Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1766/BTC-CST 2023 về kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1766/BTC-CST
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1766/BTC-CST | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thị Thanh Hằng |
Ngày ban hành: | 27/02/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp |
tải Công văn 1766/BTC-CST
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 1766/BTC-CST | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2023 |
Kính gửi: Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Bộ Tài chính nhận được Phiếu chuyển số 92/PC-VPCP ngày 16/01/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc chuyển Văn bản số 011/2023/VITAS-CS ngày 06/01/2023 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam về việc báo cáo kết quả năm 2022 và đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp năm 2023. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về kiến nghị tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% cho doanh nghiệp đến hết năm 2023:
- Đối với kiến nghị tiếp tục giảm thuế GTGT 2% cho doanh nghiệp đến hết năm 2023: Giải pháp giảm 2% thuế suất thuế GTGT trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đã được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Giải pháp giảm thuế GTGT nêu tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 chỉ thực hiện đến hết ngày 31/12/2022. Do vậy, đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15.
- Ngoài ra, năm 2023 đã có những yếu tố tích cực, thuận lợi hơn đối với kinh tế trong nước. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 về mức thuế bảo vệ một trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 với số giảm thu ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 38 nghìn tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp áp dụng cho năm 2023 như: gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; miễn tiền chậm nộp phát sinh trên khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của doanh nghiệp, tổ chức; giảm tiền thuê đất phải nộp.
2. Về kiến nghị bỏ quy định nộp thuế GTGT đối với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu:
Đối với kiến nghị này, Bộ Tài chính đã có Công văn số 4742/BTC-CST ngày 20/4/2020 trả lời Hiệp hội Dệt may Việt Nam (điểm 2 Công văn số 4742/BTC-CST) (bản sao gửi kèm).
3. Về kiến nghị bỏ nộp thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa dùng để sản xuất xuất khẩu để bình đẳng với thuế nhập khẩu tại chỗ cho gia công xuất khẩu:
Đối với kiến nghị này, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có Công văn số 3490/TCHQ-TXNK ngày 23/8/2022 trả lời Hiệp hội Dệt may Việt nam (bản sao gửi kèm).
4. Về kiến nghị “Có giải pháp bình ổn lãi vay ngân hàng, hiện nay đang quá cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp”:
Theo quy định tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước là cơ quan công bố lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ; trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. Do đó, đề nghị Hiệp hội Dệt may Việt Nam tham vấn ý kiến của Ngân hàng Nhà nước đối với kiến nghị về giải pháp bình ổn lãi vay ngân hàng.
5. Về kiến nghị “Tiếp tục cho doanh nghiệp vay từ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) để trả lương ngừng việc cho người lao động”:
Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất được thực hiện theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID 19 (Các văn bản này đều do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành). Theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP nêu trên, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đã dừng giải ngân ngày 31/3/2022.
Tại tiết b điểm 7 mục IV Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ 2 Chương trình quy định: “Đối với chính sách hỗ trợ cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2022 để xem xét, tiếp tục thực hiện chính sách này”.
Ngày 27/01/2023, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có báo cáo số 11/BC-LĐTBXH báo cáo Chính phủ về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kiến nghị Chính phủ cho phép không tiếp tục kéo dài thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP.
Do vậy, đối với kiến nghị về việc tiếp tục cho doanh nghiệp vay từ NHCSXH để trả lương ngừng việc cho người lao động, đề nghị Hiệp hội Dệt may Việt Nam làm việc với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
6. Về kiến nghị “Công đoàn giảm, hoàn đóng kinh phí và đoàn phí công đoàn đến hết năm 2023”:
Việc đóng kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn được quy định tại Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Do đó, đề nghị Hiệp hội Dệt may Việt Nam gửi kiến nghị đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để được giải quyết theo thẩm quyền.
Bộ Tài chính trả lời Hiệp hội Dệt may Việt Nam để biết./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây