Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Chi tiết cách chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong công ty hợp danh

Đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng.

 

I. Hình thức chuyển nhượng

Doanh nghiệp có thể chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng dưới 02 hình thức:

1. Chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

Việc chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được thực hiện trước khi Cục Trồng trọt ra thông báo từ chối đơn, thông báo chấp nhận đơn; quyết định cấp Bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, chủ đơn có quyền chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho người khác.

2. Chuyển nhượng bằng bảo hộ giống cây trồng.

Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ

Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.

 

II. Thành phần hồ sơ

1. Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký/ bằng bảo hộ giống cây trồng;

2. Hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng (trường hợp chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ) hoặc Hợp đồng chuyển nhượng bằng bảo hộ giống cây trồng (trường hợp chuyển nhượng bằng bảo hộ);

Hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ), hợp đồng làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;

3. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ bằng bảo hộ giống cây trồng (trường hợp chuyển nhượng bằng bảo hộ);

4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung;

5. Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục nếu nộp đơn thông qua đại diện;

6. Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;

7. Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ.

 

III. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có có thể nộp hồ sơ yêu cầu hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng bằng cách trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới - Cục Trồng trọt có địa chỉ tại số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội, điện thoại: (04) 38435182, fax: (04) 37342844, email: [email protected], website: pvpo.mard.gov.vn.

Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng, tùy vào từng trường hợp mà Cục trồng trọt sẽ có những phương án giải quyết khác nhau:

1. Trường hợp chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

- Xác nhận tính đầy đủ của hồ sơ: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục trồng trọt sẽ tiến hành xác nhận tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Cục Trồng trọt sẽ thông báo rõ các thiếu sót của hồ sơ đề nghị chuyển nhượng, đồng thời ấn định thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo để doanh nghiệp sửa chữa các thiếu sót và có ý kiến phản hồi.

Quá thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không sửa chữa, bổ sung thì Cục Trồng trọt ra thông báo từ chối hồ sơ, có nêu rõ lý do.

- Ký thông báo chấp nhận chuyển nhượng đơn: trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Trồng trọt sẽ ký thông báo về việc chấp nhận chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

- Đồng thời, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo chấp nhận chuyển nhượng đơn, Cục Trồng trọt sẽ công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Trường hợp chuyển nhượng bằng bảo hộ giống cây trồng

- Xác nhận tính đầy đủ của hồ sơ: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt sẽ tiến hành xác nhận tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định của pháp luật;

- Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan bảo hộ giống cây trồng sẽ thẩm định hồ sơ và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng, cấp Bằng bảo hộ cho chủ sở hữu mới và thông báo chấp nhận Đơn đăng ký bảo hộ mang tên chủ đơn mới.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật