Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Hướng dẫn thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp tư nhân

Khi có tài sản cố định cần thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định để tiến hành các bước thanh lý tài sản theo quy định

 

I. Tài sản cố định là gì?

Theo quy định của pháp luật, những tư liệu lao động là những tài sản hữu hình thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định (TSCĐ):

1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

2. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

3. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập

 

II. Khi nào cần thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp?

 Doanh nghiệp thường có nhu cầu thanh lý TSCĐ khi:

- TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa;

- TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

-  Khi doanh nghiệp giải thể, sát nhập, nhượng bán.

 

III. Quy trình thành lý tài sản cố định

Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập biên bản thanh lý TSCĐ theo quy định, cụ thể như sau:

Bước 1: Lập đơn đề nghị thanh lý TSCĐ

Căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản, cũng như quá trình theo dõi, sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp, bộ phận (hoặc phòng ban) có TSCĐ cần thanh lý của doanh nghiệp phải lập đơn đề nghị để trình lãnh đạo công ty phê duyệt. Trong đơn đề nghị đó phải ghi rõ danh mục TSCĐ cần thanh lý.

 

Bước 2: Đại diện doanh nghiệp ra quyết định thanh lý TSCĐ.

 

Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ

Hội đồng thanh lý tài sản kiểm tra, đánh giá lại tài sản và có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài sản. Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản gồm:

+Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;

+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;

+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).

Xem thêm: Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ.

 

Bước 4: Tiến hành thanh lý TSCĐ

Tùy vào điều kiện và đặc điểm của TSCĐ mà Hội đồng thanh lý TSCĐ trình người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hình thức xử lý TSCĐ như bán tài sản, hủy tài sản.

 

Bước 5: Hội đồng thanh lý TSCĐ sẽ  lập biên bản thanh lý TSCĐ sau khi đã tiến hành thanh lý.

Đối với các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng khi thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật