Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Tổng quát về xây dựng và thực tập phương án PCCC trong CTCP

Việc xây dựng và thực tập phương án PCCC trong CTCP là hoạt động chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra.

 

1. Yêu cầu cơ bản của phương án chữa cháy

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:

- Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;

- Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;

- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;

- Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

2. Trách nhiệm, thời hạn xây dựng và thực tập phương án PCCC trong CTCP

Căn cứ nội dung Khoản 20 Điều 1 Luật PCCC năm 2013 sửa đổi, bổ sung Khoản 1, 2, 3 Điều 31 Luật PCCC năm 2001 về xây dựng và thực tập phương án chữa cháy đối với doanh nghiệp thì:

2.1 Quản lý những cơ sở thuộc thẩm quyền

Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC trong phạm vi của mình phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy.

*Lưu ý: 

Thời hạn thực tập phương án chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 149/2020/TT-BCA, cụ thể:

- Phải được tổ chức thực tập ít nhất 01 lần/năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn PCCC đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương.

- Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm đưa tất cả các tình huống trong phương án lần lượt thực tập.

2.2 Quản lý những cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao

Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ sở phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC tiến hành thực tập phương án chữa cháy đối với cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao. Cụ thể hơn, tại Điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điều 31 Luật PCCC 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013):

- Tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ PCCC: Trưởng Công an cấp huyện;

- Tổ chức xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát PCCC, của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương: Cơ quan Cảnh sát PCCC.

*Lưu ý:

Thời hạn thực tập phương án chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 149/2020/TT-BCA như sau:

- Được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy.

- Trước khi tổ chức thực tập phương án, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động tham gia thực tập phương án trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc.

xay dung va thuc tap phuong an pccc trong ctcp
Xây dựng và thực tập phương án PCCC trong CTCP (Ảnh minh họa)

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy

Thẩm quyền phê duyệt được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 149/2020/TT-BCA như sau:

- Đối với phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

- Đối với phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý: Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt;

- Đối với phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều lực lượng Công an trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý: Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;

- Đối với phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý: Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt;

- Đối với phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý: Trưởng phòng Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt;

- Đối với phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý: Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt;

- Đối với phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý: Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phê duyệt;

- Phương án chữa cháy của cơ sở đối với phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý: Chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC phê duyệt.

4. Trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy

Căn cứ Khoản 10 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:

- Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết, tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình;

- Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ quan Công an theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt;

- Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ;

- Người có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở phải gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực tập phương án chữa cháy.

Trên đây là những nội dung căn bản về xây dựng và thực tập phương án PCCC trong CTCP. Nếu còn thắc mắc, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được tư vấn và giải đáp chi tiết, kịp thời.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi