Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1605/BVMT của Cục Bảo vệ Môi trường về triển khai thực hiện Kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1605/BVMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1605/BVMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 23/11/2005 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 1605/BVMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1605/BVMT | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2005 |
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, ban hành kèm theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTNMT ngày 09/11/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ môi trường đề nghị quý Sở:
1. Khẩn trương quán triệt và cụ thể hóa Kế hoạch hành động, xây dựng phương án bảo vệ môi trường ở địa phương, trình UBND, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh/thành phố phê duyệt.
2. Chủ động bố trí lực lượng và kinh phí cho các hoạt động phòng, chống, giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường các khu vực chăn nuôi, giết mổ tập trung, các khu vực tiêu huỷ gia cầm, mai táng người chết do dịch bệnh. Phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Y tế xác định các vùng trọng Điểm, các vùng có nguy cơ cao xẩy ra dịch (các khu vực chăn nuôi, giết mổ tập trung, các vùng đã xẩy ra dịch trước đây) để khoanh vùng kiểm sóat chặt chẽ việc tiêu độc, khử trùng, xử lý chất thải,…
3. Kiến nghị Ban chỉ đạo cấp tỉnh phải chuẩn bị sẵn sàng thiết bị, hoá chất và bố trí kinh phí để cung cấp cho các địa phương tiêu độc khử trùng môi trường, tiêu hủy gia cầm bị bệnh. Chủ động trang bị bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ, ủng cao su) cho các cán bộ được huy động vào công tác phòng, chống dịch.
4. Căn cứ vào các hướng dẫn của Cục Bảo vệ môi trường (7 Phụ lục kèm theo) và trên cơ sở thực tiễn ở địa phương, xây dựng và trình UBND tỉnh/thành phố ban hành các quy trình tiêu huỷ gia cầm, giám sát và xử lý môi trường phù hợp cho địa phương mình. Phối hợp chặt chẽ với các ngành Thú y và Y tế, UBND các cấp phổ biến và giám sát việc thực hiện theo các quy trình đã ban hành. Trong lúc dịch chưa lan rộng, số gia cầm phải tiêu huỷ chưa quá lớn, nên hướng dẫn các địa phương tiêu huỷ gia cầm bằng phương pháp thiêu đốt triệt để (Phụ lục III) để ngăn chặn phát tán dịch và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Các Sở Tài nguyên và Môi trường có thể chủ động phối hợp với các ngành trong tỉnh tiêu huỷ thí Điểm và xây dựng định mức kinh phí tiêu huỷ theo từng phương
pháp, đề nghị UBND tỉnh/thành phố ban hành.
5. Cung cấp đầu mối (tên người liên hệ, địa chỉ, số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, e-mail) cho Cục bảo vệ Môi trường để liên hệ trong những trường hợp cần thiết.
Đầu mối liên hệ tại Cục Bảo vệ môi trường:
- Phòng Kiểm sóat ô nhiễm: điện thoại: 04 822 4420 / 0904938158
E-mail: [email protected]
- Văn phòng Cục: 0904 938157
6. Báo cáo ngay việc triển khai thực hiện Kế hoạch khẩn cấp của Bộ và hàng tháng báo cáo tình hình dịch bệnh về Ban chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cục Bảo vệ môi trường theo địa chỉ:
Cục Bảo vệ Môi trường – 67, Nguyễn Du, Hà Nội
Fax: 04 8223198 E-mail: [email protected]
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HU VỰC CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ TẬP TRUNG
1. Mục tiêu
Kiểm tra, giám sát môi trường tại các khu chăn nuôi, giết mổ tập trung nhằm bảo đảm việc thực hiện đúng các yêu cầu bảo vệ môi trường, cảnh báo và ngăn chặn kịp thời nguy cơ ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
2. Đối tượng
Các cơ sở chăn nuôi gia trại (từ 200 con đến dưới 2000 con) và trang trại (trên 2000 con), các cơ sở giết mổ tập trung (theo quy hoạch của chính quyền địa phương).
3. Nội dung
- Kiểm tra việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xử lý chất thải tại các khu vực chăn nuôi, giết mổ tập trung.
- Kiểm tra tuân thủ Hướng dẫn số 928/TY-KD ngày 06/9/2004 của Cục Thú y về vệ sinh tiêu độc đối với cơ sở chăn nuôi, bảo quản, ấp trứng và vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm (gửi kèm theo).
- Một số Điểm cần lưu ý:
+ Các cơ sở chăn nuôi trong vùng có dịch và các ổ dịch cũ phải phun thuốc khử trùng ít nhất mỗi tuần 2 lần, các cơ sở chăn nuôi khác mỗi tuần 1 lần, các cơ sở giết mổ tập trung phải phun thuốc khử trùng hàng ngày theo quy định tại Thông tư số 69/2005/TT-BNN ngày 07/11/2005.
+ Giám sát việc xử lý chất thải rắn, bao gồm phân gia cầm, chất độn chuồng, dụng cụ, thiết bị chuồng trại, chất thải sau khi làm vệ sinh (bùn, rác), chất thải sau giết mổ và các loại chất thải khác. Các yêu cầu giám sát gồm:
* Việc thực hiện khử trùng đối với chất thải, bao bì và dụng cụ vận chuyển chất thải.
* Công nghệ/phương pháp xử lý các chất thải: chôn lấp an toàn, chôn lấp thông thường, đốt, ủ phân, v.v....
+ Giám sát việc xử lý nước thải từ khu vực chuồng trại chăn nuôi và khu giết mổ gia cầm tập trung:
* Kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải của các khu chuồng trại chăn nuôi lớn, giết mổ tập trung.
* Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp diệt khuẩn, sát trùng đối với nước thải từ các khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, các khu vực giết mổ quy mô nhỏ.
+ Giám sát môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi, giết mổ gia cầm:
* Giám sát tình trạng môi trường tại và xung quanh khu vực xử lý chất thải rắn: mùi, hiện tượng thấm nước, chảy tràn, rò rỉ nước rác,...
* Giám sát ô nhiễm nước mặt, nước giếng đào: đánh giá mức độ ô nhiễm, mùi, màu, độ bọt, theo dõi tình trạng các sinh vật sống như cá, tôm, rau, bèo, tảo, vv... Trên cơ sở hiện trạng môi trường quan sát được, quyết định việc lấy mẫu để phân tích. Các chỉ tiêu cần phân tích: BOD, COD, Coliform, Ecoli, Nitơrit, Nitơrat, Photphat, Amoni.
* Giám sát ô nhiễm không khí bằng cảm quan và thiết bị đo (nếu có). Các thông số cần giám sát: mùi, khói, bụi, H2S, CH4 ...
* Giám sát ô nhiễm đất: hiện tượng lắng đọng chất thải, màu, thực vật (chết/héo/đổi màu) ...
- Khi phát hiện các cơ sở không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và thú y, hoặc có dấu hiệu dịch bệnh, cần lập biên bản, báo cáo chính quyền địa phương để kịp thời có biện pháp giải quyết./.
PHỤ LỤC II
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC CHĂN NUÔI,CHUỒNG TRẠI BỊ DỊCH
Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu dịch bệnh tại các khu vực chuồng trại chăn nuôi, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Tiêu hủy gia cầm: Thu gom toàn bộ gia cầm và sản phẩm gia cầm đang lưu giữ, chăn nuôi trong khu vực đem đi tiêu hủy. Phương pháp thu gom, tiêu hủy theo Phụ lục III hoặc Phụ lục IV.
2. Xử lý khu vực chuồng trại chăn nuôi và môi trường xung quanh:
a) Thu gom và xử lý toàn bộ các loại chất thải rắn trong khu vực chăn nuôi:
- Phun thuốc khử trùng hoặc rắc vôi bột lên toàn bộ khu vực có chất thải rắn cần thu gom bao gồm phân, rác, chất thải rắn, thức ăn thừa, chất độn chuồng, dụng cụ thải bỏ, v.v…
- Các chất thải rắn trong khu vực chuồng trại cần được thu gom và xử lý an toàn bằng phương pháp đốt để diệt khuẩn trước khi chôn lấp.
- Vị trí và quy trình đốt hoặc chôn lấp chất thải áp dụng như đối với gia cầm.
b) Tiêu độc, khử trùng chuồng trại:
- Dùng thuốc sát trùng mạnh (như chlorine 5-6%, phenol, glutaraldehyde 2-4%, ophenylphenol 3-5%) phun lên toàn bộ bề mặt nền, tường, máng ăn, máng uống,
trần, mái chuồng trại, các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong chuồng trại, phương tiện vận chuyển hoặc trung chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm.
- Thuốc sát trùng cần được phun bảo đảm làm ướt toàn bộ bề mặt vật được sát trùng (80 - 120 ml/m2 diện tích) và phun thuốc theo chiều từ cao xuống thấp, thời gian để tiếp xúc ít nhất là 24 giờ. Sau 24 giờ, dùng nước rửa sạch nền, để khô và sát trùng lại lần 2. Người phun thuốc phải được trang bị bảo hộ lao động và lựa chọn hướng gió để không gây độc cho người.
c) Xử lý môi trường khu vực xung quanh chuồng trại gia cầm bị dịch (trong vòng 100m từ hàng rào khu chăn nuôi): Môi trường khu vực xung quanh chuồng trại phải được phát quang, thu gom phân, rác và dụng cụ phế thải để tiêu hủy, sau đó phun thuốc sát trùng như trên. Chú ý các khu vực nhà cửa, đường sá, nút giao thông, Điểm phân phối, mua bán gia cầm.
d) Xử lý nước thải:
- Nước thải, nước rửa của các khu chuồng trại phải được thu gom, cô lập để xử lý qua hệ thống xử lý nước thải hoặc bằng thuốc sát trùng trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung. Nếu phát hiện ô nhiễm nguồn nước, cần báo cáo ngay với chính quyền địa phương và cảnh báo cho người dân để có biện pháp xử lý kịp thời./.
PHỤ LỤC III
MẪU BIÊN BẢN GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Ngày: ........../............/..............
2. Đoàn Điều tra/giám sát/xử lý môi trường:
1) Trưởng đoàn:.................................................................................
2) ................................................................................................................
3) ................................................................................................................
4) ................................................................................................................
5) ................................................................................................................
6) ................................................................................................................
7) ................................................................................................................
3. Thông tin chung:
a) Tên, địa chỉ cơ sở chăn nuôi, giết mổ/địa Điểm hố chôn lấp, thiêu hủy (chỉ rõ khóm, tổ, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, tỉnh, thành phố):
b) Quy mô cơ sở (số lượng gia cầm nuôi, giết mổ/số lượng gia cầm đã bị tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy):
c) Điều kiện tự nhiên của khu vực giám sát (diện tích khu vực, độ sâu hố chôn lấp/thiêu đốt, độ cao, độ dốc, hướng gió, mực nước ngầm, Khoảng cách từ khu vực tiêu hủy đến các khu dân cư, nguồn nước như giếng đào, giếng khoan, ao, hồ, suối, sông, v.v...):
4. Hiện trạng môi trường
4.1. Đối với Điểm chôn lấp, thiêu hủy xác gia cầm, khu mai táng người chết do dịch
a) Thời gian đã chôn lấp, thiêu hủy xác gia cầm, mai táng: ...................... .. ngày
b) Mức độ ô nhiễm mùi (cảm quan hoặc bằng thiết bị đo):
c) Mức độ phân hủy/tiêu hủy xác gia cầm (nếu quan sát được):
d) Hiện tượng thấm nước/chảy tràn/ngập nước tại các hố chôn lấp:
đ) Tình trạng hố chôn lấp/xử lý (thành hố, nắp đậy, lớp phủ mệng hố, độ lún sụt, rò rỉ ra xung quanh, v.v...):
e) Tình trạng môi trường xung quanh Điểm chôn lấp/thiêu hủy xác gia cầm (các nguồn nước mặt, nước ngầm, đất, không khí, thu gom xác gia cầm, xử lý rác thải,
…):
+ Đặc Điểm thời Tiết/khí hậu tại thời Điểm quan trắc và lấy mẫu (tốc độ gió, hướng gió, đặc Điểm mây, mưa, nhiệt độ và các đặc Điểm đặc biệt khác):
+ Nước mặt, nước giếng đào: đánh giá mức độ ô nhiễm, mùi, màu, độ bọt, theo dõi tình trạng các sinh vật sống như cá, tôm, rau, bèo, tảo, v,v...
Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích (trong trường hợp cần thiết):
- BOD:
- COD:
- Coliform:
- Ecoli:
- Nitơrit:
- Nitơrat:
- Photphat:
- Amoni:
+ Không khí: bằng cảm quan và thiết bị đo (nếu có). Các thông số cần giám sát: mùi, khói, bụi, H2S, CH4 ...
+ Đất: hiện tượng lắng đọng chất thải, màu, thực vật (chết/héo/đổi màu) ...
4.2. Đối với các khu chuồng trại chăn nuôi, giết mổ tập trung
a) Hoạt động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với khu vực giám sát
- Có hệ thống khử trùng (hố khử trùng, hệ thống phun sương khử trùng, hóa chất sử dụng) không?:
- Hiện trạng hoạt động tiêu độc khử trùng (chuồng trại, các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong khu vực chuồng trại, khu giết mổ tập trung, phương tiện vận chuyển hoặc trung chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm):
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Có thực hiện các hoạt động vệ sinh khu vực xung quanh chuồng trại/khu giết mổ không, tần suất là bao nhiêu:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
b) Họat động xử lý chất thải rắn:
- Khối lượng chất thải rắn
Phân gia cầm: …...............................................………………/ngày
Chất độn chuồng: ……………..........................………………/ngày
Chất thải sau giết mổ: ...........................……….………….….. /ngày
Chất thải sau khi vệ sinh, khử trùng, tiêu độc:............. ………../ngày
Các loại chất thải khác: .......................................……….........../ngày
………...................................................../ngày
Tổng lượng chất thải: …………………………………
- Vận chuyển các chất thải rắn
Phương tiện vận chuyển:......................................................................
Khoảng cách vận chuyển: ………........................................................
Các biện pháp thu gom, khử trùng đối với rác thải và dụng cụ sử dụng:................................................................................................….…....
………………………………………………………………….
- Công nghệ/phương pháp xử lý các chất thải rắn (chôn lấp an toàn, chôn lấp thông thường, đốt, ủ phân, bãi chứa ngoài trời, v.v....) :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tình trạng môi trường tại khu xử lý chất thải rắn (ô nhiễm mùi, thấm nước, chảy tràn, rò rỉ nước rác, ...):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Hoạt động xử lý nước thải
- Có hệ thống xử lý nước thải không? Hiện trạng hoạt động của hệ thống:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Có thực hiện các biện pháp diệt khuẩn, sát trùng đối với nước thải từ các khu vực chăn nuôi không:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Khảo sát môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi, giết mổ
- Đặc Điểm thời Tiết/khí hậu tại thời Điểm quan trắc và lấy mẫu (tốc độ gió, hướng gió, đặc Điểm mây, mưa, nhiệt độ và các đặc Điểm đặc biệt khác):
- Hiện trạng nước mặt (các nguồn nước mặt, diện tích nước mặt, sự lan truyền ô nhiễm, mùi, màu, độ bọt, tình trạng đối với các sinh vật sống như cá, tôm, rau, bèo, v,v...)
- Hiện trạng nước ngầm (giếng đào, giếng khoan, mẫu nước gần nơi xử lý xác gia cầm, khả năng lan truyền ...):
- Hiện trạng môi trường không khí (mùi, khói, bụi ...):
- Hiện trạng môi trường đất (hiện tượng lắng đọng chất thải, màu, các loại cây sống trên đất, v.v...):
- Nhận định về ảnh hưởng của dịch bệnh (nếu có) đối với các giống, loài quý hiếm, đặc sản của địa phương (di cư, thay đổi tập quán, triệu chứng sức khỏe bất thường, bị chết, các biện pháp bảo vệ đã thực hiện ...):
- Nhận xét về khả năng lan truyền ô nhiễm do chim di cư:
e) Các chỉ tiêu môi trường đo được (nếu có)
5. Các biện pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm khẩn cấp đã được thực hiện tại khu
vực giám sát:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Kết luận:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..., ngày tháng năm
Đại diện cơ sở/chính quyền địa phương Trưởng đoàn (ký) được giám sát (ký)
- BOD:
- COD:
- Coliform
- Ecoli:
- Nitơrit
- Nitơrat
- Photphat
- Amoni
- H2S
- CH4
- Các chỉ tiêu khác:
PHỤ LỤC VII
QUY TRÌNH LẤY MẪU MÔI TRƯỜNG
Tùy theo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ về hiện trạng môi trường tại khu vực giám sát và nguy cơ ô nhiễm để quyết định việc cần thiết thực hiện lấy mẫu và phân tích.
Lấy mẫu được thực hiện theo các bước sau:
1 - Lựa chọn Điểm lấy mẫu
- Lấy mẫu nước thải:
Lấy mẫu tại cống thải, kênh thải và hố ga
Lấy mẫu tại Trạm xử lý nước thải
- Lấy mẫu nước mặt:
+ Đối với nước hồ, ao:
Ao nhỏ lấy 01 mẫu
Ao, hồ to lấy ít nhất 02 mẫu: một Điểm cách cống xả vào ao, hồ 1m, và một Điểm cách cống thoát nước ra khỏi ao, hồ 1 m.
+ Đối với sông, suối, kênh, rạch thì lấy mẫu tại 2 Điểm: nơi gần nguồn phát thải và Điểm cuối nguồn nước của khu vực giám sát.
- Lấy mẫu nước giếng:
Vị trí lấy mẫu là các giếng đào: lấy từ 1 đến 3 mẫu tại các giếng gần khu vực chăn nuôi/giết mổ/chôn lấp/tiêu hủy/mai táng nhất.
- Lấy mẫu đất:
Điểm lấy mẫu đất cần được chọn ở nơi đất chịu tác động của ô nhiễm do dịch bệnh gây ra. Các Điểm quan trắc phải đại diện cho khu vực đang giám sát, thường là ở vùng đất thấp hơn trong khu vực, là nơi tích đọng ô nhiễm môi trường đất do tác động của các dòng chảy nước mặt và nước ngầm nông.
Số Điểm lấy mẫu và pham vi lấy mẫu tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm khi đánh giá sơ bộ.
- Lấy mẫu không khí:
Lấy 01 mẫu khí tại Điểm cuối hướng gió, cách khu vực chăn nuôi, giết mổ, tiêu hủy xác gia cầm, xử lý chất thải Khoảng 5-10m. Đặt đầu đo (đầu ống hút không khí) ở độ cao cách mặt đất từ 1,5 - 2m và hướng về phía có nguồn thải
Tùy theo Điều kiện, có thể lấy thêm mẫu không khí tại các Điểm “nhạy cảm” về môi trường như: các khu dân cư liền kề, khu hội họp, các khu bảo tồn thiên nhiên, nuôi trồng tập trung, các nút giao thông, v.v...
2. Thiết bị lấy mẫu và đựng mẫu:
- Thiết bị lấy mẫu nước:
+Lấy mẫu tầng nước mặt có thể thực hiện trực tiếp bằng dụng cụ thông thường: chai nước tinh kiết (chai lavi).
+Lấy mẫu nước giếng: đựng vào chai nước tinh khiết (chai lavi).
- Thiết bị lấy mẫu đất:
Ở tầng nông dùng các dụng cụ thông thường (xẻng, mai, thuổng) hoặc khoan tay, ở tầng sâu cần dùng máy khoan chuyên dụng. Mẫu đất có thể được đựng vào túi PE sạch.
- Thiết bị lấy mẫu không khí
Trong trường hợp cần thiết, thực hiện lấy mẫu không khí theo hướng dẫn sử dụng thiết bị.
3. Các lưu ý khi lấy mẫu:
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho các cán bộ thực hiện công tác lấy mẫu.
- Mẫu được lấy, bao gói và bảo quản cẩn thận, đậy chặt nắp để tránh đổ, vỡ tránh gây ô nhiễm môi trường và các tác động về sức khỏe trong quá trình vận chuyển.
- Các mẫu sau khi lấy được dán nhãn đầy đủ, ghi rõ thời gian lấy mẫu, địa Điểm cụ thể, người lấy mẫu.
- Thuốc thử hoá chất bảo quản mẫu phải được ghi chép dán nhãn rõ ràng dùng cho loại mẫu nào khi ra hiện trường để tránh sự nhầm lẫn.
- Khi bàn giao mẫu cho Phòng thí nghiệm phân tích, cần có biên bản bàn giao với đầy đủ các thông tin như: người bàn giao, người nhận, thời gian bàn giao, số lượng mẫu, tình trạng mẫu khi bàn giao và ghi chú (những Điều bất thường cần quan tâm), biên bản khảo sát hiện trường (bản phôtô) ….
PHỤ LỤC III
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIÊU HUỶ GIA CẦM BỊ DỊCH
1. Vị trí đốt gia cầm:
- Xa khu dân cư, bệnh xá, trường học, công trình công cộng (cách xa tối
thiểu 500 m)
- Gần trại gia cầm bị dịch bệnh.
2. Chuẩn bị: (tính cho lượng Khoảng 500 con hoặc 1 tấn gia cầm)
- Đào hố sâu 0,5 m, ngang 1,5 m, dài 2 m.
- Cột bê tông 3 cây (dài 2 m) hoặc ống nước
- Lưới B40: dài 2 m, ngang 1,5 m, hoặc các loại lưới thép khác tương tự có thể dùng làm vỉ đốt (xếp gia cầm lên trên)
- Nhân công đào hố + bắt gà + đốt
- Nhiên liệu: than tổ ong: 150 viên hoặc than đá, củi (Khoảng 1-2m3), dầu lửa (10 lít), trấu (10 bao) đủ để đốt triệt để toàn bộ gia cầm
- Vôi bột (20 kg) và hóa chất khử trùng.
3. Bắt và làm ngạt gia cầm:
- Làm chết gia cầm bằng các biện pháp sau:
- Nếu chuồng không có trần, dùng bạt nilông phủ kín từng dãy lồng; nếu chuồng có trần, đóng kín chuồng, phủ tấm che xung quanh rồi
xông formol làm ngạt gia cầm.
- Xông formol: liều lượng: KMnO4 10g, formaldehyde 35ml/m3 không khí. Cách làm: tùy kích thước chuồng, đặt 2-3 chậu bằng sành hoặc sứ có thể tích 8-10 lít, hòa KMnO4 với nước theo tỉ lệ một phần
KMnO4/hai phần nước, đóng kín cửa phòng, rót từ từ (theo cạnh chậu) formaldehyde vào hỗn hợp trên. Đóng kín cửa, đặt biển cảnh
báo sau khi gia cầm chết hết, mở cửa, thu gom đem đi đốt. Vì hơi hỗn hợp này rất độc, những người thao tác phải được trang bị mặt nạ phòng độc.
- Trong trường hợp không có hóa chất cần thiết để làm ngạt, phải bắt gia cầm nhẹ nhàng từng ô, cho vào bao nilông, bịt kín đến khi chết.
- Nếu vị trí đốt không nằm gần khu vực chăn nuôi: Cần chú ý phun thuốc sát trùng trên các bao chứa gia cầm, dùng bao nilông lớn cho các bao gia cầm vào, cột chặt miệng bao, chở đến nơi thiêu hủy.
4. Tiến hành đốt:
- Cho 01 lớp trấu, củi xuống đáy hố, xếp 1 lớp than lên lớp củi
- Xếp dọc 3 cột bê tông ngang mặt hố
- Căng lưới B40 thẳng, chắc lên mặt hố để xếp gia cầm lên trên. Để hở 2
phía theo chiều dọc hố để bổ sung thêm than/củi trong quá trình đốt.
- Dùng Khoảng 2lít dầu rải đều lên mặt hố để mồi lửa và châm lửa đốt.
5. Cách đốt:
- Trải đều 1 lớp gia cầm trên vỉ đốt
- Dùng cây sào dài 3 m trở đều gia cầm trong quá trình đốt đảm bảo gia cầm
bị cháy hoàn toàn thành than rơi xuống hố
- Đốt từng lớp, hết lớp này thêm lớp khác lên vỉ đốt
- Bổ sung thêm củi, than, dầu liên tục trong quá trình đốt
6. Xử lý:
- Lấy lưới B40 và cột bê tông ra
- Dùng một trong các hóa chất khử trùng chuyên ngành Y tế và Thú y sau đây, tưới đều lên hố để khử trùng: Vôi bột, Formol 2-3%, Xút (NaOH) 2- 3% (với liều lượng 0,5-1 lít/m2), Chlorine 5-6%, Chloramin B, Prophyl, Virkon, Biocid, Farm Fluid, Longlife, Iodine, BKA, EM 1%, tinh dầu tràm, nước ozone, thuốc tím, Glutaraldehyde 2-4%; sodium hypochlorite (thuốc tẩy) 1%, Uyama
- Lấp đất kín miệng hố và lèn chặt, chiều dầy lớp đất Khoảng 30-50 cm và mặt hố phải cao hơn mặt đất xung quanh tối thiểu là 20cm để tránh nước mưa chảy tràn vào.
- Dùng vôi rải đều trên hố đốt
Ghi chú:
- Lưu ý, khi đốt phải đốt triệt để (thành than hoàn toàn) để tránh gây ô nhiễm môi trường sau này và lây lan dịch bệnh.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho những người tham gia xử lý. Đặc biệt khi phun hóa chất phải chú ý hướng gió để không gây độc cho người.
- Những người không có nhiệm vụ không nên đến gần nơi xử lý.
PHỤ LỤC IV
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH CHÔN LẤP GIA CẦM BỊ DỊCH
1. Lựa chọn bãi chôn lấp:
Khi lựa chọn, quy hoạch khu vực chôn lấp cần:
- Xa khu dân cư, bệnh xá, trường học, công trình công cộng (cách xa tối thiểu 500 m)
- Gần trại gia cầm bị dịch bệnh.
- Vị trí chôn lấp cần lựa chọn sao cho có thể cô lập được nước rỉ ra hoặc
chảy tràn từ các hố chôn lấp vào một ao riêng để xử lý trước khi thoát vào hệ thống nước mặt của khu vực.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp tới nguồn nước xung quanh (nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản): nên từ 30m trở lên.
- Ngoài những yêu cầu trên, việc quy hoạch các khu vực chôn lấp gia cầm, mai táng người chết trong trường hợp xảy ra đại dịch cần đảm bảo diện tích đủ lớn và chia thành các ô chôn độc lập để sử dụng từng đợt khi cần thiết.
Chú ý: Đáy hố cách mực nước ngầm ít nhất là 5m.
2. Bắt, làm ngạt và vận chuyển gia cầm: Áp dụng như Mục 3 của Phụ lục I.
3. Các bước chuẩn bị và chôn lấp:
- Đào hố chôn lấp: kích thước tuỳ theo số lượng gia cầm chết, chiều sâu: nên sâu ít nhất là 1,5m, lớp đất trên cùng dày ít nhất 60cm.
- Phải nén chặt đất dưới đáy và xung quanh thành hố. Sử dụng vôi sát trùng rải lót đều lớp đáy ít nhất là 5cm và rắc đều lên thành.
- Lót vật liệu chống thấm đáy và xung quanh thành hố, vật liệu chống thấm có thể là nylon dầy, vải địa chất (toàn bộ đáy, các thành xung quanh và bề mặt hố
chôn lấp).
- Cho các bao gia cầm chết vào hố, rạch thủng bao. Xếp từng lớp bao và kết hợp rải vôi bột hoặc phun xịt hóa chất để khử trùng trước khi xếp lớp khác.
- Cắm thẳng ống thông hơi đã khoan lỗ xuống hố, đường kính ống Khoảng 42-60mm. Đường kính lỗ khoan Khoảng 10-15mm. Tổng diện tích lỗ khoan Khoảng 10-20% diện tích bề mặt ống, chiều dài ống ít nhất 1m. Số lượng ống ít nhất 1 ống/1m2 diện tích bề mặt hố.
- Phủ vật liệu chống thấm bề mặt rồi đắp đất, nén chặt, lớp đất trên có chiều dầy từ 60cm trở lên. Đất trên mặt hố cao hơn mặt đất xung quanh tối thiểu là 20cm để tránh nước mưa chảy tràn vào.
- Trên bề mặt hố chôn có thể rải vôi hoặc phun hóa chất khử trùng (nếu
có).
4. Những Điều cần chú ý:
- Theo dõi độ lún sụt mỗi ngày, nếu độ lún sụt lớp mặt lớn hơn 0,2m, cần đắp thêm lớp đất mặt, nén chặt như chiều cao ban đầu.
- Cử người thường xuyên giám sát sau khi chôn lấp ít nhất trong vòng 48 tiếng.
- Nghiêm cấm việc thải xác gia cầm bị chết bừa bãi lộ thiên (vào nguồn nước, nơi công cộng, bãi rác…).
- Khi phát hiện xác gia cầm trong nguồn nước, nơi công cộng thì phải nhanh chóng thu gom và xử lý theo quy định.
- Phải trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm bị bệnh: khẩu trang, găng tay, áo bảo hộ, mắt kính, ủng, mũ…
- Rửa tay và vệ sinh thân thể với nước và xà phòng sau khi tiếp xúc.
5. Mô hình chôn lấp: (Xem hình vẽ kèm theo)
6. Các loại hóa chất dùng để khử trùng, tiêu độc:
Có thể lựa chọn một trong các loại hóa chất sau đây để khử trùng, tiêu độc, làm vệ sinh khu chôn lấp xác gia cầm: Vôi bột, Formol 2-3%, Xút (NaOH) 2-3% (với liều lượng 0,5-1 lít/m2), Chlorine 5-6%, Chloramin B, Prophyl, Virkon, Biocid, Farm Fluid, Longlife, Iodine, BKA, EM 1%, tinh dầu tràm, nước ozone, thuốc tím, Glutaraldehyde 2-4%; sodium hypochlorite (thuốc tẩy) 1%, v.v...
Việc sử dụng hóa chất cần tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc của cơ quan/cán bộ chuyên môn.
PHỤ LỤC V
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC TIÊU HỦY GIA CẦM, KHU MAI TÁNG NGƯỜI CHẾT DO DỊCH
1. Mục tiêu: Theo dõi, cảnh báo và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
2. Nội dung giám sát:
- Mức độ ô nhiễm mùi (cảm quan hoặc bằng thiết bị đo).
- Mức độ ô nhiễm nguồn nước: độ đục, màu, độ bọt, các sinh vật sống trong nước (tảo, bèo, cá ...) - Hiện tượng ô nhiễm đất: đổi màu, lắng đọng chất thải tại các khu vực đất thấp, thực vật (chết/héo lá/đổi màu lá)
- Trên cơ sở hiện trạng môi trường quan sát được, quyết định việc lấy mẫu để phân tích, các chỉ tiêu môi trường nước cần đo đạc phân tích: BOD, COD, Coliform, Ecoli, Nitơrit, Nitơrat, Photphat, Amoni. (tham khảo Phương pháp lấy mẫu ở Phụ lục VII).
- Tham khảo Mẫu biên bản giám sát ở Phụ lục VI.
3. Các biện pháp xử lý ô nhiễm khẩn cấp:
- Nếu có hiện tượng nước chảy tràn hoặc rò rỉ từ hố chôn lấp xác gia cầm, cần đào rãnh thoát và gom nước về một nơi để cô lập, xử lý, không để ô nhiễm nước nước mặt, nước ngầm và đất khu vực xung quanh.
- Nếu hố có hiện tượng ô nhiễm mùi, thực hiện ngay các bước xử lý sau:
+ Đắp thêm bờ đất bao xung quanh hố, phủ lớp vôi bột ở đáy và thành với chiều dày ít nhất 5cm
+ Phủ lớp đất xốp để hấp phụ với độ dày ít nhất 60cm. Lớp đất này có thể là phân ủ đã oai trộn với tro trấu/ tro củi hoặc vỏ trấu/ rơm rạ hoặc EM Bokashi (10 %) trộn với tro trấu/ tro củi hoặc vỏ trấu/ rơm rạ.
+ Đắp đất phủ dầy 20-30cm, nện chặt.
+ Khi trời chuyển mưa cần thiết phải phủ bạt để tránh nước mưa chảy vào hố Có thể sử dụng các công nghệ/phương pháp xử lý như dùng ôzôn hoặc chôn lấp đặc biệt trong Điều kiện cho phép.
* Trong trường hợp đã xử lý mà vẫn phát hiện thấy dấu hiệu ô nhiễm, cần báo cáo chính quyền địa phương để tìm biện pháp thích hợp./