Công văn 14756/BTC-UBCK 2021 nghiên cứu bổ sung các quy định về “tài sản ảo”

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 14756/BTC-UBCK

Công văn 14756/BTC-UBCK của Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV về nghiên cứu, bổ sung các quy định về “tài sản ảo”
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:14756/BTC-UBCKNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Hồ Đức Phớc
Ngày ban hành:27/12/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
_____

Số: 14756/BTC-UBCK
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.

Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển tới tại công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021, nội dung kiến nghị như sau:

Nội dung kiến nghị:

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, thuật ngữ “tài sản ảo” (ví dụ như các loại tiền ảo, tiền điện tử, tài khoản của các trò chơi trực tuyến Game online) được sử dụng ngày càng rộng rãi, phổ biến. Mặc dù pháp luật hiện hành không chính thức thừa nhận và bảo hộ loại tài sản này là đối tượng của giao dịch dân sự, nhưng giá trị của các loại “tài sản ảo” này rất lớn có thể trị giá hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Cùng với đó, thực tiễn xã hội đã có sự xuất hiện của các hành vi như: đánh cắp, lừa gạt để chiếm đoạt “tài sản ảo” của người khác gây thiệt hại cho chủ sở hữu “tài sản ảo”. Theo quy định hiện hành, Luật dân sự không coi đây là một loại tài sản và Bộ luật Hình sự không có các quy định liên quan đến loại “tài sản” này. Vì vậy, không thể xử lý các hành vi như: Trộm cắp “tài sản ảo”, lừa đảo chiếm đoạt “tài sản ảo”... Cử tri đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung các quy định về “tài sản ảo”, đồng thời quy định tài sản ảo cũng là khách thể của các tội xâm phạm sở hữu để phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới công nghệ cao.

Bộ Tài chính xin trả lời như sau:

Thực hiện Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và Công văn số 11633/VPCP-KTTH ngày 29/18/2018 của Văn phòng Chính phủ về báo cáo về việc rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Qua nghiên cứu, đánh giá, Bộ Tài chính nhận thấy các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo mặc dù có những lợi ích tiềm năng về đổi mới sáng tạo, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và thị trường tài chính. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán hiện nay đã và đang phát huy vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Việc triển khai hoạt động huy động vốn qua tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) trong thời điểm hiện tại có nguy cơ làm gia tăng rủi ro, ảnh hưởng đến ổn định thị trường. Ngoài ra, tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Việc huy động vốn qua phát hành tài sản mã hóa và giao dịch tài sản mã hóa là chứng khoán chỉ có thể được xem xét sau khi có các quy định pháp lý.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành trong việc nghiên cứu, đề xuất các quy định liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Trong đó, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp làm rõ các quy định pháp luật dân sự liên quan đến tài sản ảo, đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc nghiên cứu, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến tiền ảo. Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an trong việc xem xét, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để có thể trình Chính phủ cho phép thí điểm hình thức huy động vốn qua phát hành tài sản mã hóa và sàn giao dịch tài sản mã hóa là chứng khoán tại thời điểm phù hợp, trên cơ sở cân bằng giữa mục tiêu sáng tạo, tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh cho thị trường tài chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cũng như các thành viên khác tham gia thị trường.

Trên đây là trả lời của Bộ Tài chính đối với kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - UBTVQH;
- VPQH (Vụ Dân nguyện);
- VPCP (Vụ QHĐP);
- Văn phòng;
- Cục THTK (để đăng tải cổng TTĐT);
- Lưu: VT, UBCK (09b).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Đức Phớc

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi