Công văn 14162/BTC-QLN góp ý đối với Văn kiện Dự án Đào tạo cán bộ quản lý ngân hàng do SECO tài trợ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 14162/BTC-QLN
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 14162/BTC-QLN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Võ Hữu Hiển |
Ngày ban hành: | 19/11/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
tải Công văn 14162/BTC-QLN
BỘ TÀI CHÍNH Số: 14162/BTC-QLN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bộ Tài chính nhận được công văn số 7461/NHNN-HTQT ngày 12/10/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị góp ý đối với Văn kiện Dự án Đào tạo cán bộ quản lý ngân hàng do SECO tài trợ. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Mục tiêu của khoản viện trợ là hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của các Ngân hàng thương mại thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ của các Ngân hàng thương mại với mức học phí đóng góp là 3000-4000 USD/người. Do đó, đề nghị làm rõ cơ sở xác định đây là khoản viện trợ của Chính phủ Thụy Sỹ cho Chính phủ Việt Nam và đề xuất cơ chế tài chính cho Dự án.
2. Theo nội dung của Văn kiện dự án, dự kiến toàn bộ phần vốn viện trợ do Chính phủ Thụy Sỹ trực tiếp chi tiêu và quản lý thông qua một Cơ quan thực hiện Dự án. Do đó, rất khó để phía Việt Nam quản lý được các hoạt động do phía Thụy Sỹ thực hiện, đảm bảo chế độ báo cáo đánh giá tình hình thực hiện; việc lập dự toán, ghi thu ghi chi, hạch toán Ngân sách nhà nước đối với nguồn vốn ODA viện trợ từ Chính phủ Thụy Sỹ theo quy định của Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và pháp luật về Ngân sách nhà nước. Do đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm rõ vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quyết định các khoản chi từ nguồn kinh phí viện trợ không hoàn lại của Dự án. Đồng thời, khái toán các hạng mục chi chính sử dụng vốn viện trợ và vốn đối ứng phân chia theo từng năm.
3. Đề nghị phân chia rõ phần kinh phí đối ứng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phần kinh phí đối ứng của các Ngân hàng thương mại và cơ chế quản lý, thẩm quyền và nguyên tắc phân bổ phần vốn đóng góp này từ các Ngân hàng thương mại; làm rõ cơ sở đề xuất và xác định rõ khả năng huy động nguồn vốn đóng góp từ các đối tượng thụ hưởng từ Dự án này.
4. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem lại đơn vị tiền tệ tại bảng Dự án toán chi phí và kế hoạch tài chính tại trang 12 dự thảo Văn kiện dự án.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây