Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 07/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ về bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 07/TTg-KTTH
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 07/TTg-KTTH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành: | 03/01/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng |
tải Công văn 07/TTg-KTTH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/TTg-KTTH | Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; |
Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 16082/BTC-TCNH ngày 20 tháng 11 năm 2012 về việc đánh giá hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Các tổ chức bảo lãnh cùng với ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả và chịu mọi sự rủi ro phát sinh trong quá trình bảo lãnh. Vì vậy, cần có cơ chế chặt chẽ, rõ ràng và tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật để hoạt động bảo lãnh tín dụng hiệu quả, an toàn cả cho các tổ chức được thực hiện bảo lãnh và người được bảo lãnh nhằm giảm thiểu rủi ro cho tổ chức bảo lãnh.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 3 năm 2013.
3. Về tăng cường nguồn lực tài chính cho việc thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:
a) Các địa phương sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2011, nguồn tăng thu năm 2012 và một phần thu về cổ phần hóa chưa chuyển về Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp để tăng vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Đối với việc sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp phương án bổ sung vốn cho Quỹ đối với từng địa phương, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
b) Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 01 năm 2013 về việc sử dụng nguồn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp để cấp bổ sung Quỹ dự phòng bảo lãnh tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá lại khả năng, quy mô bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để xác định nhu cầu vốn cho phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28 tháng 02 năm 2013. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối từ nguồn chi đầu tư phát triển trong một số năm tiếp theo để cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trường hợp còn thiếu vốn).
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương theo chế độ quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm 2013.
4. Về tăng cường năng lực quản trị điều hành của các tổ chức bảo lãnh:
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương đánh giá lại tình hình, kết quả thực hiện cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; những mặt được, chưa được; nguyên nhân, hạn chế tồn tại và giải pháp để thúc đẩy hoạt động bảo lãnh tín dụng. Rà soát lại quy trình nghiệp vụ, quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, trong quá trình bảo lãnh. Phối hợp với các ngân hàng thương mại đôn đốc thu hồi nợ, xử lý các tranh chấp phát sinh đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tích cực triển khai các hợp đồng bảo lãnh mới.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng (đối với địa phương chưa thành lập Quỹ) và xem xét, quyết định đối với việc thành lập Quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành; thực hiện các biện pháp tăng cường năng lực tài chính đối với các Quỹ đã thành lập theo đúng quy định điểm 3 nói trên; thực hiện rà soát lại tổ chức bộ máy, quản trị quỹ và cơ chế ủy thác cho các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương hoặc ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh thực hiện nhiệm vụ này.
5. Về tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng:
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, trong đó có hoạt động bảo lãnh tín dụng cần có các hướng dẫn về cơ chế, chính sách, tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức bảo lãnh cũng như các ngân hàng thương mại về hoạt động nghiệp vụ này.
b) Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, hướng dẫn cơ chế chính sách tài chính và xử lý các vấn đề tài chính đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương;
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường nắm bắt hoạt động bảo lãnh tín dụng trên địa bàn và có những giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời để các cơ quan thực hiện đúng quy định của pháp luật.
6. Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, qua đó nâng cao nhận thức và quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |