Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 12830/BTC-QLKT 2020 tổ chức bộ máy kế toán và chế độ kế toán
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 12830/BTC-QLKT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 12830/BTC-QLKT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trịnh Đức Vinh |
Ngày ban hành: | 20/10/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán |
tải Công văn 12830/BTC-QLKT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 12830/BTC-QLKT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020 |
Kính gửi: Độc giả Trần Thị Thúy
Trả lời câu hỏi của độc giả Trần Thị Thúy - Công ty TNHH Du lịch & dịch thuật Đồng Hỷ về việc tổ chức bộ máy kế toán và chế độ kế toán, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về việc tổ chức bộ máy kế toán
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 174/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán quy định:
“1. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; ban quản lý dự án, đơn vị khác có tư cách pháp nhân do doanh nghiệp thành lập”.
Đồng thời tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 174/NĐ-CP quy định:
“Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm.”
Căn cứ vào quy định nêu trên, Công ty TNHH Du lịch và Dịch thuật Đồng Hỷ là đơn vị kế toán nên phải bố trí người làm kế toán theo đúng quy định của Luật kế toán.
Tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về việc tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán.
2. Về chế độ kế toán áp dụng
Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ quy định:
“Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.”
Theo mô tả tại nội dung câu hỏi của Quý độc giả, Công ty TNHH Du lịch và Dịch thuật Đồng Hỷ có vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng, số lượng lao động là 3 người nên thỏa mãn tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, Công ty TNHH Du lịch và Dịch thuật Đồng Hỷ được lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ ban hành theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp lựa chọn chế độ kế toán nào thì tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán đó. Cụ thể như sau:
(1) Trường hợp Công ty TNHH Du lịch và Dịch thuật Đồng Hỷ lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC thì:
- Nếu Công ty TNHH Du lịch và Dịch thuật Đồng Hỷ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế thì áp dụng chế độ kế toán tại Chương II của Thông tư số 132/2018/TT-BTC và phải lập báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 13 để nộp cho cơ quan thuế theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 132.
- Nếu Công ty TNHH Du lịch và Dịch thuật Đồng Hỷ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì áp dụng chế độ kế toán tại Chương III của Thông tư số 132/2018/TT-BTC nên không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế nhưng phải thực hiện các báo cáo theo quy định của pháp luật thuế theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 132.
(2) Trường hợp Công ty TNHH Du lịch và Dịch thuật Đồng Hỷ lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC thì Công ty phải lập và nộp báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan thuế theo quy định tại Điều 80 Thông tư số 133/2016/TT-BTC.
3. Về việc chậm nộp báo cáo tài chính
Tại Điều 12 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã có chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính.
Khoản 4 Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định một trong những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính là “Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng”. Trong đó khoản 14 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định: “14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Như vậy, pháp luật chung về kế toán không có quy định cụ thể các trường hợp doanh nghiệp được chậm nộp hoặc công khai báo cáo tài chính năm và đã có chế tài xử phạt đối với hành vi chậm nộp và công khai báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nếu Công ty TNHH Du lịch và Dịch thuật Đồng Hỷ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng vẫn không đảm bảo thời hạn nộp và công khai báo cáo tài chính năm 2019 theo quy định của pháp luật về kế toán thì Công ty có thể thu thập và lưu trữ tại đơn vị bằng chứng ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến việc nộp và công khai báo cáo tài chính năm 2019 để có cơ sở cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 14 Điều 2 và khoản 4 Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 để các doanh nghiệp có thể không bị phạt xử lý vi phạm hành chính về hành vi này.
4. Về việc cơ quan thuế phạt 3.500.000 đồng lý do nộp muộn Tờ khai Quyết toán thuế TNDN cho kỳ tính thuế năm 2019, chậm 42 ngày
- Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định những trường hợp không bị xử lý vi phạm hành chính thuế:
“Điều 4. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế
1. Các trường hợp theo quy định tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính.”;
- Căn cứ Khoản 14 Điều 2, Khoản 4 Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
"14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
“Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;”
“Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;”
- Căn cứ Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khá kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;”;
- Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 về việc công bố dịch Covid-19;
- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19;
- Căn cứ Điều 9 Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định về xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định;
Căn cứ các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp có trụ sở nằm trong vùng, khu vực bị cách ly nếu phát sinh nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế nhưng trong thời gian bị cách ly (bao gồm thời gian cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; thời gian cách ly theo nhóm địa phương theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19; thời gian cách ly theo chỉ thị, thông báo của cơ quan chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) không thể thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định pháp luật dẫn đến chậm nộp hồ sơ khai thuế thì thời gian bị cách ly nêu trên được trừ khi xác định thời gian chậm nộp hồ sơ khai thuế. Việc xác định cụ thể về thời gian chậm nộp, mức phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế trong trường hợp bà Trần Thị Thúy hỏi phải căn cứ vào tình hình cụ thể về dịch bệnh tại địa phương và thực tế của doanh nghiệp.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính, đề nghị Quý độc giả nghiên cứu, thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |