Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong công ty cổ phần

Pháp luật cho phép thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong công ty cổ phần. Vậy điều kiện, hình thức chuyển giao được quy định thế nào?

 

1. Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong công ty cổ phần là gì?

Theo Khoản 1 Điều 192 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác được thực hiện hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.

Chủ thể chuyển giao quyền sử dụng quyền đối với giống cây trồng là chủ bằng bảo hộ giống cây trồng (bên chuyển giao); các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và điều kiện sử dụng (bên nhận chuyển giao). Nếu quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu (Khoản 2 Điều 192 Luật Sở hữu trí tuệ).

2. Điều kiện để được chuyển giao

2.1 Điều kiện chung

Căn cứ Khoản 3 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Quyền sử dụng đư­ợc chuyển giao không phải là quyền độc quyền;

- Quyền sử dụng đư­ợc chuyển giao chỉ đ­ược giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong n­ước;

- Ng­ười đư­ợc chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nh­ượng quyền đó cho người khác;

- Ngư­ời đư­ợc chuyển giao quyền phải đền bù thỏa đáng cho người được sử dụng độc quyền đối với giống cây trồng tùy vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể và phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

2.2 Trường hợp đặc biệt

Theo Khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Khoản 1 Điều 29 Nghị định 88/2010/NĐ-CP, quyền sử dụng giống cây trồng đư­ợc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc ngư­ời đ­ược chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng):

- Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng; phi thư­ơng mại; phục vụ nhu cầu quốc phòng - an ninh; đảm bảo an ninh lương thực; khắc phục các trường hợp chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

- Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với ng­ười nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện th­ương mại thỏa đáng;

- Ng­ười nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

chuyen giao quyen su dung giong cay trong trong cong ty co phan
Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong công ty cổ phần (Ảnh minh họa)

3. Việc chuyển giao được thực hiện thế nào?

3.1 Hình thức

Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng giữa các bên bắt buộc phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (Khoản 3 Điều 192 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

>>>Tham khảo thêm: Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong công ty cổ phần.

3.2 Nội dung cần có

Theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định 88/2010/NĐ-CP, trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng cần có các nội dung sau:

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

- Căn cứ của việc chuyển giao quyền sử dụng;

- Phạm vi chuyển giao (trong đó bao gồm giới hạn quyền sử dụng và lãnh thổ);

- Thời hạn hợp đồng;

- Giá chuyển giao quyền sử dụng;

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

*Lưu ý: Trong hợp đồng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng, không được phép có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền, đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó (Khoản 4 Điều 192 Luât Sở hữu trí tuệ 2005).

3.3 Nguyên tắc

Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, trung thực và không vi phạm điều cấm của pháp luật (Điều 3 Bộ Luật dân sự 2015).

Trên đây là nội dung về chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trong công ty cổ phần. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu thuê dịch vụ để thực hiện công việc này, quý khách hàng vui lòng liên hệ LuatVietnam để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi