Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Hướng dẫn khai thuế GTGT vãng lai trong doanh nghiệp tư nhân

Trường hợp nào doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT vãng lai? Cách xác định thuế suất GTGT vãng lai như thế nào? Thành phần hồ sơ khai thuế GTGT vãng lai bao gồm những gì?

 

I. Trường hợp nào phải nộp thuế GTGT vãng lai?

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương đó hoặc đã có đơn vị trực thuộc tại địa phương nhưng không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu, mà:

- Có giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên;

- Có hoạt động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh;

Thì phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh. 

Ví dụ

1. Công ty A có trụ sở tại Hà Nội ký hợp đồng với Công ty B để thực hiện công trình được xây dựng tại Bắc Ninh mà Công ty B là chủ đầu tư, giá trị công trình bao gồm cả thuế GTGT trên 1 tỷ đồng thì Công ty A thực hiện khai thuế GTGT xây dựng ngoại tỉnh đối với hợp đồng này tại Bắc Ninh. 

2. Công ty A có trụ sở tại Hà Nội mua 20 căn nhà thuộc 1 dự án của Công ty C tại tỉnh Quảng Ninh. Sau đó Công ty A bán lại các căn nhà này và thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng X thì Công ty A phải thực hiện kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo tỷ lệ % doanh thu với cơ quan thuế tại tỉnh Quảng Ninh.

 

II. Cách xác định thuế suất GTGT vãng lai

Thuế suất GTGT vãng lai tạm tính để kê khai được xác định như sau:

- Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT 10% thì nộp 2% trên doanh thu hàng hoá chưa có thuế GTGT;

- Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT 5% thì nộp 1% trên doanh thu hàng hoá chưa có thuế GTGT.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động triển lãm ở nhiều địa phương (mức thuế suất cho hoạt động này là 5%) thì mức thuế suất GTGT vãng lai phải nộp là 1% trên tổng thu nhập chưa có thuế. Còn nếu doanh nghiệp bán hàng hóa chịu thuế suất GTGT 10% thì mức thuế suất GTGT vãng lai phải nộp là 2% trên tổng doanh thu hàng hóa chưa có thuế.

 

II. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh gồm:

Tờ khai thuế giá trị gia tăng (theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);

Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác thực hiện công việc.

Lưu ý:

- Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT vãng lai theo từng lần phát sinh doanh thu. Trường hợp phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế trong một tháng thì có thể đăng ký với Cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế để nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng.

- Khi thực hiện kê khai thuế GTGT trong doanh nghiệp (tức khai thuế tại trụ sở chính) thì doanh nghiệp phải tổng hợp doanh thu phát sinh và số thuế GTGT vãng lai đã nộp.

- Số thuế vãng lai đã nộp (theo chứng từ nộp tiền thuế) được trừ vào số thuế GTGT phải nộp theo tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế tại trụ sở chính.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật