Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Những vấn đề cần lưu ý sau khi đăng ký thành lập công ty hợp danh

Sau khi thành lập, công ty hợp danh phải tiến hành các thủ tục pháp lý cơ bản nhằm giúp doanh nghiệp tránh được những chế tài pháp lý không đáng có do không thực hiện đúng quy định pháp luật và quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp đi vào hoạt động một cách hiệu quả lâu dài. 

I. NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP

1. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

2. Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

4. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

5. Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

8. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.

9. Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng

II. MỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI THÀNH LẬP:

STT

CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN

THỜI HẠN

1

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập

2

Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

Ngay khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động

3

Khai nộp thuế môn bài tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp

  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh ngay (ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu doanh nghiệp mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh ngay.
4

Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký khai thuế điện tử, đăng ký nộp thuế điện tử

Không giới hạn thời gian tuy nhiên doanh nghiệp nên mở tài khoản ngân hàng sau ngay sau khi thành lập doanh nghiệp để giao dịch về thuế và các hoạt động khác

5

Treo biển hiệu của doanh nghiệp đúng quy định

Ngay khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động

6

Đặt in hóa đơn giá trị gia tăng để sử dụng (nếu có nhu cầu)

Sau khi doanh nghiệp nhận được công bố con dấu

7

Gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn cho Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn

8

Lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp

Kể từ thời điểm lập văn bản

9

Kê khai thuế hàng tháng

Trước ngày 20 hàng tháng

10

Nộp báo cáo tài chính hàng năm

30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

11

Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp (nếu có thông tin bị sai)

Không giới hạn thời hạn

12

Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (nếu có) đến Phòng đăng ký kinh doanh

Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp quyết định thay đổi

13

Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế

Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng

LƯU Ý

Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13:

1. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

2. Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014 thành lập;

3. Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh Doanh và cơ quan thuế;

4. Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật Doanh nghiệp 2014 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

5. Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi