Công văn số 1166/CV-KTTC2 ngày 03/09/2003 của Ngân hàng nhà nước về việc hạch toán nghiệp vụ uỷ thác cho vay vốn của các tổ chức tín dụng

thuộc tính Công văn 1166/CV-KTTC2

Công văn số 1166/CV-KTTC2 ngày 03/09/2003 của Ngân hàng nhà nước về việc hạch toán nghiệp vụ uỷ thác cho vay vốn của các tổ chức tín dụng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1166/CV-KTTC2
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Phạm Hoàng Đức
Ngày ban hành:03/09/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

tải Công văn 1166/CV-KTTC2

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

Số: 1166/CV-KTTC2
V/v hạch toán nghiệp vụ uỷ thác cho vay vốn của các TCTD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2003

 

 

Kính gửi: Các tổ chức tín dụng

 

Thời gian vừa qua, một số tổ chức tín dụng (TCTD) đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản hướng dẫn cụ thể hạch toán nghiệp vụ uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn của các TCTD theo Quyết định số 742/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn của TCTD. Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn như sau:

1. Nguyên tắc hạch toán nghiệp vụ uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn giữa TCTD: theo quy định hiện hành, các rủi ro do các nguyên nhân khách quan, chủ quan từ phía khách hàng gây nên không trả được nợ (gốc, lãi) do Bên uỷ thác chịu trách nhiệm xử lý, vì vậy, trong quan hệ uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn giữa các TCTD với nhau, việc hoạch toán kế toán thực hiện như sau:

- TCTD uỷ thác cho vay vốn phải hạch toán số tiền uỷ thác cho vay đã chuyển cho TCTD nhận uỷ thác như khoản phải thu; Hạch toán kịp thời số tiền mà TCTD nhận uỷ thác đã cho vay (giải ngân) đối với khách hàng vào tài khoản cho vay thích hợp và trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro cho vay theo đúng quy định hiện hành;

- TCTD nhận uỷ thác cho vay vốn phải hạch toán số tiền uỷ thác và cho vay vốn đã nhận được từ TCTD uỷ thác như khoản phải trả; Hạch toán số tiền đã cho vay (giải ngân) các đối tượng khách hàng quy định như Khoản phải thu từ TCTD uỷ thác cho vay (không được hạch toán vào tài Khoản cho vay của tổ chức mình) và hạch toán ngoại bảng chi tiết các khoản cho vay, thu nợ theo từng khách hàng vay vốn uỷ thác (mở Sổ theo dõi cho vay theo từng khách hàng).

- TCTD uỷ thác và TCTD nhận uỷ thác cho vay vốn được thoả thuận về định kỳ đối chiếu, xác nhận và thanh toán các khoản phải thu, phải trả về uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn, nhưng phải đảm bảo thanh toán kịp thời, đầy đủ cho nhau trước thời điểm lập Báo cáo tài chính năm theo chế độ quy định (tài khoản phải thu, phải trả về hoạt động uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn phải hết số dư).

2. Hạch toán kế toán nghiệp vụ uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn của các TCTD:

2.1. Trường hợp Bên uỷ thác cho vay vốn là TCTD:

a. Tại TCTD uỷ thác cho vay vốn:

- Khi chuyển tiền cho TCTD nhận uỷ thác cho vay, hạch toán:

Nợ TK 2004 “Vốn uỷ thác cho vay”

Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi...)

- Khi nhận được (các Bảng kê số tiền đã cho khách hàng vay, số tiền thu nợ và rủi ro phát sinh trong cho vay (nếu có), kèm theo các chứng từ, tài liệu theo quy định tại Hợp đồng uỷ thác do TCTD nhận uỷ thác chuyển sang, sau khi kiểm soát khớp đúng, chính xác, TCTD uỷ thác cho vay xử lý và hạch toán:

+ Đối với số tiền TCTD nhận uỷ thác đã cho vay đến các đối tượng khác hàng

Nợ TK Cho vay thích hợp

Có TK 204 “Vốn uỷ thác cho vay”

+ Đối với rủi ro do các nguyên nhân khách quan, chủ quan từ phía khách hàng gây nên không trả được nợ (gốc, lãi) do TCTD uỷ thác chịu trách nhiệm xử lý: Thực hiện ngay việc trích lập dự phòng cho khoản vay có rủi ro theo đúng quy định hiện hành của Thống đốc NHNN.

+ Đối với số tiền TCTD nhận uỷ thác thu nợ khách hàng vay, hạch toán:

Nợ TK 204 “Vốn uỷ thác cho vay”: Nếu có thoả thuận cho TCTD nhận uỷ thác được sử dụng số tiền thu nợ để tái cho vay (quay vòng vốn vay).

hoặc Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi...): Nếu thoả thuận chuyển trả ngay.

Có TK Cho vay thích hợp

b. Tại TCTD nhận uỷ thác cho vay vốn:

- Khi nhận được tiền uỷ thác cho vay vốn, hạch toán:

Nợ TK Thích hợp (tiền mặt, tiền gửi)

Có TK 469 “Các khoản chờ thanh toán khác”

- Khi cho vay, thu nợ đến đối tượng khách hàng quy định, hạch toán:

+ Khi cho vay (giải ngân), ghi:

Nợ TK 369 “Cá khoản khác phải thu” (Lưu ý: mở tiều khoản cho từng TCTD uỷ thác cho vay vốn để thuận tiện cho việc đối chiếu, thanh toán).

Có TK Thích hợp (tiền mặt hoặc tiền gửi của khách hàng...)

+ Khi thu nợ, ghi:

Nợ TK. Thích hợp của khách hàng trả nợ

Có TK 469 “Các khoản chờ thanh toán khác”

TCTD nhận uỷ thác phải hạch toán ngoại bảng chi tiết các khoản cho vay, thu nợ theo từng khách hàng vay vốn uỷ thác (mở Sổ theo dõi theo từng khách hàng vay), lập, lưu giữ đầy đủ các chứng từ, sổ sách kế toán cho vay theo đúng quy định hiện hành nhằm theo dõi quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi và các rủi ro phát sinh, làm cơ sở để đối chiếu, thanh toán với TCTD uỷ thác cho vay theo đúng thoả thuận tại Hợp đồng uỷ thác cho vay vốn.

- Khi thanh toán với TCTD uỷ thác về số tiền đã cho khách hàng vay hoặc hoàn trả vốn uỷ thác cho vay, hạch toán:

Nợ TK 469 “Các khoản chờ thanh toán khác”

Có TK 369 “Các khoản khác phải thu”: Nếu là thanh toán số tiền đã cho khách hàng vay hoặc có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi): Nếu là hoàn trả vốn uỷ thác cho vay.

2.2. Trường hợp Bên uỷ thác cho vay là Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước:

a. Bên uỷ thác cho vay sẽ thực hiện việc theo dõi, giám sát và hạch toán nguồn vốn uỷ thác cho vay và việc sử dụng nguồn vốn này (cho vay) theo quy định của Pháp luật.

b. Tại TCTD nhận uỷ thác cho vay vốn:

Nếu Hợp đồng uỷ thác cho vay vốn có nội dung quy định về việc TCTD nhận uỷ thác cho vay vốn phải chịu toàn bộ các rủi ro liên quan đến cho vay đối tượng khách hàng là phải hoàn trả Bên uỷ thác cho vay vốn toàn bộ nguồn vốn uỷ thác cho vay sau một khoảng thời gian đã quy định thì xử lý như sau:

- Khi nhận vốn uỷ thác cho vay, hạch toán:

Nợ TK Thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi...)

Có TK 45 “Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư”

- Khi cho vay đến các đối tượng khách hàng, hạch toán:

Nợ TK Cho vay khách hàng thích hợp

Có TK Thích hợp (tiền mặt, tiền gửi...)

TCTD nhận uỷ thác cho vay vốn phải thực hiện chuyển nợ quá hạn cũng như trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro phát sinh trong việc cho vay khách hàng theo đúng quy định hiện hành của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.

- Khi đến hạn hoàn trả vốn uỷ thác cho vay cho Bên uỷ thác, hạch toán:

Nợ TK 45 “Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư”

Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi...)

Nếu Hợp đồng uỷ thác cho vay vốn quy định TCTD nhận uỷ thác cho vay vốn không phải chịu các rủi ro liên quan đến cho vay khách hàng (các rủi ro này do Bên uỷ thác chịu trách nhiệm xử lý) thì việc hạch toán nhận tiền uỷ thác cho vay và cho vay, thu nợ đến đối tượng khác hàng quy định được thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm b,2.1 công văn này. Riêng việc thanh toán với Bên uỷ thác về số tiền đã cho khách hàng vay, về rủi ro cho vay và các khoản thu, chi liên quan, được thực hiện theo thoả thuận với Bên uỷ thác cho vay phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

3. Về hạch toán phí uỷ thác cho vay:

- Khi trả phí uỷ thác cho TCTD nhận uỷ thác cho vay vốn, TCTD uỷ thác cho vay sử dụng tài khoản 829 “Các khoản chi về hoạt động khác” để hạch toán.

- Khi nhận được phí uỷ thác do TCTD uỷ thác trả, TCTD nhận uỷ thác sử dụng tài khoản 724 “Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý” để hạch toán.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các TCTD phản ánh về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính) để có hướng dẫn, giải quyết kịp thời.

 

 

TL. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Phạm Hoàng Đức

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

STATE BANK OF VIETNAM
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No.: 1166/CV-KTTC2
On accounting lending entrustment of the Credit Institutions
Hanoi, September 03, 2003
 
To: The Credit Institutions
Recently, a number of credit institutions (CIs) have proposed the State Bank of Vietnam (SBV) to issue specific guidelines the accounting of entrustment and taking-entrustment of lending by Credit Institutions according to Decision No.742/QD-NHNN of July 17, 2002 of the Governor of the State Bank on issuance of regulations on entrustment and taking-entrustment of lending by credit institutions. In this regard, the State Bank guides as follows:
1. Accounting principles of entrustment and taking-entrustment of lending between the Credit Institutions: according to the current regulations, the risks due to objective reasons and subjective causes from customers so they may not pay debts (principal and interest) taken responsibility for handling by the entrustment party, thus, in relation of entrustment and taking-entrustment of lending between the credit Institutions, the accounting is implemented as follows:
- Lending entrustment CI must account for the amount entrusted to lend transferred to the taking-entrustment CI such as the receivable amounts; timely account the amount that the taking-entrustment CI lent (disbursed) the customer into the appropriate lending account and appropriate, use for risk provisions for the loans in accordance with current regulations;
- The lending taking-entrustment CI must account for the amount entrusted and to lend received from the entrustment CI such as the payable amounts; account the amounts lent (disbursed) customers defined as the receivable amount from the lending entrustment CI (not accounted into the lending account of its organization) and account contingent GL in details the amounts of lending, debt collection following each customer borrowing entrustment capital (open lending monitoring book following each customer).
- Entrustment CI and taking-entrustment CI of lending are entitled to agree on periodic cross-check, confirmation and payment of receivable and payable accounts on the entrustment and taking-entrustment to lend, but must ensure to pay promptly and fully to each other before formulation of the annual financial statements according to regulations (receivable and payable accounts on the activities of entrustment and taking-entrustment to lend must be up the balance).
2. Accounting for entrustment and taking-entrustment of lending of the CIs:
2.1. Where the lending entrustment party as CI:
a. In the lending entrustment CI:
- When transferring money to the lending taking-entrustment CI, accounts:
- Debit - Account 2004 "Lending entrustment Capital"
- Credit - Appropriate Account (cash, deposits ...)
- Upon receiving (lists of amounts lent the borrowers, the proceeds from debt and risk incurred in lending (if any), together with the vouchers and documents as specified in the entrustment contract transferred by the taking-entrustment CI, after controlling for consistency, accuracy and the lending entrustment CI handles and accounts:
+ For the money the taking-entrustment CI lent customers
- Debit - Appropriate lending account
- Credit - Account 204 "Capital entrusted to lend"
+ For the risks caused by the objective and subjective causes from customers not pay debts (principal and interest) taken responsibility for handling by the entrustment CI: Implement immediately the provision for loan with risk in accordance with current regulations of the Governor of State Bank.
The money the taking-entrustment CI collects from borrowers, accounts:
Debit - Account 204 "Capital entrusted to lend": If there is an agreement permitting the taking-entrustment CI to be used the proceeds to re-lend (turning over loans).
Or Debit - Appropriate Account (cash, deposits ...): If there is an agreement to return immediately.
Credit - Appropriate lending account.
b. At the taking-entrustment CI to lend capital:
- Upon receipt of the money entrusted to lend capital, accounts:
Debit - Appropriate Account (cash and deposits)
Credit - Account 469 "Other amounts pending for payment"
- When lending, debt collection of the customers defined, accounts:
+ When lending (disbursements), state:
Debit - Account 369 "Other receivable amounts" (Note: open account for each lending entrustment CI to facilitate the cross-check and payment).
Credit - Appropriate Account (cash or deposit of customer ...)
+ When collecting debt, state:
Debit- Appropriate Account of customer paying debt
Credit -Account 469 "Other amounts pending payment"
Taking-entrustment CI must account contingent GL in details the loans, debt collection by each customer borrowing entrustment capital (open monitoring book by each borrower), make and keep all documents, books of lending accounting in accordance with current regulations to monitor the process of lending, debt collection, interest and other risks arising as a basis for comparison, payments with the lending entrustment CI as agreed upon in lending entrustment contract.
- When paying to entrustment CI the money lent to the borrowers or the repaying lending entrustment capital, accounts:
Debit - Account 469 "Other amounts pending payment"
Credit - Account 369 "Other receivable amounts": If it is the payment of amount lent to the customers or credit - the appropriate accounts (cash, deposits): If it is the repayment of lending entrustment capital.
2.2. Where the lending entrustment party is the government, economic organizations, political - social organizations, domestic and abroad individuals:
a. The lending entrustment party to loan will perform the tracking, monitoring and accounting lending entrustment capital and the use of the capital (loans) as prescribed by law.
b. At the lending taking-entrustment CI:
If the lending entrustment contract contains provisions on the lending taking-entrustment CI must bear all risks associated with the lending customers and must return the lending entrustment party all lending capital after a specified time period shall be handled as follows:
- Upon receipt of lending entrustment capital, accounts:
Debit – Appropriate Account (Cash, deposits ...)
Credit - Account 45 "Capital financed, entrusted investment"
- When lending customers, accounts:
Debit – Appropriate Account lending customers
Credit - Appropriate Account (cash, deposits ...)
Taking-entrustment CI must make the transfer of overdue debt as well as the appropriation and use of reserves to handle the risks incurred in lending customers in accordance with current regulations of the State Bank Governor.
- Upon the due date for repayment of lending entrustment capital to the entrustment party, accounts:
Debit – Account 45 "Capital financed, entrusted investment"
Credit - Appropriate Account (cash, deposits ...)
If the lending entrustment contract contains provisions on the lending taking-entrustment CI not subject to the risks associated with lending customers (the risks shall be taken responsibility for handling by the entrustment party), the accounting of receipt of lending entrustment money and lending, debt collection to specified customers is made under the guidance at point b, 2.1 of this document. In particular, the payment to the entrustment party on the amount lent the customers, the lending risk and concerned revenues, expenses, shall comply with the agreement with the lending entrustment party in accordance with the provisions of the current law.
3. Regarding to accounting of lending entrustment charges:
- When paying entrustment charges to the lending taking-entrustment CI, the lending entrustment CI uses account 829 "Expenses on other activities" for accounting.
- Upon receipt of the entrustment charges paid by the entrustment CI, the lending taking-entrustment CI uses the account 724 "Income from entrustment operations and agent" for accounting.
In the course of implementation, should any problems arise, the CIs reflect to the Vietnam State Bank (Department of Accounting - Finance) for guidance, and timely settlement.
 

 
TL. STATE BANK GOVERNOR
FOR DIRECTOR OF ACCOUNTING - FINANCE
DEPUTY DIRECTOR




Pham Hoang Duc
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Official Dispatch 1166/CV-KTTC2 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất