Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Thủ tục chuyển nhượng thiết kế bố trí của công ty cổ phần

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng thiết kế bố trí của công ty cổ phần được pháp luật quy định ra sao? Doanh nghiệp phải nộp những loại phí, lệ phí nào?

 

1. Những điều cần biết về chuyển nhượng thiết kế bố trí

- Chuyền nhượng quyền sở hữu thiết kế bố trí là việc doanh nghiệp chuyển các quyền sở hữu, quyền sử dụng thiết kế bố trí của mình cho tổ chức hoặc cá nhân khác, bao gồm:

  • Chuyển nhượng quyền sở hữu thiết kế bố trí (công ty cổ phần chuyển giao quyền sở hữu đối với thiết kế bố trí của mình cho tổ chức hoặc cá nhân khác);
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế bố trí (công ty cổ phần cho phép tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng lên thiết kế bố trí của mình).

- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối với thiết kế bố trí này phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

2. Quy trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng thiết kế bố trí của công ty cổ phần

Bước 1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ

- Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và lựa chọn nộp tại một trong ba địa điểm tiếp nhận sau:

  • Miền Bắc: số 386 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội;
  • Miền Trung: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng;
  • Miền Nam: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

- Hình thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính tới một trong ba địa điểm tiếp nhận đơn nêu trên;
  • Nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng dịch vụ công trực tuyến – Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Bước 2. Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 3. Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo

Sau khi xem xét hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi văn bản thông báo cho doanh nghiệp, cụ thể:

Nội dung

Thủ tục
chuyển nhượng quyền sở hữu

Thủ tục
chuyển nhượng quyền sử dụng

Hồ sơ hợp lệ

- Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN

- Công bố thông tin trên Công báo SHCN

- Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN,

- Cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí và công bố trên Công báo SHCN

Hồ sơ chưa hợp lệ

Ra Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí

Ra Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí

Việc cần làm khác

Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc VBBH nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho Người nộp đơn.

Trả GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho Người nộp đơn.

thu tuc chuyen nhuong thiet ke bo tri cua cong ty co phan
Thủ tục chuyển nhượng thiết kế bố trí của công ty cổ phần gồm mấy bước? (Ảnh minh họa)

3. Thành phần hồ sơ

3.1 Chuyển nhượng quyền sở hữu

Doanh nghiệp chuẩn bị 02 bộ hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền sở hữu đối với thiết kế bố trí gồm:

3.2 Chuyển nhượng quyền sử dụng

Doanh nghiệp chuẩn bị 02 bộ hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đối với thiết kế bố trí gồm:

4. Hướng dẫn nộp phí, lệ phí

4.1 Mức phí, lệ phí phải nộp

Theo Biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, khi thực hiện các thủ tục chuyển nhượng đối với thiết kế bố trí, công ty phải nộp:

  • Phí thẩm định hồ sơ: 230.000 đồng/văn bằng;
  • Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền (sở hữu/sử dụng): 120.000 đồng/đơn;
  • Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền (sở hữu/sử dụng): 120.000 đồng/văn bằng;

(Đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí, doanh nghiệp cần nộp thêm Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối với thiết kế bố trí: 120.000 đồng/đơn)

4.2 Cách thức nộp phí, lệ phí

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn nộp các khoản phí, lệ phí đối với các thủ tục liên quan đến đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), theo nội dung Thông báo số 5241/TB-SHTT do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành ngày 27/03/2020, ngoài việc nộp trực tiếp tại Bộ phận thu phí của các địa chỉ tiếp nhận đơn nêu trên, doanh nghiệp còn có thể chuyển phí, lệ phí qua các tài khoản Kho bạc nhà nước như sau:

- Tài khoản kho bạc của Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội:

  • Tên tài khoản: Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ
  • Số tài khoản: 3511.0.1054889.00000
  • Tại: Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân

- Tài khoản kho bạc của Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung:

  • Tên tài khoản: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng
  • Số tài khoản: 3511.0.1093215.00000
  • Tại: Kho bạc Nhà nước Thành phố Đà Nẵng

- Tài khoản kho bạc của Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Nam:

  • Tên tài khoản: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số tài khoản: 3511.0.1093216.00000
  • Tại: Kho bạc Nhà nước Quận 3

5. Lưu ý trong quá trình soạn hồ sơ thực hiện thủ tục

- Theo Điểm b Khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi Điểm b Khoản 47.2 Điều 47 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, nếu hợp đồng chuyển nhượng được soạn thảo bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

- Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu thiết kế bố trí, người yêu cầu là chủ sở hữu thiết kế bố trí chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ (Khoản 1 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005);

- Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí, bên được chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ khi  được bên chuyển quyền cho phép (Khoản 3 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

 

Trên đây là nội dung thủ tục chuyển nhượng thiết kế bố trí của công ty cổ phần. Trên thực tế làm thủ tục có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề, nếu có nhu cầu thuê dịch vụ thực hiện thủ tục này quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được hỗ trợ.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi