Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Cách bảo quản phương tiện chữa cháy thông dụng

Mỗi người cần biết cách bảo quản phương tiện chữa cháy thông dụng để gia tăng hiệu quả chữa cháy tại chỗ, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

 

1. Phương tiện chữa cháy thông dụng gồm những gì?

Khi được hỏi về cách bảo quản, sử dụng phương tiện chữa cháy sao cho hiệu quả nhất, phần lớn doanh nghiệp hay các cơ sở sản xuất - kinh doanh đều không trả lời được hoặc trả lời một cách qua loa…Do vậy, khi có sự cố cháy nổ xảy ra công tác chữa cháy ban đầu tại doanh nghiệp rất rối loạn, thiếu nhịp nhàng và không đạt hiệu quả cao.

Việc chữa cháy ban đầu của lực lượng chữa cháy tại chỗ là rất quan trọng, vì khi công tác chữa cháy ban đầu đạt hiệu quả cao thì nó làm giảm thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Để làm được như vậy, hiểu rõ cách bảo quản và sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu rất quan trọng.

Theo Phụ lục II Thông tư 17/2021/TT-BCA, phương tiện chữa cháy thông dụng gồm:

- Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy;

- Vòi chữa cháy, ống hút chữa cháy;

- Lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, ezectơ, thang chữa cháy...;

- Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.

bao quan phuong tien chua chay thong dung
Mỗi người cần có ý thức bảo quản phương tiện chữa cháy thông dụng (Ảnh minh họa)

2. Chi tiết cách bảo quản phương tiện chữa cháy thông dụng

Việc bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện chữa cháy thông dụng được điều chỉnh bởi Phụ lục II Thông tư 17/2021/TT-BCA, cụ thể:

2.1 Hệ thống báo cháy

Xin mời bạn đọc tham khảo bài viết: Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy.

2.2 Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy

Công ty áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2:2000) Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng để bảo dưỡng bình chữa cháy.

2.3 Vòi chữa cháy, ống hút chữa cháy

- Bảo quản trong kho: Vòi chữa cháy, ống hút chữa cháy phải để trên giá nơi khô ráo, không tiếp xúc với tường kho, không xếp thành đống và để các vật nặng lên mà chỉ được để đứng từng cuộn một tránh ánh nắng trực tiếp, không để gần hóa chất ăn mòn, axit, xăng, dầu; định kỳ hàng quý phải đảo vòi, thay đổi nếp gấp.

- Bảo quản, sắp xếp trên xe: Vòi để trên xe chữa cháy theo cuộn phải để đúng khoang chứa phương tiện quy định, ống hút chữa cháy để đúng vị trí.

- Bảo quản, bảo dưỡng trước, trong và sau khi phục vụ huấn luyện, thực tập phương án hoặc đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:

  • Vòi chữa cháy, ống hút không để gấp khúc hoặc có vật nặng đè chặn, không kéo lê vòi và ống hút dưới đất, không rải vòi lên các vật sắc nhọn, vật đang cháy, nơi có hóa chất ăn mòn, axit, xăng, dầu;
  • Giặt sạch, phơi khô vòi chữa cháy trước khi cuộn vòi chữa cháy đưa vào kho hoặc xếp lên khoang chứa phương tiện của xe chữa cháy; không xếp trên xe các cuộn vòi còn ẩm ướt;
  • Không di chuyển xe khi vòi chữa cháy, ống hút đang lắp vào họng phun hoặc họng hút của xe; không tăng, giảm ga đột ngột khi bơm chữa cháy đang hoạt động; không tăng áp suất vượt quá áp suất làm việc vòi chữa cháy.

2.4 Lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, ezectơ, thang chữa cháy

- Bảo quản trong kho: Lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy phải để trên kệ khô ráo; thang chữa cháy để dựa ở vị trí sạch sẽ, khô ráo, dễ lấy; không để các vật nặng đè lên phương tiện hoặc không được chồng quá cao các phương tiện lên nhau, không để gần xăng, dầu, axit hoặc hóa chất ăn mòn.

- Bảo quản, sắp xếp trên xe: Lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy phải để đúng khoang chứa phương tiện quy định; thang chữa cháy để đúng vị trí.

- Bảo quản, bảo dưỡng trước, trong và sau khi phục vụ huấn luyện, thực tập phương án hoặc đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Vệ sinh sạch sẽ lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, thang chữa cháy trước khi đưa vào kho hoặc xếp lên khoang chứa phương tiện quy định.

2.5 Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy

- Bảo quản, bảo dưỡng trong kho: Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy phải để nơi khô ráo, không để gần xăng, dầu, axit hoặc hóa chất ăn mòn. Định kỳ 01 năm 01 lần kiểm tra các van khóa họng lấy nước nếu phát hiện bị kẹt khó mở phải tra dầu mỡ.

- Bảo quản, bảo dưỡng, trụ nước, cột lấy nước chữa cháy đã được lắp đặt: Định kỳ 06 tháng 01 lần kiểm tra các van khóa họng lấy nước nếu phát hiện bị kẹt khó mở phải tra dầu mỡ; Kiểm tra nắp đậy họng tiếp nước của trụ nước và cột nước phải được tháo ra lắp lại dễ dàng, nếu mất thì phải thay; kiểm tra zoăng cao su ở họng tiếp nước của trụ nước và cột lấy nước chữa cháy, nếu lão hóa thì phải thay; lớp sơn bảo vệ bên ngoài trụ nước, cột lấy nước chữa cháy bị bong tróc phải được sơn mới.

Trên đây là nội dung cách bảo quản phương tiện chữa cháy thông dụng. Nếu còn câu hỏi cần giải đáp về lĩnh vực PCCC trong doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được giải đáp, trao đổi chi tiết, cụ thể hơn.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật