Công văn 71/BKHCN-SHTT 2024 báo cáo thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 71/BKHCN-SHTT

Công văn 71/BKHCN-SHTT của Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo tình hình thực hiện năm 2023 Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:71/BKHCN-SHTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Bùi Thế Duy
Ngày ban hành:10/01/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Sở hữu trí tuệ

tải Công văn 71/BKHCN-SHTT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 71/BKHCN-SHTT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) 71/BKHCN-SHTT PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

Số: 71/BKHCN-SHTT
V/v báo cáo tình hình thực hiện năm 2023 Chiến lược SHTT đến năm 2030

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2024

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 (sau đây gọi là “Chiến lược”), Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hằng năm.

Bộ Khoa học và Công nghệ trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình và kết quả triển khai Chiến lược năm 2023 trong phạm vi quản lý của mình. Bộ Khoa học và Công nghệ gửi kèm theo công văn này mẫu đề cương báo cáo và các bảng thống kê số liệu liên quan, trong đó:

- Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 1 Phụ lục 3;

- Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 2, Phụ lục 3 Phụ lục 4 (báo cáo triển khai Chiến lược và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030);

Văn bản báo cáo xin gửi về Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ - 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội trước ngày 02/02/2024 (bản mềm gửi về hộp thư điện tử [email protected]) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thông tin chi tiết xin liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ (chị Nguyễn Thanh Hằng - Điện thoại: 0936065898).

Trân trọng./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Sở KH&CN (để phối hợp);
- Lưu: VT, SHTT (03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Thế Duy

 

PHỤ LỤC 1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO NĂM 2023 VỀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030

Dành cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(kèm theo công văn số 71/BKHCN-SHTT ngày 10/01/2024 của Bộ KH&CN)

I. Tình hình và kết quả thực hiện Chiến lược năm 2023

1. Các nhiệm vụ, giải pháp đã triển khai thực hiện

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo các nội dung liên quan dưới đây theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

(i) Hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ (bao gồm cả việc lồng ghép nội dung sở hữu trí tuệ trong các chiến lược, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực)

(ii) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

(iii) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ

(iv) Thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ

(v) Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ

(vi) Phát triển các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ

(vii) Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động sở hữu trí tuệ

(viii) Hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội

(ix) Hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ

* Đối với các nội dung nêu trên, đề nghị nêu rõ các văn bản đã được ban hành, tình hình và kết quả thực hiện, số liệu thống kê cụ thể (nếu có).

2. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án cụ thể theo Phụ lục Danh mục nhiệm vụ, đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 giai đoạn đến năm 2025

Các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án được giao tại Phụ lục Danh mục nhiệm vụ, đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược giai đoạn đến năm 2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg). Trường hợp cần hoặc đã điều chỉnh việc thực hiện các nhiệm vụ, đề án được phân công trong Chiến lược, đề nghị các Bộ cung cấp thông tin cụ thể sau khi đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để Bộ KH&CN tổng hợp. Các nhiệm vụ, đề án cần báo cáo cụ thể như sau:

(i) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Gia nhập các điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan;

- Đề án xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan và hệ thống phần mềm quản lý, phát hiện vi phạm trên môi trường số, mạng internet.

(ii) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đề án nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ, quản lý và khai thác quyền đối với giống cây trồng và tài sản trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp.

(iii) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đề án tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ và liên kết với doanh nghiệp của cơ sở giáo dục đại học và xây dựng, triển khai giảng dạy môn học sở hữu trí tuệ tại các cơ sở đào tạo.

(iv) Bộ Công Thương

- Đề án phát triển một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao;

- Đề án nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính.

II. Đánh giá chung; thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện Chiến lược

(Đánh giá về việc tổ chức triển khai Chiến lược nói chung và về việc thực hiện từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan)

1. Đánh giá chung về kết quả thực hiện năm 2023; so sánh với năm 2022

2. Thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện Chiến lược

III. Định hướng hoạt động và đề xuất, kiến nghị

1. Định hướng các hoạt động liên quan để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược trong năm 2023 và các năm tiếp theo

2. Đề xuất, kiến nghị các biện pháp để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả triển khai Chiến lược trong các năm tiếp theo

 

PHỤ LỤC 2

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO NĂM 2023 VỀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030

Dành cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(kèm theo công văn số 71/BKHCN-SHTT ngày 10/01/2024 của Bộ KH&CN)

I. Tình hình và kết quả chung thực hiện Chiến lược năm 2023

1. Các nhiệm vụ, giải pháp đã triển khai thực hiện

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo các nội dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao (báo cáo riêng các hoạt động thực hiện trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 theo mục 2 dưới đây):

(i) Hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ (bao gồm cả việc lồng ghép nội dung sở hữu trí tuệ trong chiến lược, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực)

(ii) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

(iii) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ

(iv) Thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ

(v) Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ

(vi) Phát triển các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ

(vii) Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động sở hữu trí tuệ

(viii) Hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội

(ix) Hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ

* Đối với các nội dung nêu trên, đề nghị nêu rõ các văn bản đã được ban hành, tình hình và kết quả thực hiện, số liệu thống kê cụ thể.

2. Tình hình, kết quả thực hiện Chiến lược năm 2023 thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là “Chương trình”)

(Đề nghị báo cáo cụ thể kèm theo nhận xét, đánh giá cho từng nội dung )

2.1 Công tác xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

2.2 Kết quả triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ năm 2023 và so sánh với năm 2022

a) Nâng cao nhận thức, đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ

- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ: Thống kê, đánh giá cụ thể (có định lượng) các hoạt động đã tổ chức, hình thức triển khai, các đơn vị phối hợp, đối tượng hưởng lợi, kết quả đạt được

- Đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ

b) Công tác hỗ trợ bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ (Viện, Trường, ...)

c) Hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm quốc gia, chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương

Ghi cụ thể tên sản phẩm, địa danh, hình thức bảo hộ (không bao gồm các sản phẩm được hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Chương trình)

d) Kinh phí của địa phương bố trí cho hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ, hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương ...)

Tổng kinh phí bố trí theo các năm tài chính: Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, nguồn ngân sách khác và kinh phí đối ứng thực hiện (không bao gồm kinh phí đối ứng để thực hiện các dự án liên quan đến sở hữu trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt)

II. Đánh giá chung; thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện Chiến lược

1. Đánh giá chung

1.1 Đánh giá về kết quả thực hiện Chiến lược năm 2023; so sánh với năm 2022.

Đánh giá về việc tổ chức triển khai Chiến lược nói chung và về việc thực hiện từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

1.2 Đánh giá về kết quả thực hiện Chiến lược thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2023

- Những kết quả chính đã đạt được

- Đánh giá đóng góp của hoạt động sở hữu trí tuệ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và cho công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nêu một số ví dụ cụ thể về hiệu quả bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm chủ lực của địa phương, doanh nghiệp do địa phương hỗ trợ

2. Thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện Chiến lược, Chương trình và nguyên nhân

III. Định hướng hoạt động và đề xuất, kiến nghị

1. Định hướng các hoạt động liên quan để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược và Chương trình năm 2024 và các năm tiếp theo

2. Đề xuất, kiến nghị các biện pháp để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả triển khai Chiến lược và Chương trình trong các năm tiếp theo

 

PHỤ LỤC 3

MẪU THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC NĂM 2023[1]
(kèm theo công văn số 71/BKHCN-SHTT ngày 10/01/2024 của Bộ KH&CN)

1. Các văn bản pháp luật được ban hành trong năm 2023 để thực hiện Chiến lược

TT

Tên văn bản

Cơ quan chủ trì xây dựng

Cơ quan ban hành

Số văn bản, ngày ban hành

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hoạt động đào tạo, tuyên truyền về SHTT

STT

Nội dung đào tạo, tuyên truyền

Hình thức đào tạo, tuyên truyền

Đối tượng chính

Cơ quan tổ chức

Số lượt người

Thời gian

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Số vụ xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính

Xâm phạm quyền SHTT

Thanh tra

Quản lý thị trường

Công an

Hải quan

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Quyền sở hữu công nghiệp

 

 

 

 

 

 

Đối tượng quyền SHCN
(cụ thể theo từng đối tượng: sáng chế, KDCN, nhãn hiệu..)[2]

Số vụ

 

 

 

 

 

 

Phạt cảnh cáo (vụ)

 

 

 

 

 

 

Phạt tiền (vụ)

 

 

 

 

 

 

Quyền tác giả, quyền liên quan

 

 

 

 

 

 

Đối tượng QTG, QLQ2

Số vụ

 

 

 

 

 

 

Phạt cảnh cáo (vụ)

 

 

 

 

 

 

Phạt tiền (vụ)

 

 

 

 

 

 

Quyền đối với giống cây trồng

 

 

 

 

 

 

Số vụ

 

 

 

 

 

 

Phạt cảnh cáo (vụ)

 

 

 

 

 

 

Phạt tiền (vụ)

 

 

 

 

 

 

4. Số vụ tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT

 

Số vụ tạm dừng

Số vụ xử phạt hành chính

Hàng giả mạo SHTT, trong đó:

 

 

Hàng giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

 

 

Hàng sao chép lậu

 

 

Hàng xâm phạm quyền SHTT, trong đó

 

 

Quyền sở hữu công nghiệp

 

 

Sáng chế/giải pháp hữu ích

 

 

Kiểu dáng công nghiệp

 

 

Nhãn hiệu

 

 

Chỉ dẫn địa lý

 

 

Quyền tác giả, quyền liên quan

 

 

Quyền tác giả

 

 

Quyền liên quan

 

 

Quyền đối với giống cây trồng

 

 

5. Công tác hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký, xác lập, bảo vệ quyền SHTT

Đối tượng quyền SHTT

Đăng ký, xác lập quyền SHTT

(Số lượt hướng dẫn)

Bảo vệ quyền SHTT

Số lượt hướng dẫn

Số vụ được hướng dẫn và đã nộp đơn

Số vụ được giải quyết

Quyền sở hữu công nghiệp

 

 

 

 

Sáng chế/giải pháp hữu ích

 

 

 

 

Kiểu dáng công nghiệp

 

 

 

 

Nhãn hiệu

 

 

 

 

Chỉ dẫn địa lý

 

 

 

 

Các đối tượng khác (thiết kế bố trí, tên thương mại…)

 

 

 

 

Quyền tác giả, quyền liên quan

 

 

 

 

Quyền tác giả

 

 

 

 

Quyền liên quan

 

 

 

 

Quyền đối với giống cây trồng

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

MẪU THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030[3]
(kèm theo công văn số 71/BKHCN-SHTT ngày 10/01/2024 của Bộ KH&CN)

1. Công tác xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

TT

Tên văn bản, cơ quan, ban hành/dự thảo

Các nội dung chính của văn bản

Kết quả

Đã ban hành
(số văn bản, thời gian ban hành)

Chưa ban hành
(dự kiến thời gian ban hành)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Công tác đào tạo, tập huấn về SHTT thông qua chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

Năm

Tổng số lớp/khóa đào tạo, tập huấn

Do Sở tổ chức

Do cơ quan khác trên địa bàn tổ chức (ghi rõ tên đơn vị)

Lượt người tham gia

Lượt tổ chức/đơn vị tham gia

Nội dung

2023

 

 

 

 

 

Kế hoạch 2024

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

3. Công tác hỗ trợ bảo hộ, khai thác quyền SHTT cho các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN (Viện, Trường...)

Đối tượng SHTT

Số lượng Đơn được nộp (ghi rõ số đơn, nếu có)

Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp (ghi rõ số Văn bằng, nếu có)

Số lượng đối tượng SHTT được sử dụng, khai thác[4]

Ghi chú

2023

Kế hoạch 2024

2023

Kế hoạch 2024

2023

Kế hoạch 2024

 

Sáng chế/Giải pháp hữu ích

 

 

 

 

 

 

 

Nhãn hiệu

 

 

 

 

 

 

 

Kiểu dáng công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Đối tượng khác

 

 

 

 

 

 

 

4. Công tác hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm quốc gia, chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương thông qua các nhiệm vụ KH&CN (không thống kê các nhiệm vụ do Bộ KH&CN hỗ trợ)

Đối tượng được hỗ trợ

Nhiêm vụ triển khai năm 2023

Dự kiến mở mới năm 2024

Số lượng chủ thể được hỗ trợ/tham gia

Tên sản phẩm được hỗ trợ

Số lượng nhiệm vụ được phê duyệt

Tổng kinh phí thực hiện

Số lượng nhiệm vụ được phê duyệt

Tổng kinh phí dự kiến

Doanh nghiệp

Tổ chức tập thể/số lượng thành viên

 

Chỉ dẫn địa lý

 

 

 

 

 

 

 

Nhãn hiệu chứng nhận

 

 

 

 

 

 

 

Nhãn hiệu tập thể

 

 

 

 

 

 

 

Đối tượng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_________________________________________

1 Số liệu tính từ ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023.

2 Ghi rõ từng đối tượng quyền SHTT cụ thể theo nhóm gồm: quyền SHCN (sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại…), quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng.

3 Số liệu tính từ ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023.

4 Mô tả cụ thể hình thức sử dụng, khai thác quyền (sản xuất sản phẩm, chuyển giao, thương mại hóa...).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông báo 48/2023/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về điều ước quốc tế có hiệu lực: Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Xinh-ga-po liên quan đến Điều 18.47 (Bảo hộ dữ liệu thí nghiệm hoặc dữ liệu bí mật khác đối với nông hóa phẩm) tại Chương 18 (Sở hữu trí tuệ) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Thông báo 48/2023/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về điều ước quốc tế có hiệu lực: "Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Xinh-ga-po liên quan đến Điều 18.47 (Bảo hộ dữ liệu thí nghiệm hoặc dữ liệu bí mật khác đối với nông hóa phẩm) tại Chương 18 (Sở hữu trí tuệ) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương".

Ngoại giao, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi