Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền không?

Gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là hình thức đầu tư an toàn, tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng. Vậy gửi tiền vào ngân hàng có thực sự an toàn tuyệt đối? Nếu ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền?

Ngân hàng có phá sản được không?

Phá sản là việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tuyên bố phá sản bởi Toà án.

Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010, nước ta cho phép ngân hàng, các tổ chức tín dụng được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

Trên thực tế, ở Việt Nam vẫn chưa có ngân hàng nào phá sản. Bởi để một ngân hàng phá sản là điều khá khó khăn. Ngay khi phía ngân hàng thương mại hoạt động không tốt thì phía ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo nhiều biện pháp để cứu vãn. Đồng thời, thủ tục phá sản cũng tương đối phức tạp với nhiều biện pháp phục hồi.

Theo Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.


Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền?

Nếu ngân hàng phá sản, người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù.

Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, các ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.

Trong đó, Điều 4 Luật này giải thích:

1. Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

2. Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

3. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.

4. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

5. Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Theo đó, nếu ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.

Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật phá sản, các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng lần lượt như sau: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi của người lao động. Sau đó mới đến các khoản tiền gửi.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2024, trường hợp nào bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng?

Ngày 01/7/2024, sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học, người dân hoàn toàn có thể thực hiện chuyển các giao dịch trên 10 triệu đồng qua tài khoản ngân hàng như bình thường. Tuy nhiên, vẫn có 04 trường hợp bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng mà người dân cần lưu ý.

Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2024 thế nào?

Cùng với sự phát triển công nghệ hiện nay ngày nay, hầu như mọi người đều ở hữu cho mình ít nhất 01 tài khoản ngân hàng để thanh toán và giao dịch. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu xảy ra một số trường hợp nhất định, ngân hàng sẽ đóng tài khoản của bạn. Vậy trường hợp nào tài khoản ngân hàng sẽ bị đóng? Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng hiện nay thế nào?

CIC là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra CIC online

Bạn là khách hàng của các ngân hàng tín dụng đang muốn tìm hiểu về các khái niệm CIC là gì? Cách kiểm tra CIC online như thế nào? Vậy hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết các định nghĩa, cách kiểm tra CIC online miễn phí.

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS

Trong chứng khoán có rất nhiều chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư, giúp họ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số EPS là một trong số đó, có vai trò quan trọng để tính toán lợi nhuận và từ đó đánh giá các thông số khác. Vậy chỉ số EPS là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Mời bạn tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết dưới đây.