Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Điều kiện tổ chức và hoạt động lực lượng PCCC trong CTCP

Lực lượng PCCC cơ sở là 1 trong 4 lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC toàn dân. Vậy điều kiện tổ chức và hoạt động lực lượng PCCC trong CTCP là gì?

 

1. Doanh nghiệp có phải lập đội PCCC cơ sở không?

Theo nội dung Khoản 1 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập đội PCCC cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu doanh nghiệp trực tiếp quản lý cơ sở phải thành lập và duy trì đội PCCC chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

Như vậy, công ty sau khi thành lập bắt buộc phải chuẩn bị và tiến hành lập đội PCCC cơ sở (nhất là những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đặc thù có yêu cầu về địa điểm khi xin cấp giấy phép con). Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở phải được lập thành văn bản và gửi tới cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn đó.

to chuc va hoat dong luc luong pccc trong ctcp
Tổ chức và hoạt động lực lượng PCCC trong CTCP (Ảnh minh họa)

2. Điều kiện tổ chức và hoạt động lực lượng PCCC trong CTCP

2.1 Về tổ chức và biên chế đội PCCC cơ sở

Theo Khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đội PCCC cơ sở được tổ chức và biên chế tùy theo số người thường xuyên làm việc tại nơi đó, cụ thể:

Số người thường xuyên làm việc tại cơ sở

Số lượng thành viên đội PCCC

Số Đội trưởng

Số Đội phó

Lưu ý

Dưới 10 người

Tất cả người thường xuyên làm việc

Không buộc phải có

Không buộc phải có

Người lãnh đạo cơ sở sẽ chỉ huy, chỉ đạo

Từ 10 - 50 người

Tối thiểu 10 người

01

Không buộc phải có

 

Từ 51 - 100 người

Tối thiểu là 15 người

01

01

 

Trên 100 người

Tối thiểu là 25 người

01

02

 

2.2. Về hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở

Người đứng đầu cơ sở có thẩm quyền điều động Đội PCCC cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình để tham gia vào các hoạt động PCCC.

Nhiệm vụ của lực lượng PCCC cơ sở trong công tác PCCC được quy định tại Điều 45 của Luật PCCC 2001, cụ thể:

- Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC.

- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.

- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

Ngoài công tác PCCC, lực lượng PCCC cơ sở cũng có nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi quản lý (Điều 23 Nghị định 83/2017/NĐ-CP). Việc cứu nạn, cứu hộ của lực lượng này được quy định tại Điều 27 của Nghị định 83/2017, cụ thể như sau:

- Giúp người đứng đầu cơ sở thực hiện quản lý về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;

- Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;

- Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra thuộc phạm vi quản lý và khi được huy động;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;

- Bồi dưỡng, huấn luyện, đề xuất chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;

- Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ.

3. Xử phạt vi phạm hành chính trong tổ chức, quản lý lực lượng PCCC

Qua những phân tích trên có thể thấy: việc thành lập và hoạt động lực lượng PCCC cơ sở là việc bắt buộc và phải tuân thủ đúng các yêu cầu đề ra. Do vậy, khi các doanh nghiệp vi phạm quy định về thành lập, tổ chức, quản lý lực lượng PCCC cơ sở thì sẽ bị xử lý theo Điều 47 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể các mức phạt được trình bày theo bảng sau:

Mức phạt (đồng)

Hành vi

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng

Không bảo đảm số lượng người trực về PCCC

Không sử dụng thành thạo phương tiện PCCC được trang bị tại cơ sở.

Từ 300.000 đến 500.000 đồng

không tổ chức trực tại cơ sở hoặc tại các vị trí yêu cầu có người thường trực

Từ 1 – 3 triệu đồng

Thành lập đội PCCC cơ sở hoặc chuyên ngành không bảo đảm số người

Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở hoặc chuyên ngành

Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện PCCC cho đội PCCC cơ sở hoặc chuyên ngành

Không cử người tham gia đội PCCC cơ sở

Từ 3 – 5 triệu đồng

Không tham gia hoạt động PCCC khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

Từ 5 – 10 triệu đồng

Không thành lập đội PCCC cơ sở

Từ 10 – 15 triệu đồng

Không thành lập đội PCCC chuyên ngành

Trên đây là nội dung bài viết về điều kiện tổ chức và hoạt động lực lượng PCCC trong CTCP. Nếu còn thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để trao đổi thêm thông tin và tìm ra câu trả lời cụ thể, chi tiết cho mình.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật