Quy định về nghiệp vụ thư tín điện tử theo Thông tư 21/2024/TT-NHNN

Từ ngày 01/7/2024, Thông tư 21/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ thư tín dụng điện tử chính thức ban hành. Cùng theo dõi quy định về nghiệp vụ thư tín điện tử theo Thông tư 21/2024/TT-NHNN.


 

1. Nghiệp vụ thư tín dụng là gì?

Nghiệp vụ thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.

Ngân hàng và khách hàng được phép lựa chọn thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng qua việc sử dụng các phương tiện điện tử.

Quy định về nghiệp vụ thư tín điện tử theo Thông tư 21/2024/TT-NHNN (ảnh minh họa)

2. Xác minh thông tin khách hàng đối với 02 đối tượng

Ngân hàng thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua phương tiện điện tử đối với các khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với ngân hàng.

Tuy nhiên phương thức này sẽ loại trừ trường hợp khách hàng gửi đề nghị bằng điện xác thực thông qua hệ thống SWIFT hoặc khách hàng sử dụng chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Thông tư 21/2024/TT-NHNN ngân hàng sẽ thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua phương tiện điện tử đối với khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với ngân hàng như sau:

- Khách hàng cư trú (người Việt Nam hoặc đang sinh sống tại Việt Nam): Khi sử dụng dịch vụ thư tín dụng điện tử, ngân hàng sẽ thực hiện việc nhận biết và xác minh thông tin của khách hàng giống như khi khách hàng mở tài khoản thanh toán thông thường. Điều này giúp đảm bảo rằng giao dịch của khách hàng là hợp pháp và an toàn.

- Khách hàng không cư trú (người nước ngoài hoặc không sống tại Việt Nam): Nếu khách hàng là người không cư trú, ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp xác minh riêng dựa trên mức độ rủi ro. Ngân hàng sẽ lựa chọn công nghệ xác thực phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi và thông tin của khách hàng trong suốt quá trình giao dịch.

Mỗi ngân hàng sẽ có một cách thức xác minh thông tin khác nhau và sẽ do ngân hàng tự quy định thực hiện yêu cầu đảm bảo phù hợp và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

3. Mức độ an toàn trong giao dịch thư tín dụng điện tử

Quy định về mức độ an toàn trong giao dịch thư tín dụng điện tử theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, có những nội dung sau:

- Bảo mật thông tin: Ngân hàng tự quyết định các biện pháp, hình thức, công nghệ thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử đối với từng khâu trong quy trình nghiệp vụ. Đảm bảo tiêu chuẩn về an ninh, an toàn, bảo mật thông tin.

- Xác thực giao dịch điện tử: Khi khách hàng thực hiện các giao dịch qua hệ thống điện tử, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng xác nhận giao dịch thông qua các phương thức xác thực an toàn, giúp bảo vệ khách hàng khỏi các giao dịch trái phép.

- Lưu trữ thông tin: Mọi tài liệu và thông tin liên quan đến khách hàng trong quá trình thực hiện thư tín dụng điện tử sẽ được ngân hàng lưu trữ một cách an toàn, đầy đủ và bảo mật. Điều này rất quan trọng để giải quyết các tranh chấp hoặc khiếu nại nếu phát sinh sau này. Dữ liệu của khách hàng cũng sẽ được sao lưu để đảm bảo không mất mát.

Thời gian ngân hàng lưu trữ và bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền và Luật giao dịch điện tử.

- An toàn hệ thống thông tin: Hệ thống mà ngân hàng sử dụng để thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử phải đạt tiêu chuẩn an toàn ở cấp độ cao, đảm bảo rằng mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện trong một môi trường bảo mật chặt chẽ. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi xâm nhập hay gian lận điện tử.

- Hệ thống thông tin thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử của ngân hàng đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Bài viết trên đây cung cấp thông tin về “nghiệp vụ thư tín dụng điện tử” của ngân hàng.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ủy nhiệm chi là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN

Trong các giao dịch tài chính, việc chuyển tiền đảm bảo an toàn và nhanh chóng luôn là ưu tiên hàng đầu, trong đó, Ủy nhiệm chi là một trong những phương thức thanh toán khá phổ biến ở Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung Ủy nhiệm chi là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN