Công văn 249/1998/CV-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg

thuộc tính Công văn 249/1998/CV-NHNN7

Công văn 249/1998/CV-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:249/1998/CV-NHNN7
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Lê Đức Thuý
Ngày ban hành:21/03/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

tải Công văn 249/1998/CV-NHNN7

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 249/1998/CV-NHNN7
NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 1998 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/1998/QĐ-TTG

 

Kính gửi: - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố

- Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép

kinh doanh ngoại tệ.

 

Tiếp theo Công văn số 157/1998/CV-NHNN7 ngày 23/02/1998 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Điều 5 Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng đầu tư phát triển tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg theo các nội dung sau đây:

 

I. VỀ MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI NGOẠI TỆ

 

1. Tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam (dưới đây gọi chung là tổ chức) được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ theo quy định tại văn bản ở Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ (dưới đây gọi là Ngân hàng) để phục vụ cho các giao dịch được phép bằng ngoại tệ.

2. Tài khoản tiền gửi ngoại tệ nói tại Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ là tài khoản tiền gửi ngoại tệ mở cho một loại ngoại tệ hoặc nhiều loại ngoại tệ khác nhau (như tài khoản tiền gửi ngoại tệ bằng US$, DM, FRF, GDP, JPY...). Riêng đối với tài khoản ngoại tệ khác không phải là tài khoản tiền gửi ngoại tệ như tài khoản tiền vay, tài khoản ký quỹ... tổ chức kinh tế được mở theo yêu cầu cần thiết của mình và theo thoả thuận, cam kết đã có giữa khách hàng và ngân hàng. Khi các giao dịch đã hoàn tất, quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng và Ngân hàng đã được thực hiện xong, thì tổ chức phải đóng các tài khoản ngoại tệ tại một Ngân hàng. Đối với tài khoản tiền gửi vốn chuyên dùng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02 TT/NH7 ngày 28/06/1997 của Ngân hàng Nhà nước.

3. Chủ tài khoản được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản vào các mục đích đã được quy định tại điểm 1.5 Thông tư số 12/TT-NH7 ngày 05/09/1994 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 04/08/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Về nguyên tắc, mỗi tổ chức chỉ được mở 1 (một) tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại một Ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Những tổ chức có chi nhánh độc lập thì ngoài một tài khoản tiền gửi ngoại tệ do hội sở chính được mở, mỗi chi nhánh nếu cần thiết cũng được mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của chi nhánh trên địa bàn. Thủ tục mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ theo các chế độ quy định hiện hành.

Những tổ chức hiện đang có từ 2 tài khoản tiền gửi ngoại tệ trở lên tại các Ngân hàng khác nhau, nếu không phải vì mục đích thật sự cần thiết cho hoạt động theo chức năng nhiệm vụ đã định thì phải tập trung tiền gửi ngoại tệ vào một tài khoản tại một Ngân hàng và đóng các tài khoản khác trước ngày 01/4/1998 theo Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Tất cả các tổ chức đều phải đăng ký lại với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính về các loại tài khoản ngoại tệ hiện có của mình. những tổ chức hiện đang có từ 2 tà khoản tiền gửi ngoại tệ trở lên ở các Ngân hàng khác nhau mà do nhu cầu hết sức cần thiết để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ đã quy định cũng như do những cam kết đã có với Ngân hàng liên quan đến vay vốn, ký quỹ, trả nợ... nên buộc phải tiếp tục duy trì hoạt động các tài khoản này thì trước ngày 5/4/1998 phải làm thủ tục đăng ký để được duy trì các tài khoản đó với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính (nội dung đăng ký theo mẫy giấy đăng ký cho Ngân hàng Nhà nước - Vụ quản lý ngoại hối. Trong giấy đăng ký, tổ chức phải nêu rõ số hiệu tài khoản, Ngân hàng mở và mục đích mở tài khoản. Trường hợp cần thiết Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có quyền yêu cầu xuất trình những giấy tờ liên quan xác minh nhu cầu cần thiết mở tài khoản để có căn cứ xem xét, trả lời.

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải xem xét và xử lý việc đăng ký này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động của các tổ chức (bao gồm cả Ngân hàng) tiếp tục phát triển có hiệu quả, đúng pháp luật, đồng thời vẫn quản lý và kiểm soát được sự chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế, chống đầ cơ găm giữ ngoại tệ... Trường hợp không đạt được sự thống nhất ý kiến giữa chi nhánh ngân hàng Nhà nước với tổ chức về sự cần thiết phải duy trì một tài khoản tiền gửi ngoại tệ nhất định, tại một Ngân hàng nhất định, thì chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tạm thời chấp thuận yêu cầu của tổ chức và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Trung ương xin chủ trương xử lý.

Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày đăng ký được gửi đến Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố mà không có ý kiến của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thì tổ chức tiếp tục duy trì hoạt động của những tài khoản đã đăng ký.

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 05, tổ chức phải gửi báo cáo theo mẫu đính kèm theo tình hình hoạt động trong tháng trước của các tài khoản ngoại tệ đã đăng ký và được phép duy trì cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính. Riêng các Tổng công ty 90.91 thì đồng gửi một báo cáo về Ngân hàng Nhà nước - Vụ quản lý ngoại hối. Nếu tổ chức vi phạm chế độ báo cáo, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có quyền buộc đình chỉ các giao dịch ngoại tệ hoặc buộc phải đóng các tài khoản ngoại tệ đã được phép mở. Chậm nhất là ngày 10 hàng tháng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải làm báo cáo tổng hợp về kết quả thu chi ngoại tệ qua tài khoản ngoại tệ của các doanh nghiệp trên địa bàn, gửi Ngân hàng Nhà nước - Vụ quản lý ngoại hối. Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và bị xử lý về hành chính nếu vi phạm chế độ báo cáo.

 

II. VỆ VIỆC BÁN NGOẠI TỆ

 

1. Muộn nhất là ngày cuối cùng hàng tháng, tổ chức được nêu rõ trong Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 phải bán cho Ngân hàng Thương mại lượng ngoại tệ còn dư (bao gồm cả phần ngoại tệ thực tế không chi tiết so với nhu cầu đã đăng ký với Ngân hàng) sau khi đã trừ nhu cầu chi tiêu cần thiết của tháng sau.

2. Việc bán ngoại tệ có trên tài khoản đến ngày 28/2/1998 của tổ chức cho ngân hàng đã được hướng dẫn tại Công văn số 157/1998/CV-NHNN7 ngày 23/2/1998 của Ngân hàng Nhà nước.

3. Tổ chức có ngoại tệ từ các nguồn dưới đây không phải bán cho Ngân hàng.

3.1. Nguồn góp vốn pháp định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI);

3.2. Phần dành để chi bằng ngoại tệ cho các nhu cầu đã được xác định trong các dự án thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

3.3. Nguồn vốn đi vay ở nước ngoài hay trong nước của các doanh nghiệp dùng cho mục đích chi trả bằng ngoại tệ;

3.4. Các nguồn khác hiện đang có trong tài khoản tiền gửi ngoại tệ mở tại Ngân hàng để phục vụ cho các nhu cầu cần thiết như ký quỹ, đặt cọc, tiền Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp bằng ngoại tệ, tiền cần thiết dùng để đáp ứng cho các nhu cầu chi thường xuyên của các ngành Hàng hải, Hàng không, Bưu điện, Bảo hiểm... tiền thu hộ của đại lý nước ngoài, tiền của các dự án hoặc viện trợ không hoàn lại đã có kế hoạch chi tiêu bằng ngoại tệ theo dự án được duyệt, tiền bảo hiểm do người lao động làm việc ở nước ngoại ký gửi thông qua cơ quan quản lý hay xuất khẩu lao động.

Những nguồn tiền khác mà khách hàng và Ngân hàng không thoả thuận được về việc phải bán hay không thì Ngân hàng Thương mại làm báo cáo xin chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ quản lý Ngoại hối).

 

MẪU SỐ 1

 

Tên doanh nghiệp

..., ngày... tháng... năm 199..

 

GIẤY ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN NGOẠI TỆ

 

Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố

Tên doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Chúng tôi đã mở tài khoản ngoại tệ tại

 

 

 

 

 

Tên doanh nghiệp và chi nhánh đơn vị trực thuộc

Tên Ngân hàng nơi DN mở tài khoản (ghi rõ địa điểm)

Số hiệu tài khoản đã mở

Mục đích mở

Tài khoản sẽ đóng trước ngày 31/3/98

Tài khoản đăng ký tiếp tục hoạt động

Ghi chú

Tên doanh nghiệp (TCTy, Công ty)

 

 

 

 

 

 

Tên chi nhánh, đơn vị trực thuộc

 

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố xem xét chấp thuận để chúng tôi được duy trì hoạt động của các tài khoản nói trên.

Chúng tôi xin nghiệm chỉnh chấp hành các quy định về Quản lý Ngoại hối và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm của mình.

 

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 


MẪU SỐ 2

 

Tên doanh nghiệp

Ngày... tháng... năm...

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI KHOẢN NGOẠI TỆ

Tháng..../199...

 

Tên DN và chi nhánh, đơn vị trực thuộc

Tên ngân hàng nơi mở tài khoản (Ghi rõ địa điểm)

Số hiệu tài khoản

Loại ngoại tệ

Số dư đầu kỳ

Tình hình sử dụng tài khoản

 

 

Số dư cuối kỳ

 

Nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong tháng sau

Lượng ngoại tệ dự kiến bán cho NH

 

 

 

 

Nguyên tệ

Quy ra USD

Tổng thu

Tổng chi

 

Nguyên tệ

Quy ra USD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số đã bán cho NH

Các loại chi khác

 

 

 

 

Tên doanh nghiệp (TCTy, Công ty)

Ngân hàng 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên chi nhánh, đơn vị trực thuộc

Ngân hàng 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)


MẪU SỐ 3

 

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước

Tỉnh, thành phố

....., ngày... tháng... năm 199...

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH MỞ TÀI KHOẢN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

Tháng..../199...

 

Kính gửi: Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước Trung ương

 

Tên Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố:

Địa chỉ:

Số fax:

Số điện thoại:

Tên doanh nghiệp

Tổng số tài khoản

 

Thu - chi

 

 

Số dư cuối kỳ

Nhu cầu sử dụng trong tháng sau

Lượng ngoại tệ dự kiến bán cho NH

 

 

Tổng thu

Tổng chi

 

Nguyên tệ

Quy USD

 

 

 

 

 

Số đã bán cho NH

Các loại chi khác

 

 

 

 

Doanh nghiệp A

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước

Tỉnh, thành phố

(ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

STATE BANK OF VIETNAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence Freedom Happiness
No. 249/1998/CV-NHNN7
Re: Implementation of the Decision 37/1998/QD-TTg
Hanoi, March 21, 1998
 

To:
- Managers of State Bank branches in cities and provinces,
- General Managers (Managers) of commercial banks authorised to engage in foreign exchange activities.
 
Following the letter No. 157/1998/CVNHNN7 dated 23 February, 1998 of the State Bank guiding the implementation of Article 5 of the Decision 37 /1998/QD-TTg dated 14 February, 1998 of the Prime Minister, the Governor of the State Bank hereby requests the Directors of State Bank branches in cities and provinces, General Director (Director) of commercial banks and Bank for Investment and Development to continue providing guidance for implementation of the Decision 37/1998/QD-TTg on the following subjects:
I. OPERATING FOREIGN CURRENCY ACCOUNT.
1. Economic organisations, administrative agencies and social-political organisations of Vietnam shall be permitted to open foreign currency deposit account at banks authorised to engage in foreign exchange activities according to the provisions of this letter (hereinafter referred to as the Bank) and to serve their permitted transactions in foreign currency.
2. The foreign currency deposit account mentioned in the Decision 37/1998/QDTTg dated 14 February, 1998 of the Prime Minister is a foreign currency deposit account opened for one currency or different currencies (e.g. foreign currency deposit account in USD, DM,FRF,GDP,JPY). Economic organisations are permitted to open foreign currency account other than foreign currency deposit account such as borrowing account or cover account to serve their needs and according to the agreement and commitment between the Bank and its customers. Upon the accomplishment of the transaction, where the rights and obligations of the Bank and the customer have been fulfilled, these accounts shall be closed and all foreign currency deposit (if any) shall be consolidated in one foreign currency account at one bank. For the deposit account, the fund for special purposes of enterprises with foreign invested capital, the provisions of the Circular No. 02 TTNH7 dated 28 June, 1997 of the State Bank, shall continue to apply.
3. The account holder is authorised to use foreign currency on the account for the purposes stipulated under the Paragraph 1.5 of the Circular 12/TTNH7dated 05 September,1994of the State Bank, guiding the implementation of the Decision No. 396/QDTTg dated 04 Aug, 1994 of the Prime Minister.
4. Every organisation is principally permitted to open 1 (one) foreign currency deposit account at one bank operating in Vietnam. Besides the foreign currency deposit account opened by the head office and where necessary, the independent subsidiary of an organisation is permitted to open one foreign currency deposit account at the place where it is operating to serve their operations.
Procedures for opening and use of foreign currency account shall comply with the current regulations.
For the organisations having 2 or more foreign currency deposit accounts at different banks, if these accounts are not truly necessary for the operation according to their defined function and assignment, these organisations shall consolidate their foreign currency deposits into one account at one bank and close the other before the date of 01 April, 1998 according to the Decision No. 37/1998/QDTg dated 14 February, 1998 of the Prime Minister.
All organisations are requested to register their foreign currency accounts at present with the State Bank branches at the location where their head offices are located. The organisations who are holding 2 or more foreign currency deposit accounts at different banks and have to maintain these accounts to meet their function, assignment and commitment to the bank with regard to loans, covers, repayment, shall arrange for the registration on the operation of these accounts with the State Bank branches in provinces or cities where their head office is located. (The registration shall be made according to the exhibit attached). The 90/91 corporations shall also send a copy of the registration to the Foreign Exchange Control Department of the State Bank. The registration shall include the account number and details of the Bank where the account has been opened and the purpose of the accounts operation
The State Bank branches in provinces or cities shall be authorised to request the presentation of the relevant documents which can justify the real need of the accounts for consideration/reply.
The State Bank branches in provinces or cities shall be obligated to consider and process the registration in order to create most favourable condition for the operations (including the Bank) and for continuous, efficient and lawful development of organisations and at the same time to maintain the management and control over the foreign currency circulation and speculation in the economy.
In case where consent cannot be reached between the organisation and the State Bank branch on the maintenance of a certain foreign currency deposit account at a certain bank, the State Bank branch in charge shall on a provisional basis accept the request to maintain the foreign currency account by the organisation and report the case to the Central State Bank for advice and solution.
The organisation shall be authorised to maintain the registered foreign currency accounts if 10 days after the registration has been made, there is no response from the State Bank branches in provinces or cities.
On the 5th day of every month at the latest, organisations shall send report according to the exhibit attached, on the operation of the registered and authorised foreign currency accounts in the previous month to the State Bank branches in provinces or cities where the head offices is located. Further more the 90/91 corporations shall also send a copy of the report to the Foreign Exchange Control Department of the State Bank. In case of violation of the Regulation on reporting requirement by the organisations, the State Bank branch in charge shall be authorised to force the suspension of the foreign currency transaction or for the closure of the relevant foreign currency account of the organisations concerned.
On the 10th day of every month at the latest, the State Bank branches in provinces or cities shall make an aggregated report on the receipts/expenditures in foreign currencies handled via foreign currency accounts of enterprises located in their location to the Foreign Exchange Control Department of the Central State Bank. The Directors of the State Bank branches in provinces or cities shall be responsible to the Governor of the State Bank on the report and shall be imposed with administrative sanctions in case of violation of the reporting requirement.
II. SALE OF FOREIGN CURRENCY.
1. On the last day of every month, the organisations clearly mentioned in the Decision 37/1998/QDTTg 14 February, 1998 shall be obligated to sell to commercial banks their excess foreign currency amount (including the part which has been registered with the bank but not spent in full), after deducting the foreign currency demand of the following month.
2. The sale of foreign currency balance on the foreign currency account of organisations up to the bank 28 February, 1998 has been guided by the Despatch No.157/1998CV-NHNN7 dated 23 February, 1998 of the State Bank.
3. Those organisations, which receive foreign currency from the following sources, are not obliged to sell their foreign currency:
3.1. The legal capital contribution of the enterprises with foreign invested capital (FDI)
3.2. Foreign currency provided for the defined need of projects, which is financed by the Official Development Assistance (ODA).
3.3. Proceeds from foreign or local borrowings of enterprises which shall be used for payments in foreign currency.
3.4. Other foreign currency sources, which are kept in the foreign currency accounts at the banks for purposes like: security deposit, deposit and the allocation in foreign currency from the State Budget, foreign currency for current expenses of the Maritime, Airlines, Post and Telecommunication, Insurance sector; money collected by agent on behalf of foreign companies, money received for approved projects or from grant sources which shall be spent in foreign currency according to the approved budgets, insurance premium which are deposited by the employees working abroad through the labour management or labour export agencies.
The commercial banks shall report to the Foreign Exchange Control Department of the Central State Bank for advice if a consent between the bank and its customers on the sale of other foreign currency sources cannot be reached.
 

 
FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR





Le Duc Thuy
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Official Dispatch 249/1998/CV-NHNN7 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất