Báo cáo 82/BC-CP của Chính phủ về việc quyết toán ngân sách nhà nước năm 2007

thuộc tính Báo cáo 82/BC-CP

Báo cáo 82/BC-CP của Chính phủ về việc quyết toán ngân sách nhà nước năm 2007
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:82/BC-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáo
Người ký:Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành:16/05/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

-----------

Số: 82/BC-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2009

 

 

BÁO CÁO TÓM TẮT

QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2007

(Báo cáo trình Quốc hội Khoá XII, kỳ họp thứ năm)

 

Kính thưa Đoàn Chủ tịch!

Kính thưa các vị Đại biểu Quốc hội!

 

Chính phủ có Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2007 (Số 81/BC-CP ngày 16/5/2009) gửi các vị đại biểu gồm 18 trang, 6 biểu phụ lục số liệu theo đúng quy định của Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và 1 phụ lục số liệu về kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán NSNN năm 2006. Trong đó đã báo cáo quyết toán nhiệm vụ thu, chi của từng lĩnh vực quan trọng; phân tích, đánh giá những nhân tố tăng, giảm, những kết quả đạt được và tồn tại cần khắc phục; báo cáo kết quả xử lý những kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

Được sự uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi xin trình Quốc hội báo cáo tóm tắt một số nội dung chính như sau:

Tại kỳ họp thứ mười, Quốc hội khoá XI đã quyết định nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2007:

A. THU, CHI TRONG CÂN ĐỐI NSNN:

- Tổng số thu: 281.900 tỷ đồng; bằng 24,9% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

- Tổng số chi: 357.400 tỷ đồng (bao gồm cả chi từ nguồn 19.000 tỷ đồng kết chuyển từ năm 2006 sang năm 2007).

- Bội chi: (-) 56.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP, được bù đắp bằng các nguồn: Vay trong nước 43.000  tỷ đồng, vay ngoài nước 13.500  tỷ đồng.

B. CÁC KHOẢN THU, CHI QUẢN LÝ QUA NSNN: 32.616 tỷ đồng.

C. VAY NGOÀI NƯỚC VỀ CHO VAY LẠI: 11.650 tỷ đồng.

*

*           *

Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2007; trên cơ sở thẩm định, tổng hợp quyết toán ngân sách 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn và quyết toán ngân sách các Bộ, cơ quan Trung ương đã được các Bộ, cơ quan Trung ương duyệt; căn cứ báo cáo kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2007 của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán của 20 Bộ, cơ quan Trung ương; 19 dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia; 23 doanh nghiệp nhà nước; 29 đơn vị thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kết quả xử lý những vấn đề về tài chính ngân sách theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra tài chính; tiếp thu ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2007 như sau:

A. QUYẾT TOÁN THU, CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

I. THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

Dự toán thu ngân sách nhà nước 281.900 tỷ đồng, quyết toán 327.911 tỷ đồng, vượt 16,3% (46.011 tỷ đồng) so với dự toán, đạt 27,5% GDP ([1]) , trong đó thu thuế và phí đạt 23,8% GDP. Trong Bản báo cáo đã trình bày cụ thể kết quả thu và phân tích nguyên nhân tăng, giảm của từng lĩnh vực; xin báo cáo một số lĩnh vực chủ yếu sau:

1. Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô): Dự toán 151.800 tỷ đồng, quyết toán 182.994 tỷ đồng, vượt 20,5% (31.194 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 25,8% (37.590 tỷ đồng) so với quyết toán năm trước. Trong đó: thu từ sản xuất kinh doanh vượt 5,6% (15.730 tỷ đồng) so với dự toán; thu từ nhà và đất vượt 100,5% (18.241 tỷ đồng). Đạt được kết quả trên là nhờ nền kinh tế tiếp tục có mức tăng trưởng khá cao (8,48%), bên cạnh đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo có hiệu quả công tác quản lý thu thuế và khai thác từ nguồn đất thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, điều chỉnh giá đất theo quy định của pháp luật.

2. Thu từ dầu thô: Dự toán 71.700 tỷ đồng, quyết toán 78.634 tỷ đồng, vượt 9,7% (6.934 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu do giá dầu bình quân thực hiện đạt 70,3 USD/thùng, tăng 8,3 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán.

3. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: Dự toán 55.400 tỷ đồng, quyết toán 60.272 tỷ đồng; vượt 8,8% (4.872 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 40,7% (17.447 tỷ đồng) so với quyết toán năm trước.

Năm 2007, kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 12,3% so với mức xây dựng dự toán. Trong đó, một số mặt hàng tăng khá cao so với dự kiến khi xây dựng dự toán, như máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 32,9%, linh kiện điện tử tăng 28%, linh kiện và ô tô tăng 15,2%, kim ngạch xăng dầu nhập khẩu tăng 13,2% (do giá thị trường thế giới tăng)... Đồng thời Chính phủ, chính quyền các địa phương tăng cường chỉ đạo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, nợ đọng thuế. Nhờ vậy, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng khá so với dự toán.

4. Thu viện trợ không hoàn lại: Dự toán 3.000 tỷ đồng, quyết toán 6.012 tỷ đồng, vượt 3.012 tỷ đồng so với dự toán, chủ yếu tăng các khoản viện trợ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và nhân dân các nước hỗ trợ thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chương trình xoá đói giảm nghèo và một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

Tóm lại, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2007 đã thực hiện vượt 16,3% so với dự toán và tăng 17,3% so với quyết toán năm trước; kết quả thu của hầu hết các lĩnh vực và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đạt và vượt dự toán; tỷ trọng thu nội địa tăng so với năm 2006 (năm 2007 là 55,8%; năm 2006 là 52%). Đây chính là kết quả phát triển của nền kinh tế, nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân; kết quả giám sát chặt chẽ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, công tác chỉ đạo, quản lý thu của cấp uỷ và chính quyền các địa phương.

Tổng thu ngân sách nhà nước (không kể yếu tố tăng thu từ nhà và đất, tăng thu dầu thô do giá tăng, tăng thu viện trợ không hoàn lại, thu hồi khoản chi năm trước) quyết toán năm 2007 tăng 5,6% so với dự toán, cho thấy công tác xây dựng dự toán và quản lý thu ngân sách năm 2007 nhìn chung là sát với tình hình thực tế, có nhiều tiến bộ so với năm 2006.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tồn tại chủ yếu của thu ngân sách nhà nước năm 2007 là: Một số lĩnh vực còn thất thu, nhất là hoạt động kinh doanh bất động sản, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; tình trạng buôn lậu, kê khai doanh thu, chi phí thấp hơn thực tế để trốn thuế còn xảy ra ở một số địa bàn; công tác kiểm tra, chống thất thu tuy đã được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến nhưng nợ đọng về thuế xử lý chưa được triệt để, sự phối hợp của các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở một số địa bàn chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả. Chính phủ đã và đang chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục những tồn tại nêu trên, tạo môi trường bình đẳng khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển.

II. CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

Dự toán chi ngân sách nhà nước 357.400 tỷ đồng, quyết toán 380.785 tỷ đồng, vượt 6,5% (23.385 tỷ đồng) so với dự toán:

- Quyết toán chi ngân sách trung ương là 203.344 tỷ đồng, vượt 3,2% (6.250 tỷ đồng), chủ yếu do một số nhiệm vụ phát sinh trong năm như bù lỗ kinh doanh dầu cho doanh nghiệp do thực hiện bán theo giá qui định của Nhà nước để góp phần bình ổn giá, chống lạm phát.

- Quyết toán chi ngân sách địa phương là 177.441 tỷ đồng, vượt 10,7% (17.135 tỷ đồng) so với dự toán. Chi ngân sách địa phương tăng khá nhờ nguồn tăng thu của ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp và nguồn tăng bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.

Xin báo cáo một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:

1. Chi đầu tư phát triển: Dự toán 99.450 tỷ đồng, quyết toán 104.302 tỷ đồng, vượt 4,9% (4.852 tỷ đồng) so với dự toán, bằng 27,4% tổng chi ngân sách nhà nước và bằng 9,1% GDP (tính cả đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết, thì chi đầu tư phát triển đạt 127.733 tỷ đồng, bằng 31,6% tổng chi ngân sách nhà nước và bằng 11,2% GDP). Vốn đầu tư phát triển được ưu tiên tập trung cho các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết, cấp bách ở miền núi, Tây Nguyên; các chương trình xoá đói, giảm nghèo; các công trình giao thông thuỷ lợi; tăng cường cơ sở vật chất phát triển các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế…

2. Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán 49.160 tỷ đồng, quyết toán 57.711 tỷ đồng, tăng 17,4% so với dự toán. Ngân sách trung ương trả nợ 48.390 tỷ đồng theo đúng dự toán Quốc hội quyết định. Ngân sách địa phương trả nợ khoản huy động vốn trong nước để bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước là 8.743 tỷ đồng.

3. Chi phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý hành chính nhà nước:

Dự toán 199.150 tỷ đồng, quyết toán 204.746 tỷ đồng, vượt 2,8% (5.596 tỷ đồng) so với dự toán, bằng 53,7% tổng chi ngân sách nhà nước. Các nhiệm vụ chi chủ yếu đều đạt hoặc vượt dự toán được giao, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất. Trong Báo cáo quyết toán đã trình bày một số kết quả cụ thể đạt được trong từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước. Sau đây xin báo cáo quyết toán chi một số lĩnh vực chủ yếu như sau:

Chi quốc phòng, an ninh: vượt 9,4% (3.300 tỷ đồng) so với dự toán, do được bổ sung chi từ nguồn tăng thu và từ nguồn dự phòng ngân sách để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: đạt trên 93% so với dự toán, chuyển 3.283 tỷ đồng sang năm sau để thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, học sinh vùng khó khăn; Chi sự nghiệp y tế: vượt 2,3% (281 tỷ đồng) so với dự toán, để đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống và kiểm soát dịch cúm ở người; Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: bằng 81,9% (giảm 647 tỷ đồng) so với dự toán do một số chương trình, dự án triển khai chậm, phải chuyển nguồn sang năm sau thực hiện; Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, phát thanh và truyền hình: vượt 0,5% (17 tỷ đồng) so với dự toán; Chi sự nghiệp thể dục, thể thao: vượt 27,8% (228 tỷ đồng) so với dự toán do tăng kinh phí hoạt động phong trào và góp phần xây dựng lực lượng vận động viên thành tích cao của quốc gia; Chi lương hưu và bảo đảm xã hội: vượt 1,6% (426 tỷ đồng) so với dự toán; Chi sự nghiệp kinh tế (bao gồm cả sự nghiệp môi trường): bằng 97,6% (giảm 394 tỷ đồng) so với dự toán; Chi trợ giá mặt hàng chính sách: vượt 131,7% (909 tỷ đồng) so với dự toán để thực hiện trợ giá một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu (vận chuyển hành khách công cộng, vệ sinh môi trường...); Chi quản lý hành chính nhà nước: tăng 14,8% (4.141 tỷ đồng) so với dự toán, để thực hiện một số nhiệm vụ như: thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường và chế độ thu hút cán bộ về cơ sở (600 tỷ đồng); kinh phí phục vụ nhiệm vụ chia tách, thành lập mới một số huyện, xã, phường, thị trấn theo chế độ (134 tỷ đồng)...

Nhìn chung, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2007 đã được thực hiện theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định. Chính phủ, chính quyền các cấp ở địa phương đã quản lý, sử dụng nguồn thu ngân sách theo đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục, tập trung thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, tăng chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tăng thêm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, thực hiện cơ chế khuyến khích vùng trọng điểm kinh tế, ưu tiên đối với các địa phương miền núi, Tây Nguyên, thực hiện xoá đói giảm nghèo; tăng chi đảm bảo quốc phòng, an ninh, dành nguồn gối đầu cho năm 2008 để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương. Từ đó, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra cho năm 2007; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong các năm tiếp theo.

Công tác cải cách hành chính trong quản lý sử dụng ngân sách được chú trọng thực hiện. Việc quản lý chi tiêu ở nhiều Bộ, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách có bước tiến bộ, đã tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm tăng quyền chủ động tài chính cho các địa phương, các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở... Qua đó, tạo ra chuyển biến tích cực trong việc quản lý chi tiêu ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.

Bên cạnh đó, qua công tác quyết toán, kiểm toán, thanh tra cũng cho thấy: Tình trạng chi tiêu lãng phí, sai chế độ còn xảy ra ở một số đơn vị, địa phương; việc bố trí vốn đầu tư còn phân tán, tổ chức thực hiện một số khoản kinh phí đã bố trí trong dự toán còn chậm; nếu không kể số chi chuyển nguồn thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, tăng thu ngân sách năm 2007 và kinh phí thực hiện cơ chế tự chủ tài chính được chuyển nguồn sang năm sau theo chế độ, thì số chi chuyển nguồn do thực hiện nhiệm vụ chậm chiếm 6,1% tổng chi ngân sách nhà nước ([2]), tuy đã có tiến bộ, thấp hơn so với năm 2006 (7,1%), nhưng cũng cần tiếp tục có giải pháp thích hợp để khắc phục.

III. BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KHOẢN VAY BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

Dự toán 56.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP; quyết toán 64.567 tỷ đồng, bằng 5,64% so với GDP để có nguồn giải quyết một số nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm, chủ yếu để bù lỗ dầu, góp phần bình ổn giá bán trong nước, tránh gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Với kết quả thực hiện dự toán thu, chi, bội chi như trên, tính đến 31/12/2007, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ công trái giáo dục và trái phiếu Chính phủ) bằng 37,6% GDP, dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 32,6% GDP; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, không gây tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.

B. CÁC KHOẢN THU, CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

Đạt 41.001 tỷ đồng, vượt 25,7% (8.385 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó thu viện phí 9.653 tỷ đồng; học phí 3.961 tỷ đồng. Đối với nguồn huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng và trường học, dự toán 22.000 tỷ đồng, giải ngân 16.655 tỷ đồng, với nguyên tắc huy động theo tiến độ giải ngân, sử dụng linh hoạt nguồn vốn huy động để tránh đọng vốn và giảm chi ngân sách trả lãi vay, nhằm đạt lợi ích tối đa cho quốc gia.

C. VAY NGOÀI NƯỚC VỀ CHO VAY LẠI THEO CÁC HIỆP ĐỊNH CAM KẾT VÀ CHẾ ĐỘ QUY ĐỊNH:

Đạt 11.156 tỷ đồng, bằng 95,8% (giảm 494 tỷ đồng) so với dự toán do một số dự án thực hiện giải ngân chậm ([3]).

Công tác vay về cho vay lại đảm bảo đúng nguyên tắc. Số Nhà nước thu hồi nợ từ các dự án vay lại trong năm là 5.300 tỷ đồng theo đúng các hợp đồng cam kết.

D. KẾT QUẢ XỬ LÝ CÁC KIẾN NGHỊ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC; TÌNH HÌNH NỢ ĐỌNG THUẾ:

Tại Nghị quyết số 13/2008/QH12 ngày 20/5/2008 của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ ba phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006, Quốc hội đã giao Chính phủ:

“Tiếp tục thực hiện kiểm tra, thanh tra, hoặc yêu cầu kiểm toán đối với hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước của một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị xét thấy cần thiết và báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán với Uỷ ban thường vụ Quốc hội...

... Xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực tài chính – ngân sách đã được các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả xử lý với Quốc hội khi trình báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2007”.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương xử lý các vi phạm, thu hồi các khoản trốn, lậu thuế, các khoản chi sai chế độ. Nhờ đó, việc xử lý kết luận, kiến nghị của kiểm toán có tiến bộ; đến ngày 16/5/2009, tổng hợp kết quả thực hiện như sau:

1. Về kết quả xử lý các kiến nghị liên quan thu, chi NSNN đối với quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006:

 

Đơn vị: tỷ đồng

Nội dung

Số kiến nghị

Số thực hiện

Tỷ lệ (%)

1/ Các khoản phát hiện, kiến nghị tăng thu

1.330,5

1.124,3

84,5

2/ Các khoản xuất toán thu hồi nộp ngân sách

129,7

63,5

49,0

3/ Các khoản chuyển quyết toán năm sau

515,7

458,1

88,8

4/ Các khoản kiến nghị ghi thu ghi chi NSNN

977,9

594,9

60,8

5/ Các kiến nghị khác

688,6

555,7

80,7

 

Bao gồm:

a) Đối với các địa phương: Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 1.585,6 tỷ đồng, đã thực hiện được 1.476,3 tỷ đồng, đạt 93,1%.

b) Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 1.116,8 tỷ đồng, đã thực hiện được 609,1 tỷ đồng, đạt 54,5%.  Trong đó, có 406,7 tỷ đồng các Ngân hàng thương mại nhà nước đã thu hồi được từ các khoản nợ tồn đọng của các đối tượng vay mà trước đó Nhà nước đã cấp bù cho Ngân hàng nhưng chưa nộp ngân sách; hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang báo cáo xin ý kiến xử lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; không kể khoản này, thì đã thực hiện được 85,8%.

c) Đối với các dự án đầu tư XDCB: Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 467,8 tỷ đồng, đã thực hiện được 245,1 tỷ đồng, đạt 52,4%. Trong đó, có 153 tỷ đồng của một số dự án Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi, nhưng các chủ đầu tư đang có ý kiến giải trình chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền như dự án phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì 59,8 tỷ đồng…; không kể khoản này, thì đã thực hiện được 77%.

d) Đối với các doanh nghiệp: Kiểm toán Nhà nước kiến nghị nộp 472,1 tỷ đồng, đã thực hiện được 465,9 tỷ đồng, đạt 98,7%.

Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị có liên quan thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

2. Về kết quả tiếp thu kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách:

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị sửa đổi, bổ sung 10 văn bản. Đến nay các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp thu, sửa đổi bổ sung 05 văn bản; còn 05 văn bản các cơ quan đang nghiên cứu, lấy ý kiến để sửa đổi theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật ([4]). Các cơ quan chủ trì đang khẩn trương hoàn chỉnh để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định.

3. Tình hình nợ đọng thuế:

a) Đối với số nợ thuế nội địa: Tính đến ngày 31/12/2007 số nợ đọng thuế (không kể nợ luân chuyển) là 3.911 tỷ đồng (bao gồm nợ khó đòi 1.702 tỷ đồng, nợ chờ xử lý 2.209 tỷ đồng). Tình hình quản lý nợ thuế đã chặt chẽ hơn, nhờ cải cách công tác quản lý thuế như: Thành lập hệ thống quản lý nợ thuế chuyên trách, gắn trách nhiệm thủ trưởng cơ quan thuế, bộ phận quản lý nợ, cán bộ quản lý với các khoản nợ đọng thuế,... nên nợ đọng thuế đã giảm dần, chỉ còn chiếm 2,1% tổng thu nội địa (năm 2006 là 2,8%, năm 2005 là 3,2%, năm 2004 là 5,9%).

b) Đối với số nợ thuế nhập khẩu: Tính đến ngày 31/12/2007, số nợ đọng thuế (không kể nợ luân chuyển) là 3.166 tỷ đồng, giảm 610 tỷ đồng so với năm ngân sách 2006, nhờ cải cách thủ tục quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu và ngành Hải quan đã chủ động tích cực phối hợp với các ngành liên quan trong công tác thu hồi nợ.

Trong năm 2007, công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về thuế có bước tiến bộ, nợ đọng thuế giảm so với năm trước. Ngành tài chính đã phối hợp với các ngành, địa phương tích cực triển khai nhiều giải pháp thu nợ thuế, đã công bố công khai các doanh nghiệp còn nợ thuế, xử phạt theo quy định pháp luật đối với các đơn vị vi phạm chế độ tài chính, thuế (350 tỷ đồng), truy thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1.100 tỷ đồng và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc vi phạm lớn.

*

*           *

Tóm lại, năm 2007 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước cơ bản đạt và vượt mức dự toán được giao. Thu ngân sách vượt dự toán và tăng khá so với năm trước. Trong điều kiện tiếp tục phải điều chỉnh giảm thuế theo các cam kết hội nhập, giảm thuế nhập khẩu xăng dầu nhằm góp phần ổn định giá trong nước, chống lạm phát... thì kết quả đạt được là tích cực, thể hiện rõ sự nỗ lực của các ngành, các cấp. Cơ cấu ngân sách nhà nước tiếp tục có chuyển biến. Nhờ tăng thu, đã tăng chi đầu tư phát triển, tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích đối với các vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên đối với các địa phương miền núi, Tây Nguyên, thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bổ sung kinh phí quốc phòng, an ninh; bội chi ngân sách ở mức đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Mức tăng trưởng thu, chi ngân sách nhà nước trong năm 2007 và các năm trước đã góp phần tích cực để thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2010.

Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất - kinh doanh chưa cao, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế chưa bền vững... cùng với những tồn tại trong quản lý thực hiện ngân sách nhà nước chưa khắc phục được triệt để là những thách thức đối với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm tới, nhất là trong điều kiện hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả, sự nỗ lực của các ngành, các cấp và toàn dân để tạo chuyển biến quan trọng thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2006 - 2010.

Về kết quả kiểm toán đối với báo cáo quyết toán NSNN 2007, Kiểm toán Nhà nước cơ bản nhất trí với Báo cáo quyết toán của Chính phủ. Đối với những khoản chi sai chế độ, những khoản Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xuất toán, đã được các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và Bộ Tài chính xem xét, tiếp thu, loại trừ khỏi Báo cáo quyết toán, đồng thời yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục chỉ đạo xử lý các kiến nghị của cơ quan thanh tra, Kiểm toán; xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có sai phạm theo Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2007 với:

- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 431.057 tỷ đồng (bao gồm cả thu kết chuyển nguồn từ năm 2006 sang năm 2007, thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước);

- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 469.606 tỷ đồng (bao gồm cả chi chuyển nguồn từ năm 2007 sang năm 2008);

- Bội chi ngân sách nhà nước 64.567 tỷ đồng, bằng 5,64% GDP.

Các chỉ tiêu quyết toán NSNN gồm 6 Phụ lục theo quy định của Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban hành theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Luật NSNN.

Kính trình Quốc hội xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:

- Đại biểu Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, KTTH.

TM. CHÍNH PHỦ

TUQ.THỦ TƯỚNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

(Đã ký)

 

 

 

Vũ Văn Ninh

 



([1])Không kể thu viện trợ và tăng thu dầu thô.

([2])Schi chuyn ngun tnăm 2007 sang năm 2008 là 88.821 tỷ đồng, không kể số chi chuyển nguồn thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, từ nguồn tăng thu ngân sách năm 2007 (số chuyển nguồn từ tăng thu NSNN năm 2007, đầu năm 2008 mới xác định và được UBTVQH (đối với NSTW), thường trực HĐND (đối với NSĐP) phê duyệt không thể chi trong năm 2007, nên được chuyển sang năm 2008); kinh phí thực hiện cơ chế tự chủ tài chính được chuyển nguồn sang năm sau theo chế độ nhằm khuyến khích các cơ quan, đơn vị chủ động và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí nguồn lực được giao; số chi chuyển nguồn do triển khai chậm là 23.078 tỷ đồng, bằng 6,1% tổng chi NSNN, thấp hơn 9.174 tỷ đồng so với năm 2006 (năm 2006 bằng 7,1% tổng chi NSNN).

([3])Các dự án vay của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (kế hoạch vay 27,8 triệu USD, thực hiện 16,46 triệu USD); vay của Chính phủ Nhật Bản (kế hoạch vay 370,48 triệu USD; thực hiện 256,79 triệu USD); vay của Chính phủ Pháp (kế hoạch vay 45,5 triệu USD; thực hiện 28,4 triệu USD).

([4])Bao gồm: (1) Sửa đổi Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia; (2) Sửa đổi Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 06/1/2003 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia (sửa Thông tư liên tịch số 01 cùng với sửa Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002; khi Quyết định mới được ban hành, thì Thông tư liên tịch số 01 được sửa đổi); (3) Sửa đổi Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút; (4) Sửa đổi Thông tư liên tịch số 78/2003/TTLT-BTC-BGTVT ngày 12/8/2003 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện khoán chi hoạt động thu phí đối với các trạm thu phí đường bộ; (5) Sửa đổi Quyết định số 1712/QĐ-BĐH ngày 18/12/1997 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về việc quy định chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất