Công văn 17753/BTC-TCDN của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Nghị định 206/2013/NĐ-CP

thuộc tính Công văn 17753/BTC-TCDN

Công văn 17753/BTC-TCDN của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Nghị định 206/2013/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17753/BTC-TCDN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:23/12/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------
Số: 17753/BTC-TCDN
V/v: Triển khai thực hiện Nghị định số 206/2013/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2013
 
 

Kính gửi:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước.
 
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014). Để triển khai Nghị định, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước như sau:
1. Nghị định đã bao hàm tất cả các nội dung, do vậy sẽ không có Thông tư hướng dẫn; Đối với nội dung hướng dẫn giám sát, đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 hướng dẫn Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đối với nội dung hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng phải thu khó đòi, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp và Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) công ty mẹ (nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định) căn cứ quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan để ban hành Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc ngành mình xây dựng, ban hành Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp, tổng hợp báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 15/5/2014 để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp hướng dẫn./.
 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, Cục TCDN
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất