Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Hướng dẫn chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong doanh nghiệp tư nhân

Việc yêu cầu chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan trong những trường hợp theo quy định của pháp luật.

 

I. Trường hợp nào được yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ?

1. Chấm dứt hiệu lực

- Doanh nghiệp không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định;

- Doanh nghiệp tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu;

- Doanh nghiệp không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

- Nhãn hiệu không được doanh nghiệp hoặc người được doanh nghiệp cho phép sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

- Đối với nhãn hiệu tập thể: Doanh nghiệp không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

- Đối với nhãn hiệu chứng nhận: doanh nghiệp vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

 

2. Hủy bỏ hiệu lực

- Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký;

- Doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

Lưu ý:

- Thông thường, hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt/ hủy bỏ toàn bộ. Trong trường hợp một phần của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ thì phần đó sẽ bị chấm dứt/ hủy bỏ hiệu lực;

- Thời hạn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu là trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự thiếu trung thực của người nộp đơn.

- Tất cả các quy định trên đây đồng thời cũng áp dụng đối với việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.

 

II. Quy trình thực hiện như thế nào?

1. Nộp hồ sơ

Để yêu cầu chấm dứt/ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, người yêu cầu có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác gửi hồ sơ yêu cầu chấm dứt/ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đã Nẵng.

 

2. Xử lý hồ sơ

- Trường hợp người yêu cầu là chính chủ văn bằng yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thì thời hạn giải quyết là: 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

- Trường hợp người yêu cầu là bên thứ ba thực hiện yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thì thời hạn giải quyết là: 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn yêu cầu, đồng thời Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo bằng văn bản về ý kiến của người yêu cầu để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến và ấn định 02 tháng để chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có ý kiến.

Sau thời hạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định hoặc thông báo từ chối chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong vòng 03 tháng. Thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 03 tháng nếu chủ văn bằng có ý kiến khác với người yêu cầu.

 

III. Thành phần hồ sơ

1. Tờ khai yêu cầu chấm dứt/ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp;

Trong một đơn có thể yêu cầu chấm dứt/ huỷ bỏ hiệu lực một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng một lý lẽ (với điều kiện doanh nghiệp phải nộp lệ phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ);

2. Chứng cứ (nếu có);

3. Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện;

4. Bản giải trình lý do yêu cầu chấm dứt/ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Trong văn bản bản nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

5. Các tài liệu liên quan theo quy định tương ứng tại các khoản 7, 21 Điều 1 của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;

6. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).           

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi