Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Chi tiết cách bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy trong doanh nghiệp tư nhân

I. Yêu cầu về thiết kế

1. Yêu cầu của hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;

- Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;

- Có khả năng chống nhiễu tốt;

- Đảm bảo độ tin cậy;

- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;

- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;

- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.

- Trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.

 

2. Yêu cầu của hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong và cấp nước chữa cháy bên ngoài;

- Hệ thống chữa cháy bên trong có thể thiết kế điều khiển tự động và điều khiển bằng tay phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và tính chất sử dụng;

- Các đầu phun được lắp ở hành lang, phòng đệm, buồng thang ở các tầng hoặc tối thiểu phải có ở các phòng như: phòng công cộng, phòng có diện tích lớn, các phòng có nguy hiểm cháy;

- Chất dùng để chữa cháy phải phù hợp với loại đám cháy xảy ra trong nhà cao tầng đó. Loại đám cháy được xác định theo điều 2.l, 2.2 cửa TCVN 5760:1993;

- Khi thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong phải tuân theo TCVN 5760:1993;

- Trường hợp hệ thống chữa cháy bên trong là hệ thống chữa cháy vách tường phải bảo đảm số họng nước chữa cháy được phun đồng thời là 2, lưu lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây.

Chi tiết cách bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy trong doanh nghiệp tư nhân

Bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy (Ảnh minh họa)

 

II. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm 2 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

Việc bảo quản định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo quản toàn bộ hệ thống.

Việc bảo quản hệ thống báo cháy tự động, bán tự động phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001.

 

III. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

Việc bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan).

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi