Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Thủ tục giải thể công ty cổ phần: Quy trình, hồ sơ và lưu ý

Giải thể công ty cổ phần là một trong những cách thức để rút khỏi thị trường kinh doanh. Vậy điều kiện, trình tự, hồ sơ là gì? Công ty cần phải làm gì?

 

1. Giải thể là gì?

Giải thể công ty được hiểu là chấm dứt sự tồn tại do ý chí của chính công ty đó hoặc do yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Nói đơn giản hơn, giải thể chính là chấm dứt toàn bộ tư cách pháp nhân, các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Sau khi hoàn tất việc giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tiến hành giải thể trong trường hợp nào?  

Công ty cổ phần có thể giải thể do ý chí của chính doanh nghiệp hoặc do không đáp ứng được các yêu cầu pháp lý sau, cụ thể tại Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không quyết định gia hạn;

- Giải thể theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Điều kiện để giải thể công ty cổ phần

Theo Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cố phần được phép giải thể nếu:

- Đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác;

- Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Trong trường hợp không đáp ứng được 02 điều kiện này, công ty cổ phần không được phép làm thủ tục giải thể. 

giai the cong ty co phan
Không được giải thể công ty cổ phần khi chưa trả hết nợ (Ảnh minh họa)

4. Quy trình, hồ sơ giải thể công ty

Theo Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty cổ phần giải thể và chuẩn bị hồ sơ theo trình tự sau:

Các bước

Nội dung

Hồ sơ

Bước 1

Thông qua Quyết định giải thể doanh nghiệp

- Tổ chức: Đại hội đồng cổ đông

- Nội dung: Quyết định giải thể; Lý do giải thể; Phương án xử lý nợ; Thanh lý hợp đồng và trả nợ cho người lao động và các chủ nợ.

- Người ký: Chủ tịch Hội đồng quản trị

 

Bước 2

Làm thủ tục chấm dứt hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

(Công ty không có các đơn vị phụ thuộc có thể bỏ qua bước này)

 Xem thêm: Quy trình, thủ tục giải thể chi nhánh của công ty cổ phần

Bước 3

Doanh nghiệp nộp hồ sơ Thông báo về việc công bố giải thể doanh nghiệp

- Cơ quan giải quyết: Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở;

- Thời gian giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

- Kết quả:

  • Phòng ĐKKD đăng tải hồ sơ và thông báo tình trạng doanh nghiệp “đang làm thủ tục giải thể” trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “đang làm thủ tục giải thể” và gửi thông tin cho Cơ quan thuế.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng ĐKKD chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng “đã giải thể” nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng ĐKKD sẽ gửi thông báo sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho công ty để sửa. Thời gian, quy trình sẽ được tính lại như nộp mới hồ sơ.

Xem thêm: Công bố giải thể đối với công ty cổ phần cần giấy tờ gì?

Bước 4

Doanh nghiệp nộp hồ sơ Đăng ký giải thể doanh nghiệp

- Cơ quan giải quyết: Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư và Chi cục Thuế nơi công ty đặt trụ sở

- Quy trình:

  • Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng ĐKKD, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng ĐKKD.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng ĐKKD chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng” đã giải thể” nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

 

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng ĐKKD sẽ gửi thông báo sửa đổi, bổ sung bằng văn bản đến công ty.

(i) Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đối với công ty cổ phần;

(ii) Báo cáo thanh lý tài sản trong công ty cổ phần;

(iii) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

(iv) Giấy ủy quyền và bản sao Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân còn hiệu lực đối với người được ủy quyền thực hiện hồ sơ.

 

Bước 5

Trả dấu cho Công an (chỉ áp dụng cho công ty thành lập trước ngày 01/7/2015)

- Cơ quan giải quyết: Cơ quan công an cấp mẫu dấu thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ

(i) Công văn hoàn trả dấu;

(ii) Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (bản gốc);

(iii) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép hoạt động;

 (iv) Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền giải quyết hồ sơ.

5. Lưu ý khi giải thể công ty cổ phần

Căn cứ quy định tại Điều 58 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, công ty sẽ bị xử phạt lên đến 30 triệu đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Không tiến hành giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động theo quy định của Điều lệ công ty mà không gia hạn;
  • Không giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Không chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của công ty cổ phần trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.

Đồng thời, ngoài việc nộp phạt, công ty còn phải tiến hành làm thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động của các đơn vị phụ thuộc (nếu có) và giải thể theo đúng quy trình.

Có thể thấy, công ty chỉ bị xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về giải thể. Tuy nhiên, khi có quyết định giải thể mà người quản lý công ty thực hiện một trong các hoạt động sau đây thì có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

  • Cất giấu, tẩu tán tài sản;
  • Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
  • Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
  • Ký kết hợp đồng mới (trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp);
  • Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
  • Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
  • Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Trên đây là những nội dung cần biết về thủ tục giải thể công ty cổ phần. Đây là thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian xử lý, do vậy nếu có nhu cầu thuê dịch vụ để ủy quyền thực hiện công việc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam để được trao đổi, tư vấn thêm trong thời gian sớm nhất.
Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi