Công văn 2601/NHNN-TCKT về việc hướng dẫn rà soát phân loại và cơ sở trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính do Ngân hàng Nhà nước ban hành

thuộc tính Công văn 2601/NHNN-TCKT

Công văn 2601/NHNN-TCKT về việc hướng dẫn rà soát phân loại và cơ sở trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2601/NHNN-TCKT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Thị Thanh Hương
Ngày ban hành:14/04/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

tải Công văn 2601/NHNN-TCKT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
-------

Số: 2601/NHNN-TCKT
V/v: Hướng dẫn rà soát phân loại và cơ sở trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2009

 

 

Kính gửi: Các tổ chức tín dụng

 

- Căn cứ Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và các quyết định sửa đổi, bổ sung có liên quan của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD).
- Căn cứ Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp;

Để đảm bảo nhất quán trong việc phân loại danh mục đầu tư chứng khoán và thực hiện trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung như sau:

1. Về phân loại chứng khoán:

Các tổ chức tín dụng rà soát danh mục đầu tư, kinh doanh chứng khoán, các khoản đầu tư vốn dài hạn (danh mục đầu tư tài chính) và thực hiện phân loại lại danh mục đầu tư theo bảng sau:

Phân loại

Tiêu chí phân loại (1)

Chứng khoán kinh doanh

(hạch toán trên TK 14)

- Là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác;

- TCTD mua với chiến lược kinh doanh, mua để bán trong thời gian không quá 1 năm nhằm hưởng chênh lệch giá;

- TCTD không có mục đích kiểm soát doanh nghiệp.

Chứng khoán sẵn sàng để bán

(hạch toán trên TK 15)

- Là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác;

- Có số lượng đầu tư vào một doanh nghiệp dưới 20% quyền biểu quyết;

- TCTD đầu tư với mục tiêu dài hạn và có thể bán khi có lợi;

- TCTD mua không có mục đích kiểm soát (2) doanh nghiệp;

- TCTD không là cổ đông sáng lập và không là đối tác chiến lược;

- Các loại chứng khoán được chỉ định vào nhóm sẵn sàng để bán (TCTD không phân loại vào chứng khoán kinh doanh và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn);

- Được tự do mua bán trên thị trường (cả trên thị trường chính thức và phi chính thức - OTC).

Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn

(hạch toán trên TK 16)

- Là chứng khoán nợ;

- TCTD mua hẳn với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất;

- TCTD chắc chắn về khả năng giữ đến ngày đáo hạn của chứng khoán.

Các khoản đầu tư dài hạn khác

(hạch toán trên TK 344, 348)

- Bao gồm chứng khoán vốn, các khoản góp vốn đầu tư dài hạn khác (ngoài các khoản góp vốn, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và công ty con);

- TCTD đầu tư với mục đích hưởng lợi trong các trường hợp sau: (i) TCTD là cổ đông sáng lập; hoặc (ii) TCTD là đối tác chiến lược; hoặc (iii) Có khả năng chi phối nhất định vào quá trình lập, quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp thông qua văn bản thỏa thuận cử nhân sự tham gia Hội đồng quản trị/Ban điều hành;

- Thời hạn nắm giữ, thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm.

Ghi chú:

(1) Để được phân loại vào các nhóm theo Bảng trên, chứng khoán phải thỏa mãn đồng thời các tiêu chí đã được liệt kê.

(2) Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, cụ thể kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.

- Việc phân loại danh mục chứng khoán này thay thế toàn bộ nội dung hướng dẫn “Một số vấn đề cần phân biệt khi thực hiện kế toán nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán (mua bán hẳn)” tại Mục A, Công văn số 7459/NHNN-KTTC ngày 30/6/2006 của Ngân hàng Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị các TCTD thực hiện rà soát và phân loại danh mục chứng khoán và các khoản đầu tư dài hạn theo đúng quy định tại Công văn này. Việc rà soát, phân loại lại phải hoàn thành chậm nhất trước Quý III năm 2009.

- Việc phân loại lại sau khi mua chỉ được thực hiện tối đa 01 lần đối với mỗi khoản mục chứng khoán đã đầu tư. Trong những trường hợp đặc biệt hoặc khi có số lượng lớn chứng khoán phải phân loại lại (lớn hơn hoặc bằng 50% giá trị khoản mục), TCTD phải thuyết minh trên báo cáo tài chính về sự tác động của việc phân loại lại trong tổng tài sản, công nợ và nguồn vốn cũng như thu nhập và chi phí của TCTD.

2. Hạch toán kế toán:

- Việc hạch toán kế toán đối với chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn thực hiện theo quy định tại Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD và hướng dẫn tại Công văn 7459/NHNN-KTTC nêu trên.

- Kế toán các khoản góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết được thực hiện theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng.

3. Về mức trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và giảm giá đầu tư dài hạn

3.1. TCTD thực hiện trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn theo hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp (ban hành theo Thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính).

3.2. Trong khi Bộ Tài chính chưa có văn bản chính thức về cơ sở lấy giá chứng khoán thực tế trên thị trường để tính mức dự phòng cần trích lập, NHNN hướng dẫn các TCTD thực hiện như sau:

a. Đối với nhóm chứng khoán kinh doanh và sẵn sàng để bán:

- Đối với chứng khoán vốn đã niêm yết: TCTD lấy theo giá đóng cửa vào ngày lập báo cáo tài chính. Trường hợp không có giao dịch vào ngày lập báo cáo tài chính, TCTD lấy theo giá đóng cửa phiên gần nhất.

- Đối với chứng khoán vốn chưa niêm yết (giao dịch trên thị trường phi tập trung - OTC):

+ TCTD lấy mức giá bình quân của 03 (ba) công ty chứng khoán có uy tín trên thị trường (có mức vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng).

+ Trường hợp các chứng khoán, các khoản đầu tư không có giá trị hợp lý/giá trị thực tế của thị trường hoặc không thể xác định một cách đáng tin cậy (ví dụ: chứng khoán chỉ được 2 hoặc dưới 2 công ty chứng khoán đủ điều kiện nêu trên yết giá hoặc không có giao dịch thành công gần với thời điểm lập Báo cáo tài chính) thì TCTD sẽ phải (i) tự xây dựng mô hình trích lập dự phòng thận trọng nhất hoặc/và (ii) tham khảo mô hình hoặc kết quả của TCTD khác (nếu có thông tin) để tính toán và trích lập giảm giá chứng khoán, các khoản đầu tư này.

TCTD cần phải trình bày danh sách công ty chứng khoán đã được lựa chọn để tham khảo mức giá chứng khoán và mô tả về mô hình hoặc kết quả trích lập dự phòng thận trọng nhất cho việc giảm giá chứng khoán và các khoản đầu tư dài hạn khác trên Thuyết minh báo cáo tài chính.

b. Đối với nhóm các khoản đầu tư dài hạn khác:

TCTD trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà TCTD đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư). Mức trích được thực hiện theo điểm 2.1 (b) và điểm 2.2 (b) Thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính.

3.3. Việc hạch toán kế toán đối với việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất được thực hiện theo quy định tại Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD và hướng dẫn tại Công văn 7459/NHNN-KTTC nêu trên.

Trên đây là hướng dẫn của NHNN về việc phân loại các khoản mục đầu tư tài chính và cơ sở trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. Đề nghị các TCTD rà soát và thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công văn này./.

 

 Nơi nhận:
- Như đề gửi;
- Thống đốc NHNN (để b/c);
- PTĐ Trần Minh Tuấn (để b/c);
- PTĐ Đặng Thanh Bình (để b/c);
- Vụ CNH, Thanh tra NHNN, CSTT;
- Lưu VP, TCKT2 (3).

TL. THỐNG ĐỐC
KT.VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Thanh Hương

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

STATE BANK OF VIETNAM
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------
No. 2601/NHNN-TCKT
Ref: guiding the checking up of classification and foundations for setting up provisions against the fall of financial investments’ price
Hanoi, April 14, 2009
 
To: - Credit Institutions
- Pursuant to Accounts System of Credit Institutions issued in conjunction with the Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated 29 April 2004 and related decisions on the amendment, supplement thereof of the Governor of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as Accounts System of CIs)
- Pursuant to the Circular No. 13/2006/TT-BTC dated 27 February 2006 of the Ministry of Finance guiding the regime on provisioning and use of provisions for the fall of inventories’ price, loss of financial investments, bad debts and warranty for products, goods and building and erection works at enterprises.
In order to ensure the consistence in the classification of securities portfolio and provisioning for the fall of securities’ price, the State Bank of Vietnam would like to provide guidance to credit institutions on the implementation of some contents as follows:
1. Regarding classification of securities
Credit institutions shall check up portfolio of securities investment, trading, long term capital investments (financial portfolio) and classify again investment portfolio under the following table:
Classification
Categories of classification (1)
Business securities (to be recorded on account 14)
- Being debit securities, capital securities or other securities - CI buys them under the business strategy, buys for sale in a period of time not over 1 year to enjoy price difference
- CI has no purpose of enterprise control
Available for sale securities (to be recorded on account 15)
- Being debit securities, capital securities or other securities
- Amount invested in an enterprise is less than 20% of voting right
CI invests for a long term objective and possibly sells once they are profitable
- CI buys them not for purpose of enterprise control (2)
- CI is neither founding shareholder nor strategic partner
- Securities classified into group of available for sale securities (CI shall not classify them into business securities and held -to- maturity securities)
- Being freely traded in the market (both in official market and OTC market)
Held-to- maturity securities (to be recorded on account 16)
- Being debt securities
- CI outright purchases for investment purpose to enjoy interests
- CI is sure about ability to hold securities to the maturity
Long term investments (to be recorded on Account 344 and 348)
- Including capital securities, other capital contributions for long term investment (other than capital contributions, investment in joint venture, associated company and subsidiary company);
- CI invests for purpose of gaining profit in following cases: (i) CI is founding shareholder; or (ii) CI is strategic partner; or (iii) CI is capable of controlling, to some extent, process of drawing, deciding financial and operational policies of enterprises by a written agreement on delegating personnel to take part in Board of Directors/Executive Board;
- Term for holding, revocation or payment is over 1 year
Notes:
(1) In order to be classified into such groups as mentioned in above Table, securities must concurrently satisfy such categories as listed.
(2) Term: “control” shall be construed under the Accounting Standards of Vietnam, specifically, control means the right to govern financial and operational policies of an enterprise in order to gain economic benefits from activities of such enterprise.
- This classification of securities portfolio shall replace the entire guidance on “Several issues that need distinguishing when accounting operation of securities trading and investment (outright purchase and sale)” at section A, Official Dispatch No. 7459/NHNN-KTTC dated 30 June 2006 of the State Bank.
- The State Bank (SBV) would like to request CIs to check up and classify portfolio of securities and long term investments in accordance with provisions in this Official Dispatch. The checking up, reclassification must be completed prior to Quarter III/2009 at the latest.
- After- purchase reclassification shall only be performed once for each item of securities already invested at most. In special cases or where big volume of securities need reclassifying (over or equal to 50% of such item’s value), CI shall explain on its financial statements about the impact of such reclassification on total assets, liabilities and capital source as well as income, expenses of the CI.
2. Accounting
- The accounting for business securities, available for sale securities and held-to-maturity securities shall be performed in accordance with applicable provisions in the Accounts System of CIs and guidance in the Official Dispatch No. 7459/NHNN-KTTC mentioned above.
- The accounting of capital contributions to subsidiary company, joint venture company, or associated company shall be performed in accordance with relative Accounting Standard of Vietnam.
3. Regarding the level of provisioning for the fall of securities’ price and the fall of long term investments’ price
3.1. CI shall set up provisions for the fall of securities’ price and provisions for the fall of long term investments’ price under the guidance of the regime on provisioning and use of provisions for the fall of inventories’ price, loss of financial investments, bad debts and warranty of products, goods, building and erection works at enterprise (issued in conjunction with the Circular No. 13/2006/TT-BTC dated 27 February 2006 of Ministry of Finance).
3.2. While pending for the issuance of an official document, by Ministry of Finance, on foundations to use actual securities’ price on the market to calculate provisions amount required to set up, SBV provides guidance to CI on implementation as follows:
a. For group of business securities and available for sale securities
- For listed capital securities: CI shall use closing price on the date of financial statements. If there is no transaction performed on the date of financial statements, CI shall use closing price of the latest session.
- For unlisted capital securities (to be traded on OTC market):
+ CI shall use the average price of three (3) prestigious securities companies (of which charter capital is more than 300 billion dong) in the market.
+ Where securities, investments don’t have reasonable value/actual market value or their value is unable to determine reliably (for example: securities are listed by 2 or less than 2 qualified securities companies mentioned above or there is no successful transaction to be performed near the time of preparing Financial Statements), then CI shall (i) set up, by itself, the most prudential model of provisioning or/and (ii) make reference to the model or result of other CIs (in case of availability of information) to calculate and set up provisions for the fall of such securities and investments’ price.
CI should state the list of securities companies already selected to refer to securities’ prices and describe the most prudential model or result of provisioning for the fall in price of securities and other long term investments on the Notes to financial statements.
b. Regarding group of other long term investments
CI shall make provisions if economic organization, in which CI is investing, suffers loss (except for case of loss under the plan determined in the business plan prior to investment). Amount of provisioning shall be in accordance with provisions in point 2.1(b) and point 2.2 (b) of the Circular No. 13/2006/TT-BTC dated 27 February 2006 of Ministry of Finance.
3.3. Accounting for provisioning and use of provisions for loss shall be performed in accordance with provisions in the Accounts System of CIs and guidance in the Official Dispatch No. 7459/NHNN-KTTC mentioned above.
Hereinabove is guidance of SBV on classification of financial investments and foundations to set up provisions for the loss of financial investments. It is requested for CIs to check up and correctly comply with guidance in this Official Dispatch.
 
 
AUTHORIZED BY THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
FOR DIRECTOR OF FINANCE- ACCOUNTING DEPARTMENT
DEPUTY DIRECTOR





Nguyen Thi Thanh Huong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Official Dispatch 2601/NHNN-TCKT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất