Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền tác giả cho doanh nghiệp

Việc yêu cầu đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền tác giả cho doanh nghiệp diễn ra khi giấy chứng nhận bị hỏng, rách nát. Vậy hồ sơ, mức phí được quy định ra sao?

 

1. Các trường hợp được cấp lại, cấp đổi

Theo Khoản 1 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022 và có hiệu lực từ 01/01/2023) và Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, công ty là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp:

- Giấy chứng nhận đó bị mất hoặc hư hỏng, rách nát;

- Thay đổi chủ sở hữu hoặc thay đổi thông tin về tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Quy trình thực hiện thủ tục

Việc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Công ty là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có thể tự nộp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện công việc.

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ:

  • Miền Bắc: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
  • Miền Trung: Số 58 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng;
  • Miền Nam: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2. Xử lý yêu cầu của công ty

Căn cứ nội dung Điều 37 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

- Đối với việc cấp lại Giấy chứng nhận: Cục Bản quyền tác giả phải thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;

- Đối với việc cấp đổi Giấy chứng nhận: Cục Bản quyền tác giả phải thực hiện trong vòng 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 3. Trả kết quả hồ sơ

- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cục Bản quyền tiến hành cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận quyền liên quan cho công ty;

- Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Cục Bản quyền gửi thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về lý do từ chối, căn cứ pháp lý.

cap lai giay chung nhan quyen tac gia cho doanh nghiep
Cấp lại giấy chứng nhận quyền tác giả cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo Điều 36 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan cần những tài liệu sau:

Tờ khai đăng ký quyền tác giả/Tờ khai đăng ký quyền liên quan;

- 02 bản sao tác phẩm/cuộc biểu diễn/bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng;

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả/Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (trong trường hợp cấp đổi);

Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ là người được doanh nghiệp ủy quyền thực hiện công việc);

4. Phí đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền tác giả cho doanh nghiệp

Theo Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC, mức thu phí đăng ký cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận quyền liên quan được quy định như sau:

Stt

Loại hình tác phẩm

Mức thu
(đồng/Giấy chứng nhận)

I

Đăng ký quyền tác giả

1

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và
tác ph
m khác được thể hiện dưới dạng chữ viết
hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000

2

a) Tác phẩm kiến trúc;

b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến
địa hình, công trình khoa học.

300.000

3

a) Tác phẩm tạo hình;

b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000

4

a) Tác phm điện ảnh;

b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000

5

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
hoặc các chương trình chạy trên máy tính

600.000

II

Đăng ký quyền liên quan đến tác giả

1

Cuộc biu diễn được định hình trên:

 

a) Bản ghi âm;

b) Bản ghi hình;

c) Chương trình phát sóng.

200.000

300.000

500.000

2

Bản ghi âm

200.000

3

Bản ghi hình

300.000

4

Chương trình phát sóng

500.000

Trong đó, thu 50% mức phí nêu trên khi cấp lại Giấy chứng nhận. Do vậy công ty chuẩn bị phí thực hiện thủ tục dựa trên loại hình tác phẩm đã nêu rõ tại bảng trên.

Trên đây là nội dung hướng dẫn thủ tục yêu cầu đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền tác giả cho doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi