Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

 

I. CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

2. Theo quyết định của hội đồng thành viên;

3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Xem thêm:

- Điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.

 

II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

1. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. 

Xem thêm:

- Thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh của công ty TNHH hai thành viên trở lên;

 

2. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể chỉ được thông qua nếu được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

- Lý do giải thể;

- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Xem thêm: Quyết định của hội đồng thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;

 

3. Công bố giải thể doanh nghiệp

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp, hồ sơ công bố giải thể doanh nghiệp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp.

Xem thêm:

- Thủ tục công bố giải thể doanh nghiệp đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Phương án giải quyết nợ của công ty TNHH hai thành viên trở lên.

 

4. Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

- Hội đồng thành viên trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp (trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng);

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp để gửi cơ quan đăng ký kinh doanh;

- Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

+ Nợ thuế;

+ Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho các thành viên của công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp.

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán gửi cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Đối với những doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 07 năm 2015 và hiện tại vẫn sử dụng mẫu con dấu do cơ quan công an cấp trước đó thì trước khi làm thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục trả mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Xem thêm:

- Báo cáo về việc thanh lý tài sản của công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán của công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Thủ tục trả con dấu của công ty TNHH hai thành viên trở lên do cơ quan công an cấp.

 

5. Hoàn thành các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi làm thủ tục giải thể tại phòng đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể công ty TNHH hai thành viên trở lên.

 

6. Đề nghị giải thể doanh nghiệp

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Thủ tục đề nghị giải thể doanh nghiệp đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật