho chuyên môn của ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chi mật phí

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Chi thanh toán hợp đồng với bên ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

20

 

Chi đặc thù của ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi cho đơn vị thực hiện công tác thu-chi BHXH, BHYT

 

 

 

 

2

Chi phối hợp, chỉ đạo công tác thu-chi BHXH, BHYT

 

 

 

 

3

Chi tập huấn nghiệp vụ, hội nghị công tác thu-chi BHXH, BHYT

 

 

 

4

Chi hỗ trợ cán bộ-viên chức trong ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lệ phí chuyển tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chi in và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Chi mua, in mẫu biểu, chứng từ báo cáo, ấn chỉ chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Chi tuyên truyền về BHXH, BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Chi hỗ trợ hoạt động BHXH BQP, BCA

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Chi cho hoạt động của Hội đồng quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Chi thuê vận chuyển, bảo vệ tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp

 

 

 

13

Các khoản chi khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

 

 

21

 

Chi nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi hội thảo chuyên đề, đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chi thanh toán các chuyên đề, đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

22

 

Chi đào tạo, đào tạo lại

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi thù lao cho giảng viên

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chi tài liệu học tập

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chi hỗ trợ tiền sinh hoạt cho học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi cho tổ chức lớp học

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi trả học phí hoặc thuê đào tạo theo định xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

23

 

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chi khắc phục thiên tai cho các đơn vị dự toán

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị dự toán

 

 

 

 

4

Chi bảo hiểm tài sản và phương tiện của các đơn vị dự toán

 

 

 

5

Chi đóng góp đối với các tổ chức quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chi các hoạt động từ thiện

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Chi hỗ trợ cho người lao động nghỉ việc

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Chi tiếp khách

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Chi các khoản khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 09

 

DỰ KIẾN MỨC THU, CHI BHXH, BHYT, BHTN BÌNH QUÂN

Năm ….

Đơn vị: Đồng/người/tháng

Số TT

Đối tượng

Thực hiện năm trước

Ước thực hiện năm nay

Dự kiến năm kế hoạch

Năm KH so năm nay (%)

A

B

1

2

3

4=3:2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các đối tượng như Biểu 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 10

 

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH, BHTN, BHYT

Năm ….

Đơn vị: Người, lượt người

Số TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm trước

Năm nay

Dự kiến năm kế hoạch

Năm kế hoạch so ước thực hiện năm nay

Dự toán được giao

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

A

B

1

2

3

4=3:2

5

6=5-3

7=5:3

 

Phần I: ĐỐI TƯỢNG THU

 

 

 

 

 

 

 

I

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT

 

 

 

 

 

 

 

A

Người LĐ và NSDLĐ đóng

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh  nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

3

DN ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

4

DN thuộc lực lượng vũ trang

 

 

 

 

 

 

 

5

HCSN, đảng, đoàn thể, LLVT

 

 

 

 

 

 

 

6

Khối xã, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

7

Tổ chức nước ngoài, quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

10

Hội nghề  nghiệp, tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

11

Tổ chức, cá nhân khác

 

 

 

 

 

 

 

12

Cán bộ không ch/trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

B

Tổ chức BHXH đóng

(Số liệu phải thống nhất đối tượng hưởng BHXH, BHTN)

13

Hưu trí, trợ cấp mất sức lao động

 

 

 

 

 

 

 

14

Trợ cấp TNLĐ-BNN

 

 

 

 

 

 

 

15

Thôi hưởng trợ cấp MSLĐ

 

 

 

 

 

 

 

16

Cán bộ xã hưởng trợ cấp BHXH

 

 

 

 

 

 

 

17

Trợ cấp thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

C

Ngân sách nhà nước đóng

 

 

 

 

 

 

 

18

Cán bộ xã hưởng trợ cấp NSNN

 

 

 

 

 

 

 

19

Người có công cách mạng

 

 

 

 

 

 

 

20

Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

21

Người tham gia KC chống Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

22

Đại biểu Quốc hội, HĐND

 

 

 

 

 

 

 

23

Trợ cấp bảo trợ xã hội

 

 

 

 

 

 

 

24

Người nghèo, dân tộc thiểu số

(Chỉ tính dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn)

 

25

Thân nhân người có công

 

 

 

 

 

 

 

26

Thân nhân LLVT, cơ yếu

 

 

 

 

 

 

 

27

Trẻ em dưới 6 tuổi

 

 

 

 

 

 

 

28

Người đã hiến bộ phận cơ thể

 

 

 

 

 

 

 

29

Người LĐ bị ốm đau dài ngày

 

 

 

 

 

 

 

30

Lưu học sinh

 

 

 

 

 

 

 

D

Đối tượng đóng, NSNN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

31

Người thuộc hộ cận nghèo

 

 

 

 

 

 

 

32

Học sinh, sinh viên

 

 

 

 

 

 

 

33

Hộ N-L-N-Dn có mức sống TB

 

 

 

 

 

 

 

34

Khác

 

 

 

 

 

 

 

E

Đối tượng tự đóng

 

 

 

 

 

 

 

35

Thân nhân người lao động

 

 

 

 

 

 

 

36

Hộ nông-lâm-ngư-diêm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

37

Xã viên HTX, hộ KD cá thể

 

 

 

 

 

 

 

38

Khác

 

 

 

 

 

 

 

II

THAM GIA BHXH BẮT BUỘC

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

3

DN ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

4

HCSN, đảng, đoàn thể, LLVT

 

 

 

 

 

 

 

5

Khối xã, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

6

Tổ chức nước ngoài, quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

7

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

8

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

9

Hội nghề nghiệp, tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

10

Tổ chức, cá nhân khác

 

 

 

 

 

 

 

11

LĐ có thời hạn ở nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

12

Phu nhân, phu quân

 

 

 

 

 

 

 

13

Đối tượng tự đóng

 

 

 

 

 

 

 

III

THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

IV

THAM GIA BH THẤT NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

3

DN ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

4

HCSN, đảng, đoàn thể, LLVT

 

 

 

 

 

 

 

5

Khối xã, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

6

Tổ chức nước ngoài, quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

7

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

8

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

9

Hội nghề nghiệp, tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

10

Tổ chức, cá nhân khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II: ĐỐI TƯỢNG CHI

 

 

 

 

 

 

 

I

CHI BHXH BẮT BUỘC

 

 

 

 

 

 

 

A

Nguồn NSNN bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

1

Lương hưu

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lương hưu hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

 

 

 

 

 

 

 

2

Công nhân cao su

 

 

 

 

 

 

 

3

Mất sức lao động

 

 

 

 

 

 

 

4

Trợ cấp hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

5

Trợ cấp TNLĐ-BNN

 

 

 

 

 

 

 

6

Trợ cấp người phục vụ

 

 

 

 

 

 

 

7

Tử tuất

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Tử tuất hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

7.2

Tử tuất một lần

 

 

 

 

 

 

 

8

Mai táng phí

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Trợ cấp khu vực

 

 

 

 

 

 

 

B

Nguồn quỹ BHXH bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

1

Quỹ ốm đau, thai sản

(Lượt người)

 

 

 

 

 

 

Ốm đau

 

 

 

 

 

 

 

 

Thai sản

 

 

 

 

 

 

 

 

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

 

 

 

 

 

 

 

2

Quỹ tai nạn LĐ-BNN

 

 

 

 

 

 

 

 

TNLĐ-BNN hàng tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

TNLĐ-BNN một lần

 

 

 

 

 

 

 

 

Trợ cấp phục vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

 

 

 

 

 

 

 

3

Quỹ hưu trí, tử tuất

 

 

 

 

 

 

 

 

Lương hưu

 

 

 

 

 

 

 

 

Trợ cấp BHXH một lần

(Chỉ tính đối tượng không đủ điều kiện hưởng lương hưu)

 

Trợ cấp cán bộ xã

 

 

 

 

 

 

 

 

Mai táng phí

 

 

 

 

 

 

 

 

Tử tuất

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Trợ cấp khu vực

 

 

 

 

 

 

 

II

CHI BHXH TỰ NGUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

1

Hưu trí

 

 

 

 

 

 

 

2

Trợ cấp một lần

 

 

 

 

 

 

 

3

Mai táng phí

 

 

 

 

 

 

 

4

Trợ cấp tuất

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Trợ cấp khu vực

 

 

 

 

 

 

 

III

CHI BH THẤT NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

1

Trợ cấp thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ học nghề

 

 

 

 

 

 

 

3

Tư vấn tìm việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng KHTC
(Ký, họ tên)

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 11

 

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Năm ….

Số TT

Danh mục dự án

Mã dự án

Địa điểm xây dựng

Thời gian KC-HT

Năng lực thiết kế (m2)

Địa điểm mở tài khoản

Tổng mức đầu tư

Tổng dự toán

Số vốn đã thanh toán từ khởi công đến năm N

Ước số vốn thanh toán đến năm N-1

Kế hoạch vốn năm N

Tổng số

Dự phòng

Tổng số

Dự phòng

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

I

Vốn chuẩn bị đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Vốn thực hiện đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dự án khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

 

 

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH…

Biểu 12

 

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Danh mục dự án

Năm 2012

Dự kiến kế hoạch 2013-2015

Ghi chú

Kế hoạch

Khối lượng thực hiện từ 01/1/2012 đến 31/12/2012

Tổng số 3 năm 2013-2015

Kế hoạch năm 2013

Kế hoạch năm 2014

Kế hoạch năm 2015

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

I

Tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

 

 

Ngày      tháng      năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Cột số 6, 7, 8: Xem xét nhu cầu đầu tư để lên kế hoạch.

- Cột số 9 ghi rõ:

+ Nguồn vốn BHXH cấp hàng năm;

+ Nguồn vốn từ việc bán trụ sở.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi