Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Thành lập công đoàn trong công ty cổ phần theo luật mới nhất

Để bảo vệ quyền lợi, người lao động có thể thành lập công đoàn trong công ty cổ phần. Việc lập công đoàn có bắt buộc không? Trình tự ra sao? Cần chuẩn bị giấy tờ gì?

                                                      

1. Công đoàn là gì? Công đoàn có nhiệm vụ gì?

Theo quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012, công đoàn là tổ chức được tập thể người lao động lập ra nhằm đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động; đồng thời là cầu nối vận động, tuyên truyền người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và chấp hành pháp luật.

Ví dụ: Đại diện tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể; Tư vấn pháp luật cho người lao động. Khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm thì công đoàn có quyền kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết...

2. Có bắt buộc thành lập công đoàn trong công ty cổ phần không?

Theo Điều 5 và Điều 6 Luật Công đoàn 2012, công đoàn doanh nghiệp được thành lập dựa trên ý chí tự nguyện của người lao động. Nghĩa là, khi người lao động có nhu cầu thì công ty phải tạo điều kiện để thành lập công đoàn cho họ. Ngược lại, khi người lao động thấy không cần thiết thì công ty không cần lập công đoàn cơ sở.

3. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Để thành lập công đoàn tại doanh nghiệp, cần đáp ứng được 2 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp nơi tổ chức công đoàn ra đời (đơn vị sử dụng lao động) phải được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản khác liên quan;

- Công đoàn phải có ít nhất 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên; đồng thời các thành viên phải có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

4. Thời hạn thành lập công đoàn cơ sở

Kể từ ngày doanh nghiệp được cấp phép và đi vào hoạt động, chậm nhất sau 06 tháng công đoàn địa phương phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn. Sau khoảng thời gian nêu trên mà  chưa thành lập được thì công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của công ty để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của (tâp thể) người lao động.

thanh lap cong doan trong cong ty co phan
Thành lập công đoàn trong công ty cổ phần (Ảnh minh họa)

5. Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Theo Điều 14 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 được hướng dẫn bởi Điểm 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020, công ty cổ phần cần thực hiện các bước sau để thành lập công đoàn cơ sở:

Bước 1. Lập Ban vận động công đoàn cơ sở

Ban vận động được người lao động nhất trí thành lập nhằm tuyên truyền, vận động và tiếp nhận đơn xin tham gia công đoàn của người lao động. Đồng thời, Ban cũng sẽ liên kết với công đoàn các cấp để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 2. Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở

Xét thấy đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, Ban vận động thực hiện tổ chức đại hội thành lập. Đại hội sẽ có những thành phần tham gia sau:

  • Ban vận động;
  • NLĐ của công ty có đơn xin gia nhập công đoàn;
  • Đại diện công đoàn cấp trên, doanh nghiệp và các thành phần khác có liên quan.

Tại Đại hội, công đoàn cơ sở sẽ được bầu ra thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi có công đoàn, ban vận động sẽ bàn giao hồ sơ cho ban chấp hành công đoàn mới được bầu.

Xem thêm: Mẫu phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn.

Bước 3. Soạn hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn mới phải họp để bầu ban thường vụ cùng các chức danh khác tại công đoàn.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đại hội, ban chấp hành công đoàn mới cần hồ sơ phải đề nghị công đoàn cấp trên xem xét công nhận thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 4. Ra Quyết định công nhận việc thành lập công đoàn cơ sở

Sau khi nhận được hồ sơ, công đoàn cấp trên có 15 ngày làm việc để thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

  • Nếu việc thành lập công đoàn cơ sở đúng quy định, công đoàn cấp trên ra quyết định công nhận;
  • Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, công đoàn cấp trên gửi văn bản thông báo và hướng dẫn công đoàn cơ sở sửa và thực hiện lại.

Bước 5. Công đoàn cơ sở đi vào hoạt động

Công đoàn cơ sở khắc dấu và tổ chức hoạt động theo đúng quy định pháp luật.

6. Hồ sơ thành lập công đoàn

Ban chấp hành công đoàn cơ sở cần soạn 01 bộ hồ sợ đề nghị chấp nhận thành lập và gửi cho công đoàn cấp trên xem xét, thẩm định. Hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong công ty cổ phần và kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra và các chức danh của ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn.

- Danh sách đoàn viên và đơn xin gia nhập công đoàn Việt Nam của người lao động.

- Danh sách trích ngang lý lịch ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.

- Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở trong công ty cổ phần.

- Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành công đoàn trong công ty cổ phần và biên bản bầu cử tại hội nghị ban chấp hành (nếu có).

7. Xử phạt vi phạm quyền thành lập công đoàn

Việc tổ chức công đoàn cơ sở là phụ thuộc vào ý chí của người lao động, do vậy công ty không có công đoàn thì không được coi là trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây thì sẽ bị xử phạt lên đến 05 triệu đồng, cụ thể:

  • Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn;
  • Cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động.

Đồng thời cũng theo quy định tại Khoản 1 Nghị định 12, nếu doanh nghiệp lợi dụng tổ chức công đoàn cơ sở để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì phải chịu mức phạt hành chính lên tới 40 triệu đồng.

Trên đây là nội dung hướng dẫn thành lập công đoàn trong công ty cổ phần. Nếu còn thắc mắc hoặc cần thuê dịch vụ để thực hiện thủ tục này, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật