Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Thủ tục chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT trong công ty TNHH một thành viên

Chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là việc người nộp thuế chuyển từ phương pháp tính thuế giá trị gia tăng này sang phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khác và phải làm thủ tục đăng ký chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. 

 

I. Khi nào được chuyển đổi?

Điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định: “Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục“.

Như vậy, chu kỳ khai thuế của doanh nghiệp được thực hiện ổn định trong thời gian 02 năm. Nếu hết thời gian chu kỳ khai thuế, doanh nghiệp muốn chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT từ phương pháp tính thuế trực tiếp sang phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ (hoặc ngược lại) thì phải làm thủ tục chuyển đổi phương pháp tính thuế.

Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập năm 2017 thì năm 2017 và 2018 phải áp dụng ổn định một phương pháp tính thuế (khấu trừ hoặc trực tiếp), sang năm 2019 mới được phép chuyển đổi.

 

II. Phương pháp chuyển đổi như thế nào?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì để thực hiện chuyển đổi phương pháp tính thuế, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế biết doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế nào bằng Mẫu 06/GTGT.

Tuy nhiên, quy định trên đã bị bãi bỏ bởi Điều 1 và Điều 2 Thông tư số 93/2017/TT-BTC như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

1. Bỏ các khổ 1, 2, 3, 4, 5 sau điểm đ Khoản 3 Điều 12 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) và thay bằng nội dung như sau:

Phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).

2. Bỏ điểm d Khoản 4 Điều 12 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính).

Điều 2. Bỏ Khoản 7 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.”

Điều này có nghĩa, sau khi hết chu kỳ khai thuế và muốn chuyển đổi phương pháp tính thuế, doanh nghiệp không cần phải nộp Mẫu 06/GTGT để thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế nữa, mà chỉ cần thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế bình thường.

 

III. Thành phần hồ sơ chuyển đổi

- Nếu doanh nghiệp muốn áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì nộp Tờ khai thuế GTGT (mẫu 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì nộp Tờ khai thuế GTGT (mẫu 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).

- Nếu doanh nghiệp muốn áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì nộp Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). Đối với các dự án đầu tư tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì nộp Tờ khai thuế GTGT (mẫu 02/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).

Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác thực hiện công việc.

Phương pháp tính thuế GTGT được chuyển đổi sẽ áp dụng xuyên suốt trong chu kỳ khai thuế 02 năm tiếp theo của doanh nghiệp.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật