Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Thủ tục cấp lại văn bằng thiết kế bố trí công ty cổ phần cần biết

Thủ tục cấp lại văn bằng thiết kế bố trí công ty cổ phần được quy định thế nào? Trình tự, hồ sơ thực hiện? Mức phí doanh nghiệp cần nộp để được cấp lại văn bằng?

 

1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? Vì sao cần bảo hộ thiết kế bố trí?

- Theo Khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.

Từ đây, có thể hiểu, mạch tích hợp bán dẫn (hay còn gọi là mạch tích hợp) chính là một mạch điện, trong đó, các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch vi điện tử, chip, IC đồng nghĩa với mạch tích hợp. 

Đồng thời, thiết kế là cách ta tạo dựng một đối tượng nào đó bằng việc sử dụng các chất liệu với số lượng, kích cỡ, quy chuẩn cụ thể và sắp xếp, phân bổ… các chất liệu đó. Cụ thể hơn, theo Khoản 15 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thiết kế bố trí đối với mạch tích hợp bán dẫn (gọi tắt là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là thành quả của sự phát triển khoa học công nghệ toàn cầu khi chỉ là những vi mạch nhưng có thể thực hiện được các chức năng điện tử ngày càng phức tạp và có khả năng giải phóng sức lao động của con người. Đồng thời dưới góc độ kinh tế, những thiết kế bố trí mạch tích hợp gọn nhẹ, phù hợp với sự phức tạp nhưng tiện lợi tối ưu khi có được sử dụng sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế lớn cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Vì tính trí tuệ và hiệu quả kinh tế, tính hữu dụng nên thiết kế mạch tính hợp là đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ.

2. Trường hợp nào được cấp lại văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí?

Căn cứ Điểm 18.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 17 Điều 1 Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN), công ty cổ phần là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại văn bằng khi:

- Mất văn bằng;

- Văn bằng bị rách, hỏng, bẩn hoặc phai mờ đến mức không sử dụng được.

3. Quy trình cấp lại văn bằng bảo hộ

Bước 1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ

Hồ sơ cấp lại văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí có thể nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp. Có 3 địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, công ty cổ phần có quyền lựa chọn nơi nộp phù hợp, cụ thể:

- Trụ sở chính Cục Sở hữu trí tuệ: số 386 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội;

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng;

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Bước 2. Xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu của công ty cổ phần:

- Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp lại văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí hợp lệ, Cục ra Quyết định cấp lại văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào mục đăng bạ của văn bằng bảo hộ;

Nội dung bản cấp lại của văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí phải có đầy đủ các thông tin của văn bằng bảo hộ cấp lần đầu và kèm theo chỉ dẫn “Bản cấp lại”;

- Trường hợp hồ sơ do doanh nghiệp nộp chưa đáp ứng được yêu cầu, Cục ra thông báo tới doanh nghiệp. Trong thời hạn tối đa 02 tháng (được Cục ấn định trong thông báo), doanh nghiệp phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc gửi công văn phản hồi ý kiến. Khi kết thúc thời hạn nêu trên, doanh nghiệp không sửa, hoặc sửa đổi, bổ sung không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối hoặc đưa ra ý kiến phản đối không xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành quyết định từ chối cấp lại văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí và nêu rõ lý do.

thu tuc cap lai van bang thiet ke bo tri cong ty co phanThủ tục cấp lại văn bằng thiết kế bố trí công ty cổ phần được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)
 

4. Hồ sơ đề nghị cấp lại văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí công ty cổ phần

Để xin cấp lại văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Tờ khai cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ bị hỏng (trong trường hợp văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí bị rách, hỏng, bẩn, phai mờ nặng không đọc được);
  • 02 mẫu nhãn hiệu, 02 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trùng với VBBH gốc;
  • Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục trong trường hợp yêu cầu được nộp thông qua ủy quyền;
  • Trong trường hợp công ty nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ, cần nộp kèm Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

4. Phí và lệ phí cấp lại văn bằng bảo hộ

4.1 Mức phí

Theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, khi đề nghị cấp lại Văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí phải nộp những khoản phí sau:

– Phí cấp lại Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/Giấy chứng nhận;

– Phí đăng bạ Quyết định cấp lại Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;

– Phí công bố Quyết định cấp lại Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

4.2 Cách thức nộp phí

Theo thông báo hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, các khoản phí nêu trên sẽ nộp trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ với thông tin như sau:

  • Tên người nhận: Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ
  • Số tài khoản người nhận: 3511 0 1054889 00000
  • Tại: Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội
  • Nội dung chuyển tiền (ghi đúng và đầy đủ các nội dung sau): Nhờ chuyển tiếp KBNN Thanh Xuân + Nội dung nộp tiền + Số đơn SHCN/Mã số đơn trực tuyến. 

Khi lựa chọn nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính, công ty bổ sung chứng từ nộp phí, lệ phí kẹp vào hồ sơ cấp lại văn bằng bảo hộ.

Trên đây là nội dung thủ tục cấp lại văn bằng thiết kế bố trí công ty cổ phần cần biết. Nếu gặp khó khăn, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với LuatVietnam để được tư vấn, hỗ trợ.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi